Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình...

Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình...

Thứ 2, 25/02/2019 | 08:47
0
Với cuộc gặp Hoa Kỳ - Triều Tiên lần này, Việt Nam sẽ kê cho cả 2 bên những chiếc ghế 4 chân vững chắc, và sẽ bắn những loạt đại bác hòa bình để chào mừng dành cho hai nguyên thủ, trước khi bất cứ một hiệp ước hòa bình nào được ký. Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình!

Trước cửa trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ), có một chiếc ghế gãy. Chiếc ghế còn được biết đến với cái tên “Broken Chair”, là tác phẩm điêu khắc bằng gỗ của nghệ nhân người Thụy Sĩ - Daniel Berset. Được làm từ 5,5 tấn gỗ, cao tới 24m, Broken Chair được giới thiệu là “biểu tượng của mong manh và sức mạnh, chênh vênh và ổn định, tàn bạo và cao quý”. Chiếc ghế được dựng lên tháng 12 năm 1997 để phản đối việc sử dụng mìn sát thương cá nhân và bom bi trong phong trào đòi ký Công ước cấm mìn sát thương diễn ra tại Ottawa, Canada. Sau này, khi công ước đã được ký, người ta vẫn duy trì chiếc ghế như là một biểu tượng của hòa bình.

Đa chiều - Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình...

“Broken Chair” - Chiếc ghế gãy chân

Ngay cạnh Broken Chair, là một khẩu đại bác khác bị buộc nòng. Khẩu đại bác có thông điệp rất rõ ràng, có lẽ không cần diễn giải bằng lời, rằng hãy chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới.

Đa chiều - Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình... (Hình 2).

Khẩu đại bác khác bị buộc nòng

Đây là những biểu tượng hòa bình của thế giới.

Còn ở Hà Nội, thành phố mà tròn 20 năm trước đã được UNESCO trao tặng danh hiệu "thành phố vì hòa bình" thì sao? Chúng ta có biểu tượng nào không?.

Câu trả lời là có.

Ở vườn hoa Hàng Đậu, có một tượng đài nặng 300 tấn, cao 9,7m với hình tượng người chiến sĩ quyết tử ôm bom ba càng và thiếu nữ Hà Nội với một thanh kiếm trên tay. Tượng đài này có tên là “Quyết tử để tổ quốc quyết sinh”.

Thực ra, cho dù biểu tượng là nòng súng bị buộc, hay là người chiến sĩ ôm bom ba càng, chúng đều là những biểu tượng của hòa bình. Ở Geneva, người ta có thể buộc nòng súng của một chiếc đại bác để gửi gắm thông điệp hòa bình. Thì ở Hà Nội, người Việt muốn nói rằng, chúng tôi nổ súng vì nền độc lập cho dân tộc chúng tôi, vì chúng tôi nổ súng cho hòa bình. Những đất nước, trải qua chiến tranh liên miên như Việt Nam có lẽ là đất nước hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình, có lẽ, là những người có quyền nói về hòa bình nhiều nhất. Vì một lý do đơn giản, nó được đánh đổi bằng xương máu thật và nỗi đau thì vẫn còn dai dẳng đến tận ngày hôm nay.

Nhưng Việt Nam không chỉ chiến đấu vì nền hòa bình của riêng mình. Việt Nam đã từng chiến đấu vì nền hòa bình của một đất nước khác, phía Tây Nam, là Campuchia.

Bây giờ, nếu bạn tới Killing Field - cánh đồng chết ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh, bỏ 10 USD để mua vé vào thăm “cánh đồng chết chóc” này, bạn sẽ thấy người Campuchia nói về quân đội Việt Nam như những người ân nhân, những người đã đem lại hòa bình cho đất nước Chùa Tháp này. Ngay cả trong các thiết bị trợ giúp radio hay những tờ rơi bằng tiếng Việt được phát cho khách du lịch, những người lính Việt Nam vẫn luôn được gọi bằng cái tên thân mật, “quân tình nguyện Việt Nam”.

Đa chiều - Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình... (Hình 3).

Tác giả đứng trước bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng

Nếu chừng đó là chưa đủ, hãy tới bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, nằm ngay giữa thủ đô Phnom Penh, nơi từng là nhà tù giam giữ và xử tử hàng chục nghìn tù nhân. Bạn sẽ được nghe Bou Meng, người đàn ông mang số hiệu 331, kể về những ngày tháng bị giam cầm tại Tuol Sleng. Ông là một trong số 7 nhân chứng sống may mắn thoát chết khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7-1-1979. “Nếu không có bộ đội Việt Nam, tôi có thể đã bị giết” - Bou Meng đến giờ và mãi về sau, vẫn nói với những vị khách lữ hành ngoại quốc như thế.

Đa chiều - Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình... (Hình 4).

Ông Bou Meng, cựu tù nhân, nhân chứng sống của nhà tù Tuol Sleng

Không chỉ trong quá khứ, mà hiện tại Việt Nam cũng đang tham gia vào quá trình gìn giữ hòa bình thế giới. Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu đã gửi các quân nhân là những sĩ quan liên lạc, bác sĩ quân y sang Nam Sudan, một đất nước vẫn còn chìm đắm trong nội chiến kể từ khi thành lập năm 2011. Và cho đến nay, hàng chục, hàng trăm quân nhân thuộc diện “trăm người chọn một” đã được gửi sang đất nước châu Phi này.

Chỉ vài ngày nữa, giữa tuần này, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra ở Hà Nội. Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc gặp quan trọng này. Ở Hội nghị lần này, chúng ta không chỉ thể hiện vai trò như là một đất nước mong muốn hòa bình cho cả hai bên, không chỉ thể hiện Việt Nam đang có mối quan hệ tốt và sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Mà đây còn là cơ hội để Việt Nam giới thiệu với thế giới rằng, Việt Nam là một đất nước yên bình, một nơi mà các nguyên thủ hàng đầu có thể dạo phố để thưởng thức những món ăn, đồ uống bình dân.

Hơn nữa, Việt Nam còn có thể cho Triều Tiên thấy một mô hình kinh tế đổi mới có hiệu quả, và thể hiện cho thế giới thấy khả năng tổ chức các cuộc gặp cấp cao, những hội nghị hàng đầu.

Nhìn lại lịch sử, hội nghị Paris bàn về vấn đề Việt Nam cũng đã phải trải qua gần 5 năm đàm phán, với 201 phiên họp được tổ chức công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao với 500 cuộc họp báo. Vì vậy, với cuộc gặp lần này, không ai dám chắc sẽ có một tuyên bố chung nào giữa các bên hay không. Nhưng chắc chắn, Việt Nam sẽ kê cho cả 2 bên những chiếc ghế 4 chân vững chắc, và sẽ bắn những tràng đại bác chào mừng dành cho hai nguyên thủ, trước khi bất cứ một hiệp ước nào được ký.
Bởi một lẽ đơn giản: Việt Nam là đất nước vì hòa bình!

Nguyễn Vương



Clip: Rà soát bom mìn quanh khách sạn Tổng thống Mỹ Donald Trump ở tại Hà Nội

Chủ nhật, 24/02/2019 | 10:11
Sáng 24/2, khách sạn Marriott, nơi phái đoàn của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Triều, đã được lực lượng rà phá bom mìn kiểm tra gắt gao.

Nhiều người hào hứng sắm áo in hình Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un

Thứ 6, 22/02/2019 | 21:06
Để chào đón Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhiều người Việt Nam cũng như du khách đến Hà Nội đã kịp sắm cho mình những chiếc áo in hình Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un.

Họa sĩ Việt tung tranh vẽ Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un trước thềm Hội nghị thượng đỉnh

Thứ 6, 22/02/2019 | 16:07
Ngay khi biết tin Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đến Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2, chàng họa sĩ đã cho ra mắt bộ ảnh của 2 vị này với mong muốn hòa bình thế giới.

Ông Kim Jong-un ra điều kiện tiếp tục đàm phán với Tổng thống Mỹ

Thứ 4, 02/01/2019 | 07:05
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 1/1 cho hay, ông hi vọng sẽ tiếp tục tổ chức Hội nghị thượng định hạt nhân cấp cao lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2019, nhưng đồng thời cảnh báo Washington không nên thử sự kiên nhẫn của Bình Nhưỡng bằng các biện pháp trừng phạt và áp lực.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.

Sẽ ra sao nếu Tây Nguyên hết rừng?

Thứ 2, 15/04/2024 | 07:00
Câu hỏi trên chợt thảng thốt trong tôi khi ngồi với mấy người bạn và nói chuyện về Tây Nguyên hôm nay, về văn hóa Tây Nguyên và những chuyển dịch, những thay đổi của nó.

Nhìn ai cũng ra người xấu?

Thứ 7, 13/04/2024 | 07:00
Điều tôi luôn quan niệm, là dù ở đâu thì cũng có người nọ người kia. Tốt hay xấu, là do mình có tử tế với người ta hay không.

Chuyện vui mùa họp lớp

Thứ 6, 12/04/2024 | 07:00
Về lướt phây, hàng loạt tin, hình ảnh họp lớp, có những lớp đại học giờ toàn trên 70, nhưng đa số thành đạt, nhiều nhà văn nhà báo, giáo sư tiến sĩ nổi tiếng.

Khởi nghiệp - Có dễ dàng như ta nghĩ?

Thứ 5, 11/04/2024 | 07:00
Việc “khởi nghiệp” hay kinh doanh, ta không chỉ nhìn thấy sự phát triển trong một hay vài năm, mà nó phải là cả quá trình lâu dài.
     
Nổi bật trong ngày

Đâu là thông tin - Đâu là tri thức?

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:00
Ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định vào 4/11/2021. Điều đó nói lên rằng, với sự phát triển của cuộc sống con người, trong diễn trình chung, tri thức ngày càng được coi trọng. Sách chính là phương tiện truyền tải tri thức hiện quả nhất.