Vô tình gây nghiệp ác vì đặt tiền lễ không đúng chỗ

Vô tình gây nghiệp ác vì đặt tiền lễ không đúng chỗ

Thứ 5, 19/12/2013 | 12:06
0
Sắp Tết, dịch vụ đổi tiền lẻ “đắt như tôm tươi” vì nhiều người dùng để đi lễ đầu năm. Tuy nhiên, nhiều người đã đặt tiền vào tay, thậm chí đã nhét tiền vào miệng tượng, rất phản cảm.

Đừng lấy tiền đặt lễ

Theo Thượng tọa Thích Thanh Nhã, việc gài tiền lẻ vào tượng, hoa, quả, cây cối… nếu người tham nhặt thì người đi lễ sẽ sinh tội vì để tiền người tham lấy mất, gây nghiệp ác cho họ. Nhiều nơi treo bảng không đặt, gài tiền lên tượng Phật… nhưng tâm lý người dân tới trước các ban thờ vẫn muốn dâng tiền và họ thản nhiên gài tiền, thả tiền ở nơi treo bảng cấm.

Việc đặt tiền lễ vao tay, đút vào miệng tượng, bị cho là xúc phạm phật thánh, xúc phạm nhà chùa, xúc phạm chính mình.

“Người dân đặt lễ là góp hạt cát vào việc tôn tạo nơi cúng lễ. Các sư trụ trì là người đứng ra thay mặt người dân sử dụng những đồng tiền mà người dân dâng tiến để tu bổ chùa, làm những việc thiện – đó là điều đúng. Người dân đi lễ chùa cốt là thành tâm, không nên “thực dụng” hóa thần phật, vô tình làm khổ thêm cho các bậc tu hành, có khi còn xúc phạm chốn tôn nghiêm” - Thượng tọa Thích Thanh Nhã, cho biết thêm.

Thiền++ - Vô tình gây nghiệp ác vì đặt tiền lễ không đúng chỗ

 

Việc đặt tiền lẻ vào tay tượng, thậm chí đút cả vào miệng tượng, là xúc phạm phật thánh, xúc phạm chính mình.

Nên cúng dường bằng gì?

Các nhà sư khuyến cáo người dân, khi công đức (giúp tăng phước, tăng thọ) cần biết cách tích lũy công đức thì việc đời, việc đạo mới suôn sẻ. Công đức của mỗi người khi đến chùa không đến từ giá trị của phẩm vật dâng cúng mà đến từ tâm người, không phải cúng nhiều tiền thì được nhiều phước đức.

“Theo nhà Phật, các vật phẩm cúng dường không cần đắt tiền, mà tùy khả năng và nên chọn những gì tươi tốt, thanh sạch nhất để cúng” - Thượng tọa Thích Thanh Nhã, cho biết.

Việc hóa vàng đốt vàng mã đều được các nhà sư khuyên là không nên, nếu muốn thì cũng rất hạn chế tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Đi lễ chùa, đình, đền là hành vi thể hiện tín ngưỡng tâm linh, văn hóa của từng người. Muốn dâng giọt dầu, ngọn nến, hãy gặp sư trụ trì để làm công đức hoặc cúng vào Tam Bảo hoặc đặt tiền vào đúng chỗ là hòm công đức của nhà chùa. Không nên gài tiền, rải tiền khắp nơi để nhà chùa mất thời gian đi thu tiền về.

“Tôi không hiểu vì sao người ta có thể rẻ rúng đồng tiền của đất nước đến vậy? Họ rải khắp nơi, không chừa một chỗ nào, trong khi còn rất nhiều người đang phải mưu sinh và kiếm từng đồng.

Trở lại với truyền thống xưa, việc tiền công đức và tiền giọt dầu là một việc làm đẹp, có văn hóa. Người xưa đến chùa bỏ tiền công đức vào đúng nơi, tiền giọt dầu thì để lên đĩa và trao cho nhà sư của chùa một cách thành kính.

Còn ngày nay tôi thực sự đau lòng khi đến nhiều nơi thấy tiền rải đầy ra đất dày đến chục phân. Sự thành kính với các thần linh ở đâu? Và tại sao họ lại không đưa trực tiếp cho các vị sư ở chùa mà phải nhét tiền trực tiếp vào tượng như vậy?”.

GS Ngô Đức Thịnh
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam

Theo Giadinh.net

Hành thiện không đúng cách dễ tạo nghiệp

Thứ 7, 30/11/2013 | 08:33
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích...

Khi sống gây 'nghiệp', chết sẽ mang theo nghiệp

Thứ 4, 16/10/2013 | 07:47
Ôi! Cả cuộc đời dù nhà cao cửa rộng, con cháu đông đúc, địa vị cao tột, vàng bạc đầy kho,... đến lúc ra đi cũng chẳng mang được gì, chỉ với hai bàn tay trắng; hoặc có khi đem theo hai bàn tay đen (lúc sống làm quá nhiều tội ác). Nhà Phật gọi tổng hợp là “nghiệp”, chỉ đem theo nghiệp mà thôi!

'Nghiệp phân loại chúng sinh thành những tình trạng cao thấp'

Thứ 6, 29/11/2013 | 21:51
Đức Phật dạy: “Mỗi chúng sinh đều có nghiệp, nghiệp là sở hữu, là di sản, là nguyên nhân, là thân quyến, là chỗ nương tựa của nó. Nghiệp phân loại tất cả chúng sinh thành những tình trạng cao thấp".

Câu chuyện thiền môn: Duyên xưa nghiệp cũ

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:29
Câu chuyện xẩy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống "Cải gia vi tự" (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đấy.

Chánh nghiệp là một cách tu

Thứ 4, 20/11/2013 | 19:52
Nghề nghiệp thành công là kết quả được đào luyện trong quá trình học hỏi. CònChính Nghiệp là cách tu để giúp cho lối sống, có một kết quả giải thoát an lạc rõ ràng trong thân và tâm của mình.

'Sốt' tiền lẻ đầu năm, chợ đen ra sức hét giá

Thứ 3, 29/01/2013 | 08:53
Đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ vào dịp năm hết tết đến, vấn đề tiền lẻ và đổi tiền lẻ để đi lễ chùa, mừng tuổi lại sôi động hẳn lên. Nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới càng nóng hơn khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra thông tin không in tiền có mệnh giá nhỏ để phục vụ nhu cầu Tết Quý Tỵ. Trước thông tin trên, nhiều người cho rằng đây là cơ hội tạo nên một cơn sốt giả tiền lẻ để kiếm lời của giới buôn tiền mệnh giá nhỏ.

Hành thiện không đúng cách dễ tạo nghiệp

Thứ 7, 30/11/2013 | 08:33
Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý, cứ tự cho việc mình làm là hành thiện, ắt không khỏi tạo nghiệp, uổng phí mất tâm tư một cách vô ích...

Khi sống gây 'nghiệp', chết sẽ mang theo nghiệp

Thứ 4, 16/10/2013 | 07:47
Ôi! Cả cuộc đời dù nhà cao cửa rộng, con cháu đông đúc, địa vị cao tột, vàng bạc đầy kho,... đến lúc ra đi cũng chẳng mang được gì, chỉ với hai bàn tay trắng; hoặc có khi đem theo hai bàn tay đen (lúc sống làm quá nhiều tội ác). Nhà Phật gọi tổng hợp là “nghiệp”, chỉ đem theo nghiệp mà thôi!

'Nghiệp phân loại chúng sinh thành những tình trạng cao thấp'

Thứ 6, 29/11/2013 | 21:51
Đức Phật dạy: “Mỗi chúng sinh đều có nghiệp, nghiệp là sở hữu, là di sản, là nguyên nhân, là thân quyến, là chỗ nương tựa của nó. Nghiệp phân loại tất cả chúng sinh thành những tình trạng cao thấp".

Câu chuyện thiền môn: Duyên xưa nghiệp cũ

Thứ 6, 22/11/2013 | 14:29
Câu chuyện xẩy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống "Cải gia vi tự" (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đấy.

Chánh nghiệp là một cách tu

Thứ 4, 20/11/2013 | 19:52
Nghề nghiệp thành công là kết quả được đào luyện trong quá trình học hỏi. CònChính Nghiệp là cách tu để giúp cho lối sống, có một kết quả giải thoát an lạc rõ ràng trong thân và tâm của mình.

'Sốt' tiền lẻ đầu năm, chợ đen ra sức hét giá

Thứ 3, 29/01/2013 | 08:53
Đến hẹn lại lên, mỗi năm cứ vào dịp năm hết tết đến, vấn đề tiền lẻ và đổi tiền lẻ để đi lễ chùa, mừng tuổi lại sôi động hẳn lên. Nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới càng nóng hơn khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra thông tin không in tiền có mệnh giá nhỏ để phục vụ nhu cầu Tết Quý Tỵ. Trước thông tin trên, nhiều người cho rằng đây là cơ hội tạo nên một cơn sốt giả tiền lẻ để kiếm lời của giới buôn tiền mệnh giá nhỏ.