Vụ Cát Tường: 'Không khéo thành trào lưu xin lỗi rồi... bỏ đấy'

Vụ Cát Tường: 'Không khéo thành trào lưu xin lỗi rồi... bỏ đấy'

Thứ 2, 11/11/2013 | 17:30
0
Đó là lời nhận xét của ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội trước việc người dân đang lên tiếng yêu cầu vị "Tư lệnh" ngành y tế phải xin lỗi dư luận về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường phẫu thuật chết người, ném xác phi tang.

Theo ông Chức, ở nước ngoài, khi xảy ra một sự việc gây hậu quả nghiêm trọng, người đứng đầu ngành sẽ ngay lập tức lên truyền hình xin lỗi công khai và chấp nhận từ chức để nhường "ghế". Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác, nếu người dân, dư luận cứ ép "Tư lệnh" phải xin lỗi, họ có thể chiều theo. Nhưng, lời xin lỗi ấy sẽ chẳng giải quyết được gì khi nó không đi đôi với hành động quyết liệt.

Kinh hoàng!

- Thưa ông, thời gian gần đây, người dân trên cả nước đang cảm thấy hoang mang vì vụ án chủ thẩm mỹ viện làm chết khách hàng rồi ném xác phi tang. Ông bình luận gì về vụ việc này?

- Thời gian qua, sự việc ông chủ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác nạn nhân xuống sông khiến nhiều người cảm thấy kinh hoàng và quan tâm nhất. Không ai ngờ được, một người thầy thuốc, làm ở cái nghề đạo đức đặt lên hàng đầu mà con người đó lại có hành động đáng lên án như vậy.

Thú thực, tôi chưa bao giờ nghĩ được một bác sỹ lại có hành động khủng khiếp đến thế. Đây quả là một sự việc đáng buồn không chỉ của gia đình nạn nhân mà còn của những người đang, đã làm việc trong ngành y.

Xã hội - Vụ Cát Tường: 'Không khéo thành trào lưu xin lỗi rồi... bỏ đấy'

Ông Nguyễn Viết Chức.

- Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều người đã lên tiếng và cho rằng, "Tư lệnh" của ngành y tế nên xin lỗi người dân, gia đình nạn nhân và từ chức. Quan điểm của ông như thế nào?

- Theo tôi, bất cứ ai có lỗi đều phải thực tâm nhận lỗi. Nếu cái lỗi đó quá nặng thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Về vấn đề người dân và các chuyên gia yêu cầu Bộ trưởng bộ Y tế cần xin lỗi công khai ngay sau khi sự việc xảy ra, tôi cho là không cần thiết. Mình cũng không nên học phương Tây cách hành xử đó. Bởi vì, ở phương Tây, khi xin lỗi, người nói lên lời đó phải có trách nhiệm và hành động cụ thể. Chứ nếu cứ sai rồi xin lỗi và để sự việc đó tiếp tục xảy ra thì nó thành một vòng luẩn quẩn và mang tính hình thức. Mà cái gì đã nói theo kiểu hình thức, nói cho có thì sẽ không bao giờ làm tốt hơn được.

Việc bà Tiến nói xin lỗi là điều rất dễ dàng. Vì đó chỉ là một lời nói thôi. Nhưng, chúng ta phải nhận thức được, sau lời xin lỗi đó, sự việc sẽ đi đến đâu, sẽ giải quyết như thế nào, liệu lần sau nó có xảy ra nữa hay không... Đó mới là điều quan trọng.

Ở phương Tây, khi một sự việc dù không mong muốn xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng, "Tư lệnh" ngành sẵn sàng nói lời xin lỗi công khai trên truyền hình. Tuy nhiên, đi kèm với cái lời xin lỗi đó, họ chấp nhận từ chức để cho người khác lên làm thay. Đó là một hành động cụ thể và có trách nhiệm rất cao về các sự cố mà bộ phận thuộc cấp của mình gây ra.

Nhưng ở Việt Nam, giả sử họ có xin lỗi nhưng không có hành động nào để sửa những cái sai đó, vậy thì xin lỗi để làm gì, nó chẳng giúp mọi việc tốt hơn. Lời xin lỗi của người "Tư lệnh" ngành ở các nước phương Tây nó thể hiện cho một xã hội hiện đại. Nhưng, nước ta chưa đạt đến cái trình độ ấy. Nếu người dân cứ đòi hỏi bà bộ trưởng phải xin lỗi có khi vị "Tư lệnh" này lại "chiều theo". Và, từ đó nó trở thành một "trào lưu" xin lỗi rồi bỏ đấy.

Cực lực lên án bác sỹ chỉ vì tiền!

- Theo ông, bây giờ bộ Y tế cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?

- Theo tôi, báo chí, cơ quan điều tra và bộ Y tế cần phải làm công việc đó là tìm xem đầu mối sai phạm trực tiếp ở chỗ nào. Vì sao, họ lại dung túng cho việc sai phạm động trời này trong thời gian dài. Chắc chắn là phải có sự bao che của các cơ quan chức năng nên thẩm mỹ viện này mới hoạt động công khai đến vậy. Chứ bình thường, nhiều gia đình chỉ kinh doanh một bó rau, con cá, chính quyền địa phương cũng đã phát hiện ra rồi. Hơn nữa, nước ta hiện nay, việc phân quyền, phân cấp rất rõ ràng. Việc quản lý thẩm mỹ viện "chui" là của cơ quan chức năng địa phương. Không thể có chuyện thanh tra bộ Y tế xuống tận phường, xã để quản lý các thẩm mỹ viện được.

Bộ Y tế nên khẩn trương cho rà soát tất cả trung tâm thẩm mỹ, thẩm mỹ viện trên toàn quốc, soát xét lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này xem đã đáp ứng được yêu cầu quản lý chưa. Không chỉ riêng với các trung tâm thẩm mỹ, lâu nay báo chí đưa tin nhiều vụ việc liên quan đến các trung tâm đông y, trung tâm có bác sỹ Trung Quốc quảng cáo chữa đủ các loại bệnh nhưng thực tế không được cấp phép.

- Người dân cần thấy gì sau vụ việc đau lòng này, thưa ông?

- Theo ý kiến cá nhân của tôi, sau vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, chúng ta cần phải lên tiếng phê phán hai đối tượng. Thứ nhất, đó là người đi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Việc họ đi làm đẹp không có gì để phê phán nhưng điều đáng nói là họ lại chấp nhận làm "chui". Họ có thể đến các bệnh viện lớn nhờ các bác sỹ chuyên khoa tư vấn rồi phẫu thuật, vì sao phải làm lén lút như vậy. Họ làm đẹp bằng mọi giá mà bỏ qua những cái nguy hiểm chực chờ. Giao cả sinh mạng và sức khỏe của mình cho một cơ sở thẩm mỹ không được phép phẫu thuật để rồi cái giá họ phải trả ở đây là chính mạng sống của mình. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đến với những người có suy nghĩ phải làm đẹp bằng mọi cách.

Thứ hai, tôi cực lực lên án thẩm mỹ viện và các bác sỹ. Họ đã làm một việc hết sức liều lĩnh, mang tính phi nhân đạo. Họ liều lĩnh phẫu thuật cho khách hàng không phải vì đam mê cái đẹp mà vì đồng tiền. Họ phải đánh giá được nguy hiểm từ công việc mình đang làm. Tuy nhiên, bác sỹ lại chấp nhận nguy hiểm cho nạn nhân vì đồng tiền. Đây là việc đáng lên án và không thể chấp nhận được.

Vụ thẩm mỹ Cát Tường là giọt nước tràn ly

Ông Lê Văn Cuông, đại biểu Quốc hội nói: "Tuy nhiên, qua những gì phát biểu, tôi thấy Bộ trưởng vẫn còn tư tưởng cho rằng, người vi phạm chỉ là số rất ít, những người phục vụ dân vẫn rất đông, rất nhiều. Như vậy là Bộ trưởng chưa nhìn nhận hết thực tế. Những vụ việc đó thực chất chỉ là những giọt nước tràn ly và là phần nổi của tảng băng, còn phần chìm của nó rất lớn, nó đang âm thầm giết dần giết mòn hình ảnh của y tế trong lòng dân và người bệnh. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến sự xuống cấp y đức của ngành y đã lan rộng như một tệ nạn ở một bộ phận không nhỏ của ngành y chứ không phải ở cá nhân hay nhóm nhỏ nào. Chẳng qua, họ chưa bị phát giác, lên án thôi, còn người dân người ta ca thán rất nhiều về y đức trong ngành. Nếu như có nhiều người có y đức tốt thì sẽ không có dư luận nặng nề như vậy.

Thái độ bảo thủ và những nhìn nhận không sát thực tế này cho thấy sự chủ quan của cá nhân Bộ trưởng nói riêng và bộ Y tế nói chung trong việc chỉ đạo quản lý hệ thống của mình. Điều này rất nguy hiểm. Chỉ nhìn qua lăng kính màu hồng và giải thích theo kiểu đó mà không thấy được thực tế đang xảy ra trong cuộc sống, ngấm ngầm trong từng tổ chức, từng cơ sở, từng con người. Tại sao những người làm lãnh đạo không dũng cảm nhìn vào sự thực?

Xã hội - Vụ Cát Tường: 'Không khéo thành trào lưu xin lỗi rồi... bỏ đấy' (Hình 2).

Ông Lê Văn Cuông.

Chỉ thanh minh và buồn đau thôi - chưa đủ!

Chính nhận thức của người đứng đầu ngành y tế không sát thực tế, không cầu thị khiến dư luận phản ứng nhiều nhất. Vụ việc xảy ra thì đã rõ nhưng cách thức nhìn nhận và những giải pháp thực hiện mới là quan trọng. Như hiện tại thì tôi thấy còn hời hợt lắm. Chỉ thanh minh và thể hiện tình cảm thương xót, buồn đau thôi. Điều này mang tính tình cảm nhiều hơn là lý trí. Là một vị “tư lệnh” ngành thì lý trí nhân lúc dư luận đang bức xúc là cần thiết, phải nêu lên những thực tế của ngành đang tồn tại để đưa các cấp lãnh đạo vào cuộc, kêu gọi dư luận xã hội cùng phanh phui, ngăn chặn và xử lý cái ung nhọt đang làm hình ảnh và uy tín của ngành bị mờ nhạt đi. Đây là cơ hội để cảnh báo, cảnh tỉnh y đức trong ngành. Muốn thay đổi được thì phải đưa cả hệ thống chính trị vào cuộc. Toàn dân phát hiện tiêu cực theo đúng chức trách của mình.

Vụ việc vừa qua trách nhiệm thuộc về ai thì nhiều bên còn lúng túng. Theo tôi, các tổ chức, quản lý địa phương cấp cơ sở là sát nhất. Tiếp đó là cấp y tế gần cận nhất - đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát vụ việc là trách nhiệm trực tiếp. Cấp trên không đôn đốc, chỉ đạo là trách nhiệm liên đới. Còn bộ trưởng có trách nhiệm chính trị vì bà là người được Quốc hội, Chính phủ giao cho phụ trách toàn bộ ngành liên quan đến sức khoẻ của nhân dân mà để xảy ra vụ việc dù cấp nào thì vẫn thuộc trách nhiệm của mình.

Nếu do bộ ngành tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội về các quy định pháp luật chưa chặt chẽ thì cũng là đó là thiếu sót. Hoặc có quy định rồi nhưng chưa thực hiện nghiêm túc thì cũng cần kiểm tra lại. Thứ ba là khi xảy ra rồi lại không phân định được trách nhiệm và chưa xử lý nghiêm, chưa tìm ra những biện pháp để không xảy ra tình trạng này nữa cũng là lỗi lớn.

Nếu lãnh đạo ngành không dũng cảm nhận trách nhiệm và không dám xin lỗi người dân để sửa sai thì hình ảnh không những không được trân trọng mà người dân còn có suy nghĩ rằng Bộ trưởng có "gì đó" nên chưa dũng cảm và minh bạch trong vấn đề phân định đúng sai. Nếu đi sâu vào sẽ biết được từng gia đình, từng cá nhân suy nghĩ về bệnh viện và bác sỹ như thế nào. Người đứng đầu phụ trách phải nghe ngóng được từng câu chuyện để thấy được thực trạng, tìm ra các nguyên nhân giải pháp đề nghị các cấp các ngành ghé vai cùng khắc phục từng khuyết điểm.

Chính vì thế, tôi nghĩ Bộ trưởng phải bình tĩnh để xem xét và nghe ngóng các thông tin vì đây là thông tin bổ ích. Chính quyền nhiều nơi thì bao che, vậy báo chí không đưa thì người dân biết phản ánh với ai. Dư luận và báo chí cũng phản ánh dựa trên tinh thần xây dựng chứ đừng nghĩ họ khắt khe với mình.

Văn Chương - Phạm Hạnh

Tiêu cực ngành y tế: Bao giờ hết cảnh 'đá ném ao bèo'?

Thứ 7, 24/08/2013 | 11:15
Điều cần thiết ở người đứng đầu là chỉ đạo giải quyết vụ việc cụ thể chứ không thể đổ lỗi cho cơ sở hay vin vào văn bản trên giấy mãi được!

Cận cảnh sinh viên ngành y học mổ tử thi

Thứ 3, 30/07/2013 | 16:40
Có rất nhiều người sau khi chết đã tình nguyện hiến xác cho bệnh viện để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu.

Ngành y tế luôn có "lý lẽ" để thoái thác trách nhiệm?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Theo các chuyên gia y tế, trong sản khoa, tỉ lệ tắc ối rất hiếm gặp. Chính vì vậy, nguyên nhân tử vong có thể do tiên lượng của thầy thuốc không tốt.

Khám bảo hiểm: 'Bệnh truyền nhiễm' của ngành y tế

Thứ 5, 11/07/2013 | 15:37
Không khám lâm sàng, nhiều bệnh viện cứ có bệnh nhân vào cấp cứu là chỉ định cho làm đủ các xét nghiệm, chụp XQ, siêu âm...

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Y - Dược 2013

Thứ 2, 18/03/2013 | 10:58
Theo thông báo tuyển sinh của các trường đào tạo hệ đại học khối Y - Dược, chúng tôi xin cập nhật chỉ tiêu tuyển sinh của các trường khối này trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013.

Bộ Y tế và bộ Giáo dục 'đá nhau' vì chất lượng bác sĩ

Thứ 3, 24/09/2013 | 14:35
Câu chuyện chất lượng nhân lực ngành y đang trở thành vấn đề "hot" để bộ Y tế và bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) "đá xoáy", "đùn đẩy" trách nhiệm cho nhau.

Bộ trưởng Y tế: Tôi đã stress suốt mấy tuần qua

Thứ 2, 28/10/2013 | 07:49
Những ngày qua, vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ở Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) vứt xác, phi tang nạn nhân đã làm nóng lên dư luận. Lần này, cũng giống như trước bất cứ sự cố nào trước kia, tư lệnh ngành - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - phải là người chịu áp lực từ người dân, từ các đại biểu trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

Tiêu cực ngành y tế: Bao giờ hết cảnh 'đá ném ao bèo'?

Thứ 7, 24/08/2013 | 11:15
Điều cần thiết ở người đứng đầu là chỉ đạo giải quyết vụ việc cụ thể chứ không thể đổ lỗi cho cơ sở hay vin vào văn bản trên giấy mãi được!

Cận cảnh sinh viên ngành y học mổ tử thi

Thứ 3, 30/07/2013 | 16:40
Có rất nhiều người sau khi chết đã tình nguyện hiến xác cho bệnh viện để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu.

Ngành y tế luôn có "lý lẽ" để thoái thác trách nhiệm?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
Theo các chuyên gia y tế, trong sản khoa, tỉ lệ tắc ối rất hiếm gặp. Chính vì vậy, nguyên nhân tử vong có thể do tiên lượng của thầy thuốc không tốt.

Khám bảo hiểm: 'Bệnh truyền nhiễm' của ngành y tế

Thứ 5, 11/07/2013 | 15:37
Không khám lâm sàng, nhiều bệnh viện cứ có bệnh nhân vào cấp cứu là chỉ định cho làm đủ các xét nghiệm, chụp XQ, siêu âm...

Chỉ tiêu tuyển sinh ngành Y - Dược 2013

Thứ 2, 18/03/2013 | 10:58
Theo thông báo tuyển sinh của các trường đào tạo hệ đại học khối Y - Dược, chúng tôi xin cập nhật chỉ tiêu tuyển sinh của các trường khối này trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013.

Bộ Y tế và bộ Giáo dục 'đá nhau' vì chất lượng bác sĩ

Thứ 3, 24/09/2013 | 14:35
Câu chuyện chất lượng nhân lực ngành y đang trở thành vấn đề "hot" để bộ Y tế và bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) "đá xoáy", "đùn đẩy" trách nhiệm cho nhau.

Bộ trưởng Y tế: Tôi đã stress suốt mấy tuần qua

Thứ 2, 28/10/2013 | 07:49
Những ngày qua, vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ở Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) vứt xác, phi tang nạn nhân đã làm nóng lên dư luận. Lần này, cũng giống như trước bất cứ sự cố nào trước kia, tư lệnh ngành - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - phải là người chịu áp lực từ người dân, từ các đại biểu trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.