Xử án oan, thẩm phán sẽ bị chuyển làm công việc khác

Xử án oan, thẩm phán sẽ bị chuyển làm công việc khác

Thứ 5, 06/07/2017 | 13:01
0
Chánh án TAND Tối cao vừa qua đã ký Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.

Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2017.

Theo đó, Điều 11 của Quyết định số 120/QĐ-TANDTC chỉ rõ, thẩm phán bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức bố trí làm công việc khác khi có một trong những hành vi vi phạm sau đây: 

Thứ nhất, thẩm phán ra bản án tuyên bị cáo có tội, nhưng sau đó có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền tuyên bị cáo đó không có tội, hoặc hủy bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.

Thứ hai, thẩm phán xét xử bỏ lọt tội phạm đối với 1 bị cáo do lỗi chủ quan trong trường hợp viện kiểm sát truy tố, thẩm phán tuyên bị cáo không có tội nhưng sau đó tòa án có thẩm quyền ra bản án tuyên bị cáo có tội.

Thứ ba, thẩm phán ra bản án, quyết định không đúng pháp luật, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến việc Tòa án phải bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Văn bản - Chính sách - Xử án oan, thẩm phán sẽ bị chuyển làm công việc khác

 Hai người tù oan thế kỷ Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén.

Thứ tư, thẩm phán có bản án, quyết định bị hủy vì rõ ràng sai trong việc: Xem xét, đánh giá chứng cứ; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; áp dụng pháp luật không đúng gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín của tòa án.

Thứ năm, trong thời gian giữ nhiệm kỳ, thẩm phán ra bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan chiếm tỷ lệ từ 3% trở lên trên tổng số vụ, việc đã tham gia giải quyết, xét xử.

Thứ sáu, trong một năm công tác, thẩm phán ra bản án xử phạt 3 bị cáo trở lên hình phạt tù cho hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật.

Thứ bảy, trong một năm công tác, thẩm phán áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật đối với 1 bị cáo phạm tội tham nhũng hoặc 1 bị cáo phạm tội khác nhưng gây dư luận xấu.

Thứ tám, thẩm phán đã bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại khoản 5, Điều 10, Quy định này (Trong một năm công tác, Thẩm phán ra bản án xử phạt 02 bị cáo hình phạt tù cho hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật) nhưng sau đó tiếp tục ra 1 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định của pháp luật hoặc không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật gây thiệt hại dẫn đến tòa án phải bồi thường theo luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Ngoài ra, thẩm phán còn bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị; tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao; chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán; không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán. 

Trần Phương

Cùng tác giả

NSƯT Hoài Linh: Đại gia mặc áo bà ba

Thứ 6, 01/09/2017 | 05:30
Hoài Linh là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình truyền hình, điện ảnh,… Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng anh lại luôn muốn rời xa sự nhốn nháo của showbiz, thích đứng phía sau ánh đèn sân khấu. Và, ít ai biết rằng, anh từng trải qua tận cùng khó khăn trước khi thành công, nổi tiếng như hôm nay.

Vì sao ông Trần Văn Thêm chưa được nhận 6,7 tỷ tiền bồi thường?

Thứ 4, 09/08/2017 | 14:00
Trao đổi với PV, sáng 8/8/2017, Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc công ty luật Hòa Lợi cho biết, công ty đã gửi văn bản số 48/2017/CV – HL về việc kiến nghị trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm, người tù oan thế kỷ.