Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu mới chặn đứt nạn tham nhũng

Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu mới chặn đứt nạn tham nhũng

Thứ 3, 20/10/2020 | 11:08
0
Thanh tra Chính phủ nhận định, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng mặc dù được tăng cường nhưng vẫn chưa triệt để.

Bao nhiêu người đứng đầu bị xử lý?

Thanh tra Chính phủ vừa cho biết, trong quý III/2020 toàn ngành đã triển khai 2.169 cuộc thanh tra hành chính và 59.639 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm gần 55.000 tỷ đồng, gần 2.000 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 18.500 tỷ đồng và 227ha đất…

Đồng thời kiến nghị xử lý đối với trên 500 tập thể, cá nhân, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với số tiền 1.208 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 31 vụ, 17 đối tượng.

Quan điểm - Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu mới chặn đứt nạn tham nhũng

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.

Trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, ngành thanh tra đã tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Kiểm tra việc thực hiện tại 436 cơ quan, tổ chức, đơn vị và đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm, xử lý 14 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

“Tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 1.583 cán bộ, công chức để phòng ngừa tham nhũng. Có 26 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng và đã xử lý 21 người, xử lý hình sự 1 người do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng”, Thanh tra Chính phủ cho hay.

Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện 10 vụ, 11 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.

Từ nay tới cuối năm 2020, Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo, nhất là phối hợp, xử lý các vụ việc phức tạp, đông người ở địa phương, hạn chế đến mức thấp nhất công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người ở Trung ương.

Tiếp tục chuẩn bị và tổ chức đối thoại với người dân khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM khi có đủ điều kiện; đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kết luận thanh tra các vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Cơ quan thanh tra cũng sẽ tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về vụ việc tham nhũng; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình hình nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc theo Chỉ thị số 10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến 26 trường hợp người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng: “Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà trong đó, trước hết thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng phụ thuộc rất lớn vào vai trò, nhận thức, quan điểm, thái độ cũng như hành động của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của một cơ quan, tổ chức, đơn vị. Điều đáng bàn, chúng ta vẫn chưa tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng nên hiệu quả chưa cao”.

Tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu

Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, ĐB Đỗ Đức Hồng Hà nhận định, một số vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế lớn ở địa phương không phải do cơ quan điều tra ở địa phương phát hiện mà chủ yếu do cơ quan điều tra cấp trung ương khám phá, điều tra. Chất lượng và tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu. Đáng lưu ý, số trường hợp phát hiện yếu tố tham nhũng, vụ lợi trong các vụ án kinh tế còn ít, chưa phản ánh đúng bản chất, động cơ, mục đích của người phạm tội.

Tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhất là ở cơ sở. Qua xử lý các vụ tham nhũng lớn, có tính chất lợi ích nhóm, “sân sau” cho thấy, loại tội phạm này đang chuyển sang thủ đoạn đối phó, che giấu dưới các hình thức tinh vi, phức tạp hơn…

“Việc tham nhũng của một số cán bộ, nhân viên tại các cơ quan nhà nước nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ gây mất niềm tin của nhân dân. Vì vậy, cần phải kiên quyết xử lý và siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra hiện tượng nhũng nhiễu, hành dân trong giải quyết công việc.

Quan điểm - Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu mới chặn đứt nạn tham nhũng (Hình 2).

Kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng chưa tương xứng với thực tế (Ảnh minh họa)

Bản chất của tham nhũng là những người có chức vụ và quyền hạn lạm dụng quyền lực để vụ lợi. Do đó, kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải kiểm soát được quyền lực. Theo đó, cần có cơ chế giám sát ngay hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, lãng phí trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Việc xử lý vi phạm không loại trừ bất cứ ai, nếu có hành vi tham nhũng”, ĐB Hà kiến nghị.

ĐB Đỗ Đức Hồng Hà cũng cho rằng, các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; tách bạch rõ việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu có hành vi tham nhũng nhằm tăng cường hiệu quả của biện pháp này. Cùng với việc phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra nội bộ; thực hiện giải quyết tin báo, tố giác tội phạm về tham nhũng đạt chỉ tiêu Quốc hội giao; việc nâng cao hiệu quả và tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cũng cần được chú trọng phối hợp thực hiện…

Hương Lan

[E] Xử lý nghiêm người đứng đầu, ngăn chặn cán bộ tham nhũng “chui sâu, trèo cao”?

Thứ 6, 18/09/2020 | 07:10
Nhiều cán bộ bị tạm đình chỉ để điều tra các vụ án, trong đó có cả cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý như ông Nguyễn Đức Chung-Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ông Trần Vĩnh Tuyến-Phó chủ tịch UBND TP.HCM… cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) không “chùng xuống” mà tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh. Xung quanh vấn đề kiểm soát quyền lực, ngăn chặn “sâu tham nhũng”, PV Người Đưa Tin Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà- Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Khó thu hồi tài sản tham nhũng và bài toán “khắc phục hậu quả” những vụ “đại án”

Thứ 7, 15/08/2020 | 07:00
Trong 2 năm trở lại đây, nhiều vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa ra xét xử, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời của pháp luật, cũng như thể hiện không có vùng cấm đối với bất kỳ đối tượng phạm tội nào; “quan sai xử như thứ dân”. Vấn đề đặt ra “khắc phục hậu quả”, thu hồi tiền “khủng” thất thoát trong những vụ án kinh tế, tham nhũng ấy như thế nào lại là bài toán không hề đơn giản.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Những cái tên xưa

Thứ 2, 01/04/2024 | 07:00
Những tên riêng làng xã, có những cái tên tồn tại đã hàng mấy trăm năm, đều có đời sống riêng của nó, đều có nguyên do, đều có yếu tố lịch sử và văn hóa.

Cuộc sống có đôi khi...

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Cuộc sống có đôi khi, có rất nhiều những điều xảy đến, cái mà ta không thể nào lường trước được.

Củi tươi

Thứ 2, 11/03/2024 | 07:00
Đang khi xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát với rất nhiều kỷ lục thì cùng lúc Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại tiếp tục... "đốt lò".
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.