Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản: Chuyên gia nói khó khả thi và “hiến kế” hồi sinh dòng sông chết

Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản: Chuyên gia nói khó khả thi và “hiến kế” hồi sinh dòng sông chết

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 06/12/2019 | 18:30
2
Mới đây, tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) đã báo cáo UBND TP. Hà Nội về phương án, sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây thành công thì cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, công nghệ xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch này tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Thời gian qua, dự án thử nghiệm xử lý ô nhiễm tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là người dân Thủ đô sinh sống quanh khu vực sông đều kỳ vọng dự án này có thể hồi sinh dòng sông chết bao lâu nay.

Được biết, JEBO đã đưa ra giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống trước khi xả thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng công nghệ này.

Mới đây, JEBO cũng cho hay sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây thành công thì cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành. Nhưng, nhiều chuyên gia về thuỷ lợi lại cho rằng để làm sạch được dòng sông Tô Lịch này cần phải mất nhiều thời gian. Họ cũng đang nghi ngại về công nghệ làm sạch này, đồng thời việc chuyển giao cho Hà Nội quản lý chi phí ai sẽ bỏ ra, ai sẽ là người được hưởng lợi?

Tin nhanh - Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản: Chuyên gia nói khó khả thi và “hiến kế” hồi sinh dòng sông chết

Dự án thử nghiệm xử lý ô nhiễm tại một đoạn sông Tô Lịch nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Trước những vấn đề đang nhận được ý kiến trái chiều của dư luận, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Khải (Khải Ozone), chuyên gia vật lý học.

Thưa ông, dự án thử nghiệm xử lý ô nhiễm tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản nhận được sự quan tâm của dư luận, ông có đánh giá như thế nào về công nghệ xử lý nước ô nhiễm bằng công nghệ Nano-Bioreactor?

Đầu tiên, tôi không hiểu công nghệ của Nhật Bản là gì, kết quả cụ thể là các thông số kỹ thuật như thế nào. Ví dụ, khí Nano là khí gì? Đá núi lửa thành phần là gì?

Họ xử lý bằng khí Nano vậy đó là khí gì? Đá núi lửa có thành phần hoá học như thế nào? phải có tên trong bảng tuần hoàn hoá học thì tôi mới biết được, mới đánh giá được. Đằng này tôi chưa nắm được.

Tin nhanh - Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản: Chuyên gia nói khó khả thi và “hiến kế” hồi sinh dòng sông chết (Hình 2).

TS. Nguyễn Văn Khải "hiến kế" xử lý sạch nước sông Tô Lịch.

Theo ông, dự án xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch của Nhật Bản liệu có khả thi và có khiến dòng sông Tô Lịch được hồi sinh?

Tôi không phải là người tham dự chứng kiến dự án thử nghiệm này, nhưng để làm sạch được sông Tô Lịch, tôi thấy phía Nhật Bản phải xử lý được tận nguồn, có nghĩa là xử lý ở đầu cống trước khi chảy vào sông Tô Lịch.

Cho nên, tôi cho rằng cần công bố thành phần sau khi xử lý nước bằng công nghệ của Nhật Bản, công bố giá tiền xử lý một mét khối nước. Bởi, sau khi xử lý toàn bộ sông Tô Lịch xong và chuyển giao công nghệ thì chi phí ai sẽ là người bỏ ra? Ai là người được hưởng? Rõ ràng, người dân đóng thuế, người dân được hưởng nhưng người dân cũng cần được biết khí đó, chất đó có tốt hay không chứ không thể bắt người dân dùng nước như nước sông Đà thời gian qua.

Vì thế, dự án này khó khả thi, còn muốn thực hiện được đầu tiên phải công khai minh bạch.

Tôi rất muốn, nếu có hội thảo về xử lý nước thải ở Hà Nội nói chung, trong đó có nước sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ thì đề nghị công bố rộng rãi để các nhà khoa học, chuyên gia về môi trường, thuỷ lợi biết, cùng tham dự lắng nghe, đóng góp ý kiến. Chứ không thể tranh cãi nhau việc xử lý nước sông Tô Lịch trên sao hoả, mà cần phải có số liệu, thành phần xử lý nước công bố một cách rõ ràng.

Là một nhà khoa học, chuyên nghiên cứu về vật lý, xử lý nước sạch, cá nhân ông có giải pháp như thế nào giúp sông Tô Lịch trở nên xanh trong?

Nếu là tôi, tôi sẽ xử lý nước thải trong hẻm, ra ngách, ngõ, ra phố sạch rồi mới cho nước chảy ra sông Tô Lịch. Có nghĩa là xử lý nước thải trong hẻm sạch rồi, thì ra phố, ra sông Tô Lịch mới sạch được.

Theo tôi, quần chúng làm nên lịch sử, tạo nên khoa học kỹ thuật. Nên, tôi đề nghị, phát động phong trào các chuyên gia nào, nhà khoa học nào có sáng kiến, có khả năng làm sạch sông Tô Lịch thì hãy đảm nhận làm từ nhà ra hẻm, ra ngõ thì sông Tô Lịch sẽ sạch. Tôi xin đảm nhận đầu tiên, sẽ làm từ nhà cho đến sông Lừ, sông Tô Lịch. Khi đã sạch từ trong nhà thì nước sông sẽ không còn bẩn.

Xin cảm ơn ông!

Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản: JEBO sẽ đầu tư 100% chi phí ?

Thứ 3, 03/12/2019 | 18:30
Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) đã báo cáo UBND TP. Hà Nội về phương án, sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây thành công thì cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành, vào buổi họp ngày 29/10 vừa qua.

Công nghệ làm sạch sông Tô Lịch: JEBO cho rằng sở Xây dựng Hà Nội vô căn cứ

Thứ 2, 02/12/2019 | 10:16
Theo chuyên gia Nhật Bản, phát ngôn của giám đốc sở Xây dựng là vô trách nhiệm, vô căn cứ đối với công nghệ Nano – công nghệ làm sạch sông Tô Lịch của Nhật Bản.

Bơm nước sông Hồng “cứu” sông Tô Lịch: “Có tiền bơm rửa thì cũng chuyển ô nhiễm sang cho nơi khác”

Thứ 3, 26/11/2019 | 06:00
Đề án bơm nước sông Hồng bổ cập nước hồ Tây và cải thiện sông Tô Lịch đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông Nguyễn Khắc Kính đề án này không khả thi, còn nếu làm thì rất tốn kém.
Cùng tác giả

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.
Cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức loạt hoạt động hấp dẫn dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 21:05
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn để phục vụ du khách đến vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ninh ra Công văn đề nghị địa phương không cấp phép cho các tàu đón khách du lịch xem Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tìm người mất tích trong vụ lật thuyền

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:20
Tại Công điện số 40/CĐ-TTg, Thủ tướng yêu cầu tìm người mất tích trong vụ chìm thuyền tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tinh thần khẩn trương, kịp thời nhất.

Sớm bàn giao các dự án cao tốc đã hoàn thành cho đơn vị quản lý

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:27
Dù nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành tuyến chính và đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được bàn giao cho đơn vị quản lý.
     
Nổi bật trong ngày

Dốc tổng lực thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước giờ thông xe

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:00
Các nhà thầu đang dốc toàn lực, huy động hàng ngàn người làm việc xuyên ngày đêm trên cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt để đảm bảo thông xe theo đúng tiến độ.

Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:21
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 không cho phép phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước.

Quảng Ninh: 4 phụ nữ mất tích do lật thuyền nan

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Hiện cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đang khẩn trương tìm kiếm 4 phụ nữ mất tích trong vụ lật thuyền nan xảy ra rạng sáng 25/4 trên sông Chanh.

Ông Lê Đình Thọ làm Tổ trưởng Tổ cố vấn của Bộ trưởng Bộ GTVT

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Trước khi nghỉ hưu theo chế độ, ông Lê Đình Thọ có gần 10 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ GTVT.

Thanh Hóa: Thu ngân sách 4 tháng bằng nửa năm dự toán

Thứ 5, 25/04/2024 | 17:25
Chỉ sau 4 tháng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 18.200 tỷ đồng, tương đương 51% dự toán thu ngân sách của địa phương này trong năm 2024.