Xử lý 'rác' giùm doanh nghiệp

Xử lý 'rác' giùm doanh nghiệp

Thứ 3, 16/04/2013 | 10:50
0
Hầu như các nhà sản xuất chưa lên kế hoạch thu hồi, xử lý sản phẩm đã qua sử dụng, vì vậy mỗi năm, ngân sách TPHCM phải bỏ ra để xử lý “rác” giùm doanh nghiệp.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Ngày 14-4, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã tổ chức Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 6. Chương trình được tổ chức hằng năm tại TPHCM nhằm tuyên truyền đến người dân để tạo nếp nghĩ và thói quen sử dụng tiết kiệm, tái chế và tái sử dụng.

Việt Nam Xanh - Xử lý 'rác' giùm doanh nghiệpH ọc sinh tham gia Ngày hội Tái chế chất thải lần thứ 6 tại TPHCM.

Không mặn mà

Hoạt động được người dân nhớ và tham gia nhộn nhịp nhất chính là phần đổi chất thải nguy hại (CTNH) để lấy quà.  Pin, bóng đèn, lọ đựng hóa chất đã qua sử dụng, vỏ hộp sữa… được người dân giữ lại trong 1 năm để đem đến chương trình đổi lấy những sản phẩm mới hay những quà tặng thiết thực.

Ông Nguyễn Tiến Thới, đại diện ban tổ chức, cho biết mỗi năm chương trình tiếp nhận trên 5 tấn CTNH và chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP xử lý. Chi phí xử lý lượng CTNH này trích từ ngân sách TP. Theo ông Thới, năm nay có 30 đơn vị tham gia chương trình, phần lớn là các doanh nghiệp (DN) có thể thu hồi sản phẩm để tái chế như giấy, vỏ hộp sữa…. Còn các DN sản xuất các sản phẩm mà khi đã qua sử dụng được xếp vào danh mục CTNH như pin, ắc quy, bóng đèn… đều không tham gia chương trình dù được ban tổ chức mời khá nhiều lần.

Cần hướng dẫn của Nhà nước

Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định một số sản phẩm khi đã qua sử dụng được xếp vào danh mục CTNH mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
 
Điều 30 của Nghị định 117 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn hoặc thải bỏ theo quy định. Nếu hành vi này gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt thêm từ 50-70 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, phần lớn các DN thuộc đối tượng của các quy định trên chưa có kế hoạch thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Do đó, phần lớn CTNH trong các hộ gia đình vẫn để lẫn vào chất thải sinh hoạt hoặc được xử lý chung lẫn với chất thải sinh hoạt hoặc đổ bậy ra môi trường.
 
Thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 8.328 tấn ắc quy acid trong phương tiện giao thông ô tô, trong khi đó, tuổi thọ trung bình của một sản phẩm ắc quy acid sử dụng cho ô tô là 2 năm. Mỗi năm có tới 120.000 chiếc tivi, đầu máy video, radio cassette, máy giặt, tủ lạnh bị thải bỏ…
 
Theo TS Lê Văn Khoa, Khoa Môi trường ĐH Bách khoa TPHCM, hầu hết các nước đều bắt buộc DN phải thu hồi, xử lý sản phẩm đã qua sử dụng như một khâu trong quá trình sản xuất. Ví dụ, Nhật Bản quy định các DN sản xuất đồ điện tử phải thu hồi từ 50% - 60% sản phẩm đã qua sử dụng. Tại Việt Nam, dù đã có luật và nghị định quy định về xử phạt nhưng lại thiếu phần hướng dẫn thực hiện.
 
DN phải thu hồi bao nhiêu phần trăm sản phẩm đã qua sử dụng, cách thức thu hồi như thế nào, họ phải xử lý hay giao các đơn vị khác xử lý, cơ chế - chính sách gì để khuyến khích các DN đầu tư thiết bị - nhà máy xử lý các sản phẩm này đều bỏ ngỏ… Năm 2011, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Quyết định quy định về thu hồi, xử lý một số sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
 
Theo đó, tỉ lệ thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ tối đa là 75%, tùy vào từng loại sản phẩm, chậm nhất vào ngày 31-3 hằng năm, DN phải gửi báo cáo về số lượng sản phẩm đã đưa ra thị trường và số lượng sản phẩm thải bỏ đã được thu hồi, xử lý đến cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Tuy nhiên, hiện nay quyết định này vẫn chưa được ban hành để làm cơ sở thực hiện và kiểm tra việc thực hiện của các DN.
 

Các sản phẩm phải được thu hồi, xử lý

Theo dự thảo Quyết định quy định của Chính phủ về thu hồi, xử lý một số sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ, các sản phẩm sau đây phải được thu hồi, xử lý: Ắc quy và pin; thiết bị điện, điện tử gồm bóng đèn compact, bóng đèn huỳnh quang, máy vi tính, máy in, tivi…; dầu nhớt, mỡ bôi trơn; hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản; săm, lốp; phương tiện giao thông: ô tô, xe máy…

Theo Người lao động

Rác thải thành điện thắp sáng nông thôn

Thứ 2, 15/04/2013 | 09:36
Lần đầu tiên tại TT-Huế, khí Biogas làm từ rác thải ô nhiễm được dùng làm năng lượng chiếu sáng tại nhiều tuyến đường thuộc thành phố Huế, mở ra triển vọng ứng dụng thắp sáng công cộng cho các vùng nông thôn trong cả tỉnh.

Rác thải điện tử - công nghiệp tỷ đô: Mỏ vàng chết người

Thứ 6, 12/04/2013 | 11:50
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng ưa chuộng những sản phẩm điện tử mới nhất, là các yếu tố rút ngắn vòng đời của sản phẩm và làm gia tăng núi rác thải. Nghề kinh doanh rác thải điện tử trở nên phát đạt nhưng cũng phát sinh nhiều hệ lụy.

Lò đốt rác thải y tế ở Hải Phòng đang quá tải

Thứ 5, 11/04/2013 | 15:33
Với số lượng rác thải y tế nguy hại ngày càng tăng khoảng 600kg/1 ngày, hiện lò đốt tại Hải Phòng đang phải vận hành quá công xuất.

Bất lực nhìn rác thải tràn ngập Chương Mỹ

Thứ 5, 11/04/2013 | 08:34
Thời gian gần đây, người dân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ liên tục gọi điện phản ánh tình trạng môi trường sống ở xã Tiên Phương đang bị ô nhiễm rất nặng nề do rác thải sinh hoạt lâu ngày không được thu gom, xử lý

Rác thải 'tấn công' tuyến đường đê biển

Thứ 2, 08/04/2013 | 15:20
Những năm gần đây, huyện Diễn Châu đã chú trọng, đầu tư nhiều tuyến đường bám bờ biển dài hàng chục km nhằm ngăn mặn và ngăn triều cường để bảo vệ khu dân sinh cũng như hoa màu.