Xử phạt bằng tiền, hãy dùng “đơn vị tính” là “mức lương tối thiểu”!

Xử phạt bằng tiền, hãy dùng “đơn vị tính” là “mức lương tối thiểu”!

Thứ 4, 10/04/2019 | 23:07
1
Sự việc ép hôn phụ nữ trong thang máy và bị phạt 200 ngàn đồng, khiến nhiều người “nhếch mép” cười trong tháng vừa qua. Hình thức phạt tính bằng tiền có lẽ không còn phù hợp.

Ngày 4/3, một nữ sinh bị “yêu râu xanh” sàm sỡ tại thang máy chung cư Golden Palm ở Hà Nội, và hành vi này, theo quy định hiện hành, chưa đủ để phạt theo luật hình sự nên đã bị phạt hành chính là 200.000 đồng (bằng chữ: hai trăm ngàn đồng chẵn) khiến già, trẻ, gái, trai đều vô cùng bức xúc và phẫn nộ bởi mức phạt quá nhẹ.
Sự việc chưa “hạ nhiệt”, thì vào ngày 2/4 vừa qua, clip  ghi lại cảnh một bé gái bị gã đàn ông ngoài 60 tuổi sàm sỡ trong thang máy ở chung cư trên đường Nguyễn Khoái, quận 4, TP.HCM khiến cộng đồng rất “tò mò” xem lần này hành vi đó có bị coi thuộc tội hình sự và mức tiền bị phạt kèm theo sẽ là bao nhiêu?

Xi nhan Trái Phải - Xử phạt bằng tiền, hãy dùng “đơn vị tính” là “mức lương tối thiểu”!

Hành vi sàm sỡ, tấn công phụ nữ trong tháng máy ngày 4/3 bị xử phạt 200.000 đồng


Nhiều người cho rằng cần tăng mức tiền phạt lên, chẳng hạn mức phạt hiện hành là 200.000 đồng, thì sẽ được tăng lên thành 1.000.000 đồng hoặc nhiều hơn. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, phạt tiền là việc tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định để sung quỹ Nhà nước. Xét về nội dung và giá trị các tác động của hình phạt, phạt tiền tước bỏ một số quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến kinh tế (tình hình tài sản) của họ, và thông qua đó đạt mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt.

Trong Bộ luật Hình sự 2015, theo điều 32, chương VI, hình thức phạt tiền này nằm trong cả hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung (tức là đi kèm theo một hình phạt chính đối với mỗi loại tội phạm), và cả trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ở điều 23,  mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tuy nhiên, thể 5 - 10 năm trước, số tiền 200.000 đồng hay 500.000 đồng thì là lớn, nhưng hiện tại,số tiền này chỉ còn mang ý nghĩa ...tượng trưng. Điều này khiến tính răn đe cho các hình vi phạm pháp bị giảm nhẹ theo. Như vậy, phạt tiền theo mức tiền của những khung hình phạt được liệt kê trong Điều 23 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã có sự không hợp lý. Cũng như với hình thức phạt bổ sung bằng tiền, cần quy ra một đơn vị tính nào đấy có giá trị ổn định hơn, bám sát cuộc sống, xã hội hơn


Như vậy, cần xem xét để giá trị của mức phạt tiền sao cho ổn định, chẳng hạn quy ra theo lương, mà đơn v tính là lương tối thiểu. Lương là giá cả sức lao động, chịu sự chi phối của tuơng quan cung -cầu lao động trên thị trường. Hơn nữa, mức lương tối thiểu được điều chỉnh và ra quy định định kỳ hằng năm bởi Hội đồng Tiền lương quốc gia. Cụ thể như mức lương tối thiểu vùng I năm 2009 (theo Nghị định 110/2008/NĐ-CP) là 800.000 đồng thì năm 2019, mức lương tối thiểu vùng I đã tăng (theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP) lên 4.180.000 đồng. Chính vì vậy, nếu căn cứ xử phạt hành chính theo mức lương tối thiểu, thì sẽ không xảy ra các vấn đề như sự bất ổn giá trị đồng tiền theo thời gian.

Ví dụ, nếu hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” quy định điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP bị phạt 100 – 300 nghìn đồng. Thay vào đó, có thể sửa đổi phạt mức tiền bằng nửa tháng lương tối thiểu hoặc gấp đôi, gấp ba mức lương tối thiểu tùy theo mức độ vi phạm.
Điểm chính ở đây là giải quyết được bài toán mức tiền phạt bị mất giá trong các thời điểm hiện tại và tương lai. Mức lương tối thiểu thì “bám sát” nhất vào giá trị đồng tiền thời điểm đó. Mức lương tối thiểu là thước đo cho sự phát triển của kinh tế, hơn nữa cũng phù hợp với tình trạng đời sống xã hội. Mức lương tối thiểu có thể trở thành “đơn vị tính” ổn định và phù hợp theo sự phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để quy định mức hình phạt trong luật pháp.

Phạt bằng tiền, mà đơn vị tính là “lương tối thiểu” vừa thể hiện tính răn đe vừa có giá trị ổn định hơn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của hành vi phạm pháp mà số lượng “tháng lương tối thiểu” bị phạt cũng điều chỉnh theo. Hơn nữa, nó cũng đúng với mục đích của phạt tiền là biện pháp tác động có mức độ nghiêm khắc cao hơn so với cảnh cáo.

HẠNH MỸ      

Cựu Viện phó VKSND sàm sỡ bé gái trong thang máy: Có phải hệ lụy của "phạt 200 nghìn vụ cưỡng hôn trong thang máy"?

Thứ 5, 04/04/2019 | 20:55
Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng xuất hiện trong clip "sàm sỡ bé gái ở quận 4, TP.HCM", các chuyên gia văn hoá, xã hội học đã có phản ứng, lên án mạnh mẽ về hành động này.

Vụ sàm sỡ nữ sinh trong thang máy phạt 200 nghìn đồng: Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương sửa quy định

Thứ 6, 22/03/2019 | 18:52
Chiều 22/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký văn bản truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban chỉ đạo 138 giải quyết phản ánh của báo chí về một số vụ gây mất an ninh, trật tự xảy ra thời gian qua.

Vụ “yêu râu xanh” bị phạt 200 nghìn đồng lên báo nước ngoài

Thứ 5, 21/03/2019 | 14:48
Nhiều người dân Việt Nam đã tỏ ra bức xúc khi một người đàn ông chỉ bị phạt 200.000 đồng (8,61 USD) vì cưỡng hôn một phụ nữ trong thang máy tại chung cư ở Hà Nội, AFP viết.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Vinh của Vinh

Thứ 4, 31/01/2024 | 07:00
Có thể hơi chơi chữ chút, nhưng nó là như thế này, tôi muốn nói về cuốn “Vinh phố của tôi” của Phạm Thùy Vinh.

Trước tiền…

Thứ 2, 09/10/2023 | 07:00
Từ năm 1998, pháp lệnh chống tham nhũng đã được ban hành, và về danh nghĩa nó phải được thực hiện nghiêm túc từ hồi ấy.

Chơi mạng xã hội

Thứ 2, 25/09/2023 | 07:00
Vụ án bà Phương Hằng vừa chấm dứt với bà, còn một số người liên quan vẫn đang... chờ.

Quân hồi vô phèng

Thứ 4, 20/09/2023 | 07:37
Thú thực, cho đến bây giờ tôi vẫn không rõ lắm cái câu mà ngày xưa tôi thấy mẹ tôi hay dùng để mắng chúng tôi khi chúng tôi làm gì đấy mà cụ cho rằng vô tổ chức, vô kỷ luật, trên dưới lộn tùng phèo...

Lại nói về văn học trong nhà trường phổ thông

Thứ 7, 09/09/2023 | 07:07
Văn chương khi được đưa vào nhà trường phổ thông, buộc phải qua một quá trình lựa chọn vô cùng khắt khe...
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.