Bệnh nhân ngộ độc botulinum, ngành y tế “chạy đua” tìm thuốc hiếm

Bệnh nhân ngộ độc botulinum, ngành y tế “chạy đua” tìm thuốc hiếm

Nguyễn Thành Nhân
Thứ 5, 25/05/2023 | 21:39
0
Khi hàng loạt vụ ngộ độc botulinum xảy ra cùng lúc, ngành y tế đã nỗ lực hết sức để cứu chữa bệnh nhân nhưng vẫn lúng túng với khó khăn.

Cố gắng hết sức vẫn không kịp cứu bệnh nhân

Chiều 25/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Tp.HCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp các thông tin được dư luận quan tâm trên địa bàn. Tại buổi làm việc, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh Văn phòng Sở Y tế Tp.HCM đã chia sẻ về tình trạng thiếu một số loại thuốc hiếm.

Đại diện Sở Y tế Tp.HCM cho biết, địa phương không có sẵn các thuốc cấp cứu để ứng phó với các trường hợp ngộ độc botulinum vừa xảy ra. Đối với các trường hợp đột xuất phát sinh, nguồn cung ứng đối với các loại thuốc này vẫn là vấn đề nan giải, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan.

Ngày 22/5, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về các trường hợp ngộ độc botulinum toxin do các bệnh viện trên địa bàn Tp.HCM (Chợ Rẫy, Nhân Dân Gia Định và Nhi Đồng 2) và Sở Y tế Tp.HCM báo cáo, Cục Quản lý Dược đã có công văn khẩn cấp gửi đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị hỗ trợ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT).

Ngày 23/5, WHO đã tích cực rà soát và điều phối thuốc và có công văn phản hồi thực hiện phương án vận chuyển thuốc khẩn cấp dưới sự can thiệp và hỗ trợ của Bộ Y tế về thủ tục nhập khẩu thuốc.

Dân sinh - Bệnh nhân ngộ độc botulinum, ngành y tế “chạy đua” tìm thuốc hiếm

Thuốc giải độc tố botulinum (BAT - Botulism Antitoxin Heptavalent), giá 8.000 USD/lọ, rất hiếm ở Việt Nam.

Đến 19h ngày 24/5/2023, 6 lọ thuốc giải độc tố Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT) về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Tại TpHCM, Sở Y tế đã chuẩn bị sẵng sàng các phương án, cùng với lãnh đạo Cục Quản lý Dược và đại diện các đơn vị tiếp nhận thuốc. Đến 21h, các thủ tục giao nhận khẩn cấp hoàn tất.

Tuy nhiên, người đàn ông 45 tuổi ngộ độc botulinum ở Tp.HCM tử vong ngay trong đêm thuốc giải được chuyển từ Thụy Sĩ về Việt Nam. Hai trường hợp đang điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không kịp sử dụng vì quá thời gian truyền thuốc hiệu quả nhất. Hai người bệnh (18 tuổi và 26 tuổi) cầm cự hơn 10 ngày bằng thở máy trong tình trạng liệt cơ gần như hoàn toàn.

Chánh Văn phòng Sở Y tế Tp.HCM Lê Thiện Quỳnh Như cho biết thêm, thuốc hiếm là thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có ban hành kèm theo thông tư của Bộ Y tế quy định. Theo danh mục này, hiện nay Tp.HCM đang thiếu một số thuốc như thuốc nhỏ mắt Atropin (Bệnh viện Mắt), thuốc uống Acitretin (Bệnh viện Da liễu), thuốc viên Dapson phối hợp sắt oxalat (Bệnh viện Da liễu), thuốc tiêm Mitoxantrone (Bệnh viện Truyền máu Huyết học), thuốc tiêm Idarubicin (Bệnh viện Truyền máu Huyết học) và thuốc tiêm Foscarnet trisodium hexahydrate (Bệnh viện Truyền máu Huyết học).

Đây hầu hết là các thuốc dùng trong trường hợp khẩn cấp, nhu cầu sử dụng ít và không sẵn có ở Việt Nam. Các thuốc này thiếu trong thời gian dài do không có nhà cung ứng.

“Để đáp ứng nhu cầu điều trị, các bệnh viện đã sử dụng phác đồ thay thế. Khi thay thế bằng các thuốc khác, bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán. Vì thế, Sở Y tế đề xuất cơ chế mua sắm dự trữ thuốc hiếm cấp địa phương hoặc quốc gia bằng nguồn ngân sách nhà nước”, bà Như nói.

Nhu cầu thuốc hiếm cần đánh giá chính xác

Thực tế này cũng được lãnh đạo các bệnh viện phản ánh, thời gian qua, nhiều loại thuốc giải độc, chống độc rất thiếu ở Việt Nam. Đây là những thuốc thường ít khi bệnh nhân sử dụng, giá rất đắt nên các bệnh viện không dự trữ hoặc cần Bộ Y tế phê duyệt mua sắm. Điều này dẫn đến khi bệnh nhân có nhu cầu thì không có thuốc dùng, chậm trễ điều trị.

Dân sinh - Bệnh nhân ngộ độc botulinum, ngành y tế “chạy đua” tìm thuốc hiếm (Hình 2).

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị ngộ độc botulinum tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Vào tháng 4/2021, một bệnh nhân 14 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang bị rắn hoa cổ đỏ cắn. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, rối loạn đông máu, máu chảy từ vết thương không cầm, xuất huyết nhiều nơi. Dù đã được truyền máu liên tục nhưng bệnh nhi vẫn suy hô hấp, tử vong.

Thời điểm này nhiều nước cũng không có huyết thanh kháng nọc rắn này, chỉ có Nhật Bản đang nghiên cứu, muốn sử dụng phải có ký kết hợp tác nghiên cứu.

PGS.TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết hiện nay bệnh viện cũng đang thiếu thuốc Methylen Blue để giải độc cho tình trạng ngộ độc Methemoglobin (có trong củ dền, thuốc diệt cỏ, thuốc nhuộm...).

Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM cho hay, thuốc Methylen Blue rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng/lọ nhưng không ai nhập vì số lượng mua quá ít. Nếu mua nhưng sử dụng không hết sẽ bị quy trách nhiệm vì dự trù không sát.

Về huyết thanh kháng nọc rắn, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng Tp.HCM có huyết thanh kháng nọc rắn lục, rắn hổ đất trong nước sản xuất; huyết thanh kháng nọc rắn chàm quạp (mua ở Thái Lan). Nhưng cả 2 bệnh viện đều thiếu huyết thanh kháng nọc rắn đa giá (dùng điều trị những hội chứng nhiễm độc do rắn độc cắn trong tình huống chưa xác định chắc chắn loại rắn).

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 thông tin, đối với 1 bệnh nhân bị nọc độc rắn hổ cũng giống như ngộ độc botulinum. Nếu có thuốc giải độc thì bệnh nhân sẽ không phải thở máy, khỏe và sống. Còn không có thuốc thì bệnh nhân thở máy kéo dài nhiều tháng và nguy cơ tử vong do nhiễm trùng huyết, viêm phổi.

“Tất cả những ca bị rắn cắn nếu bệnh nhân đến được bệnh viện và có thuốc giải độc kịp thời thì phần lớn được cứu sống. Nhưng nếu dùng thuốc hiếm mà "xách tay" (thuốc đúng, thuốc tốt) để cứu người khẩn cấp thì phải họp hội đồng chuyên môn, xin phép Sở Y tế cho phép thì mới dám dùng”, PGS.TS Phạm Văn Quang nói.

Trong khi đó, việc ngộ độc botulinum đã từng xảy ra ở Tp.HCM hồi năm 2020 do bệnh nhân ăn pate chay. Lúc đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tài trợ khẩn cấp 10 lọ thuốc giải độc từ Thụy Sĩ về Việt Nam cứu chữa bệnh nhân.

Tháng 3/2023 xảy ra vụ 10 bệnh nhân ở Quảng Nam ngộ độc sau ăn cá muối chua, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy mang 5 lọ thuốc giải độc cuối cùng của cả nước đến hỗ trợ điều trị. Vì thế, ông Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đề xuất lập quỹ dự trữ thuốc hiếm do Bộ Y tế quản lý, nhằm dễ dàng điều phối đến các địa phương khi cần.

Đề xuất cơ chế đặc thù

Trả lời Người Đưa Tin, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.HCM nhận định, những thuốc hiếm như BAT, huyết thanh trị độc rắn cắn..., nếu chỉ phó mặc cho các cơ sở điều trị đặt mua thì rất khó và cũng chỉ có thể đặt số lượng rất ít (vì thuốc có hạn dùng ngắn và đắt tiền, khó bảo quản). Chưa kể, việc mua thuốc rất gian nan vì các công ty bán với số lượng ít, lợi nhuận không nhiều.

Do đó, cách tối ưu nhất để bảo đảm việc điều trị là phải có dự trữ quốc gia về các thuốc hiếm. Thuốc nên được Bộ Y tế dự trù 6 tháng hoặc một năm, sau đó đàm phán giá, mua về và dự trữ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM điều chuyển ngay khi cần.

"Việc mua thì phải chấp nhận, nếu cả năm không dùng đến thì phải thấy may mắn, tức là không có ai bị ngộ độc cả, thà mất tiền như vậy còn hơn", bà Lan cho hay.

Tại họp báo hồi tháng 10/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ Y tế đang nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ một số loại thuốc hiếm, thuốc cần thiết cho điều trị bệnh hiếm gặp.

Bộ Y tế cũng đẩy mạnh cấp phép quản lý giá thuốc, trang thiết bị y tế, nhất là đối với thuốc hiếm. Đồng thời hoàn thiện thể chế về quản lý trang thiết bị y tế; khuyến khích doanh nghiệp dược trong nước sản xuất mặt hàng thuốc hiếm để chủ động nguồnbotulinum

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc do độc tố của botulinum gây ra

Thứ 4, 24/05/2023 | 11:55
Trường hợp nặng thì trung khu thần kinh tuần hoàn và hô hấp bị liệt (khó thở, thở nhanh, nông) cuối cùng thì tử vong do ngạt.

Từ vụ 3 người ngộ độc Botulinum bị liệt hoàn toàn, Bộ Y tế lên tiếng về thuốc giải độc

Thứ 3, 23/05/2023 | 13:05
Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm.

Liên tiếp ngộ độc botulinum ở TPHCM, cơ quan y tế khẩn trương vào cuộc

Chủ nhật, 21/05/2023 | 18:35
Sau khi 3 trẻ em ngộ độc botulinum, 3 trường hợp khác là người lớn đã nhập viện cùng nguyên nhân này, cơ quan y tế và công an Tp.Thủ Đức đã vào cuộc.
Cùng tác giả

Tp.HCM cảnh báo tội phạm mua bán người sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc

Thứ 6, 12/04/2024 | 06:31
Công an Tp.HCM thực hiện thống kê, lập danh sách các đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người trên địa bàn để tăng cường nắm tình hình.

Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính đối với 24 dự án chậm cấp sổ hồng

Thứ 5, 11/04/2024 | 22:06
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện có 30.061 căn hộ đủ điều kiện cấp sổ hồng nhưng chủ đầu tư và người mua nhà chưa nộp hồ sơ.

Tp.HCM tăng cường xử lý "xe dù, bến cóc" dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 11/04/2024 | 21:55
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5.

Tháo gỡ điểm nghẽn để ngành mía đường phát triển ổn định

Thứ 6, 05/04/2024 | 16:01
Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh chênh lệch nhu cầu và nguồn cung.

Doanh nghiệp ngành gỗ thích ứng linh hoạt để đạt mục tiêu xuất khẩu

Thứ 5, 04/04/2024 | 14:00
Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất đang gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng vẫn còn dư địa để mở rộng thị phần trong tương lai.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: 22 hành khách thoát nạn trên xe khách bốc cháy trơ khung trên cao tốc

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:00
22 hành khách kịp thoát khỏi chiếc xe khách bốc cháy trên cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Ngăn chặn những kẻ có dấu hiệu can thiệp đấu giá khoáng sản ở TT-Huế

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:45
Kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá.

Hà Nội: Trao quà cho 100 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:36
UBND Tp.Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tháng công nhân năm 2024.

Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân vùng hạn ở Cà Mau

Thứ 5, 18/04/2024 | 21:31
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã tổ chức vận chuyển nước ngọt từ đảo vào đất liền, để cấp miễn phí cho người dân vùng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Tp.HCM: Dịch bệnh tay chân miệng gia tăng, người dân cần làm gì?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:16
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp.HCM (HCDC) vừa có báo cáo tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tuần 15 (từ ngày 8 - 14/4).
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024: Gia tăng nắng nóng ở khu vực nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (18/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hà Nội: Trao quà cho 100 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:36
UBND Tp.Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tháng công nhân năm 2024.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Thứ 5, 18/04/2024 | 08:46
Ngày 17/4, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.

Thanh Hóa dự kiến giảm ít nhất 1/3 "nhà tạm, dột nát"

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:13
Mục tiêu tới hết quý 3/2025, Thanh Hóa dự kiến huy động hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa, xây mới ít nhất 5.000 căn nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh này.

Ngăn chặn những kẻ có dấu hiệu can thiệp đấu giá khoáng sản ở TT-Huế

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:45
Kịp thời ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá.