Biến đường sắt Cát Linh – Hà Đông thành chợ đêm hoành tráng nhất, tại sao không?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm một lần lỡ hẹn. Hẳn nhiều người vẫn đang ôm trong mình sự tức tối. Thế nhưng, thay vì giận dữ, sao không thử “biến sự tức giận thành điều gì đó tốt đẹp hơn”? Ở một phương án khác, dự án này hoàn toàn có thể trở thành chợ đêm hoành tráng nhất Đông Nam Á..

Có lẽ tôi cũng như rất nhiều công dân thủ đô, đã rất kỳ vọng vào sự ra đời của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Đó là ngày, xe máy đi vào quá vãng, tắc đường chỉ còn là kí ức buồn. Đó là ngày, người dân có thể thong thả ra đường, bước chân vào tàu điện, đọc vài mẩu tin tức, xem một đoạn hài ngắn đã đến chỗ làm, bỏ mặc thời tiết, bỏ mặc những công cụ ngụy trang như áo mưa, áo chống nắng... sau lưng. Đó là ngày, có thể ngắm bình minh hay hoàng hôn từ trên cao, cho mình chút lãng mạn giữa cuộc sống xô bồ đến nghẹt thở!

Chúng tôi cứ nhìn hệ thống đường sắt Trung Quốc, Singapore để tưởng tượng ra viễn cảnh tươi đẹp đó trong sự khắc khoải. Tháng 11/2011, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức được khởi công. Ai cũng tin vào lời hứa hẹn đầu tiên, rằng đến năm 2015, Thủ đô sẽ thụ hưởng tuyến đường sắt trên cao vốn chỉ có ở các đô thị hiện đại trên thế giới. Hóa ra, đó cũng chỉ là lời “trót lưỡi đầu môi”.

Cây cối bị chặt hạ, nhà cửa lần lượt giải tỏa… Hà Nội ngổn ngang như một đại công trường. Cát Linh – Hà Đông kể từ đó hát khúc nhạc buồn từ năm này qua năm khác, như kẻ thất tình ca mãi câu “Hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều”.

Tháng 9/2016, tháng 10/2017, tháng 12/2017, tháng 9/2018 và tháng 4/2019 là những dấu mốc người dân chờ đón Cát Linh – Hà Đông như chờ một… thiên thần. Nhưng thiên thần ấy mãi vẫn không ra đời.

Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho thấy, 13 đoàn tàu, sức chứa trên 1000 khách/lượt đã nhập về nhưng đều chưa thể đi vào hoạt động thương mại vì chưa được nghiệm thu và được kiểm định, cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật từ cục đăng kiểm. Đi cùng với kết luận ấy là hàng loạt vấn đề được hội đồng nghiệm thu nhà nước đưa ra đến nhói lòng.

8 lần lỡ hẹn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn… chở gió. Trên 600 nhân lực vẫn... chờ được vận hành còn đoàn tàu thì vẫn nằm phơi mưa nắng. Trong khi đó, bao câu chuyện buồn đã xảy ra kể từ khi công trình này thi công.

Trên đường đi khám bệnh, người đàn ông tên Phong (60 tuổi) cùng vợ thoát chết khỏi thanh sắt như sợi dây thừng lao từ trên lao xuống. Máu đầm đìa thấm vào chiếc sơ mi trắng, miệng ông vẫn lẩm bẩm gia đình có phúc. Bởi chỉ cách ông vài bước chân, một thượng úy công an tử nạn vì thanh sắt rơi trúng đầu.

Đó chỉ là mở màn cho không ít bi kịch đã xảy ra. Nếu không nhầm, 2 chiếc taxi, 1 chiếc ô tô và 2 công nhân đã tử nạn cũng liên quan đến công trình này. Chưa kể, việc thi công công trình còn góp phần gây ô nhiễm, tắc đường, tàn phá tài nguyên thiên nhiên… Nghĩ mà nó đau!

Nhưng, Bộ GTVT vẫn cố gắng “phấn đấu” hoàn thành dự án trong năm 2019 thì hãy cứ đặt niềm tin. Tin bao nhiêu lần rồi, hà cớ gì không tin thêm lần nữa. 1% cũng phải tin.

Hà Nội đã từng có rất nhiều biểu tượng: Cầu Long Biên – “chiếc cầu nối 2 thế kỷ”; khuê văn các – biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến; cột cờ Hà Nội – nhân chứng lịch sử, tinh thần bất khuất của cả dân tộc trong các cuộc chiến tranh… Đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng có thể trở thành một biểu tượng trong cuộc sống hiện đại.

Nếu không thể đưa vào vận hành, đường sắt Cát Linh – Hà Đông có thể trở thành một bảo tàng trên cao độc nhất vô nhị của ngành GTVT. Nhìn nhân chứng sống mỗi ngày, những người trong ngành nói riêng, người dân nói chung sẽ lấy đó làm bài học để đời để “sửa sai” trong những dự án tiếp theo.

Hoặc cũng có thể tận dụng chúng để phát triển mô hình kinh tế đêm của Thủ đô. Chợ đêm Hà Nội không thiếu, phố đi bộ thì lại càng không. Nhưng chợ đêm trên cao hay phố đi bộ trên cao thì hẳn sẽ lại là tuyệt tác. Trước đây, việc lên cao, uống café ngắm phố ban đêm phải trả một khoản tiền không nhỏ. Nếu tận dụng Cát Linh – Hà Đông để biến chúng trở thành một địa điểm ăn uống, đi dạo trên cao với mức giá bình dân hơn thì lo gì không được ủng hộ.

Hoặc một ý tưởng cũng không kém phần táo bạo mà cộng đồng mạng từng đưa ra, đó là biến đường sắt Cát Linh – Hà Đông trở thành những đường hoa trên cao đầy sắc màu. Thiết nghĩ, trong lúc môi trường Hà Nội đang ngày càng ô nhiễm thì đây là ý tưởng không tồi. Thành phố xanh mát hơn ban ngày. Đêm đêm, cây xanh, hoa lá hít CO2, nhả O2 sẽ tạo ra không gian thật dễ thở…

Bức xúc, buồn hay vui cũng chỉ là cảm xúc. Thôi thì đã không thể “chống cự” với kết quả đó thì chúng ta “tận hưởng”…

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Đề xuất thi THPT quốc gia trên máy tính: Học sinh nghèo biết phải làm sao?

Thứ 4, 25/09/2019 | 14:56
Để làm tốt bài thi THPT Quốc gia trên máy tính, thí sinh không chỉ phải có kiến thức tốt về môn học mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng được máy tính. Với những học sinh nghèo thì việc có một chiếc máy tính cá nhân để luyện tập là ước mơ xa xỉ.

Đừng chê những người bỏ 30 triệu đồng ra xếp hàng mua iPhone

Thứ 4, 25/09/2019 | 09:06
Tại sao nhiều người mơ ước mua một chiếc Ferrari trong khi những chiếc ô tô giá rẻ khác vẫn tuyệt vời? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cũng sẽ giải quyết được thắc mắc khó hiểu về việc tại sao nhiều người vẫn đổ xô đi mua iPhone mỗi khi sản phẩm mới ra mắt.

Học gì ra làm nhân viên Địa ốc Alibaba?

Thứ 3, 24/09/2019 | 09:34
"Cẩm nang Sale bất động sản" do CEO Nguyễn Thái Luyện chắp bút có đoạn: "Anh chị thường nghe câu nói: Một người làm quan cả họ được nhờ. Sắp tới đây, anh chị sẽ nghe câu nói tương tự: Một người làm Địa ốc Alibaba, cả họ được nhờ". Đâu ai ngờ, một người làm Địa ốc Alibaba, cả họ chưa được nhờ bỗng nhiên thành con nợ.

Trà Phúc Long bị tố dối trá khi kêu gọi vì môi trường: Làm kiểu nửa vời thì đừng làm

Thứ 3, 24/09/2019 | 15:46
Thùng rác có đến 10 ô để phân loại rác như Phúc Long đang làm chẳng khác nào ma trận đánh đố người tiêu dùng. Họ thà đi xa thêm một đoạn rồi vứt toẹt vào một thùng rác khác còn hơn "yêu môi trường".

Đường sắt nghìn tỷ Cát Linh – Hà Nội: Chưa tìm được tiếng nói chung

Thứ 2, 23/09/2019 | 05:30
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 7750/BGTVT-CQLXD về việc thống nhất áp dụng định mức khoan cọc nhồi vào cuội sỏi áp dụng cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Lý do tôi không bao giờ dùng iPhone

Thứ 2, 23/09/2019 | 08:00
iPhone 11, iPhone Pro Max mới ra làm chao đảo cộng đồng mạng cũng như ông chồng tôi. Với tôi, những "siêu phẩm" có 3 camera trông có chẳng nào than tổ ong, kém thẩm mỹ và tốn tiền.

Phân tích phát ngôn: “Đàn ông Hàn không có điều kiện mới lấy vợ Việt”

Chủ nhật, 22/09/2019 | 08:16
Việc 80% số phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại quốc vì lợi ích kinh tế là con số không lạ nhưng dư luận dường như vẫn không chịu chấp nhận sự thực nghiệt ngã sau các vụ kết hôn chớp nhoáng và ra sức “ném đá” các phát ngôn cay đắng về thân phận các cô dâu Việt.

Để Mị nói cho mà nghe: Phải học kỹ năng sinh tồn trước khi lấy chồng

Thứ 6, 20/09/2019 | 07:45
Mị trầm ngâm nhớ đến show truyền hình sinh tồn của Mỹ mà Mị xem trên Discovery Channel rồi gật gù: “Lấy chồng giờ cũng cần kỹ năng sinh tồn như đi vào rừng ý”.

Ăn thịt chó là quyền của mỗi người

Thứ 4, 18/09/2019 | 14:46
Cuộc tranh luận về việc nên hay không nên ăn thịt chó giống như câu hỏi “con gà có trước hay quả trứng có trước”. Lòng vòng và không có hồi kết.