Chồng mất có nên ở vậy để nuôi dưỡng bố mẹ chồng?

Tôi nghĩ, yêu thương bố mẹ chồng không có nghĩa là phải ở lại nhà chồng mãi mãi. Chị H. còn trẻ, chị cần phải nghĩ cho bản thân, nghĩ cho bố mẹ mình…

Ngày hôm nay trên các diễn đàn tâm sự, tôi thấy nhiều chị em chia sẻ câu chuyện của chị H. kể về phận làm dâu của mình. Theo đó, chị H. (32 tuổi) kể rằng, chị cưới chồng được 7 năm trước, vợ chồng chị chưa có con và sống với bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi. Cách đây 3 năm, chồng chị qua đời vì tai nạn.

Thời gian nguôi ngoai, chị H. vì thương bố mẹ chồng nên không tính chuyện đi bước nữa. Thậm chí, vì muốn con dâu trở về ngoại nên không ít lần bố mẹ chồng khuyên: “Nhìn thấy con mẹ càng nhớ nó”, nghe vậy chị H. không khỏi đau lòng. Hiện, bố mẹ đẻ chị H. một mực khóc xin, bắt chị về nhà và tính chuyện tái hôn, nhưng chị H. vẫn phân vân chưa muốn rời rời khỏi nhà chồng.

Sau khi câu chuyện đăng tải, đa số chị em đều khen chị H. là người con dâu hiền thảo và sống trách nhiệm. Nhiều người còn khuyên chị H. nên làm tròn bổn phận con dâu, vì bố mẹ chồng đã già. Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng theo tôi, chị H. không nên “cố chấp” quá.

Sau 3 năm chồng mất, chị H. đã ở lại hiếu thuận chăm lo cho bố mẹ chồng thế là tốt rồi. Hiện tại, chị H. cần sống cho chính mình. Chị mới 32 tuổi, vẫn còn nhiều cơ hội để lập gia đình, sinh con đẻ cái và sống cuộc đời hạnh phúc như bao người phụ nữ khác. Chồng cũ và chị coi như cũng hết đoạn duyên nợ, anh ấy hẳn cũng không muốn chị H. phải sống cô đơn cả đời.

Chưa kể, chị H. cũng có bố mẹ đẻ, chị hiếu thuận với bố mẹ chồng nhưng việc chị “ở vậy” có phải là hiếu thuận với bố mẹ mình? Nói thật, không bố mẹ nào lại muốn một cô con gái mình nuôi nấng 32 năm nay sống vò võ cả đời. Chưa kể, sau này, bố mẹ chồng rồi sẽ mất đi, lúc đó, chị H. sẽ nương nhờ ai? Ai sẽ chăm sóc chị nốt đoạn đời còn lại?

Một vấn đề, chị H. cũng nên hiểu rằng, bố mẹ chồng đã nói tới mức: “Nhìn thấy con mẹ càng nhớ nó” nghĩa là họ cũng muốn chị H. bước qua quá khứ để tìm cuộc sống mới. Chị H. rời khỏi gia đình chồng cũng là cách giúp bố mẹ chồng trút bỏ được một “ký ức buồn” trong lòng 2 cụ. Ngày nào cũng nhìn thấy chị H. họ càng nhớ, càng đau, càng thương cho đứa con bạc mệnh của mình. Yêu thương, hiếu thuận bố mẹ chồng có rất nhiều cách. Chị H. có thể thường xuyên về thăm ông bà, có thể năng qua lại chứ không có nghĩa là hy sinh cả đời để ở lại nơi đó. Đây là một số ý kiến của riêng tôi. Mong chị H. có thể tham khảo.

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Có nên nhận bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?

Thứ 3, 19/05/2020 | 08:30
Có không ít lý do để người tham gia bảo hiểm xã hội muốn nhận BHXH 1 lần, đặc biệt là với những ai đang cần ngay một khoản tiền. Tuy nhiên, họ lại không biết đến những thiệt thòi về sau.

Con du học, “xé” cam kết không về địa phương: Trách nhiệm nêu gương của cán bộ “rách toạc”

Thứ 3, 12/05/2020 | 10:51
Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo về việc thu hồi kinh phí đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài đối với 4 trường hợp là con quan chức đi học nhưng không về tỉnh phục vụ. Đáng nói, số tiền nộp lại chỉ bằng 1/10 so với quy định và có sự chây ì. PV Người Đưa Tin Pháp Luật đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, người trực ngôn với các chất vấn gai góc trên diễn đàn quốc hội khoá XI, XII.

Xây sân bay rồi, Cao Bằng có "cất cánh"?

Thứ 2, 11/05/2020 | 20:09
Trước thực trạng các địa phương liên tiếp có văn bản xin được xây dựng sân bay riêng và mới đây nhất là đề xuất của tỉnh Cao Bằng, đã có không ít ý kiến tỏ ra lo ngại về việc lãng phí nguồn vốn đầu tư và thậm chí còn phá vỡ quy hoạch hàng không nếu không được tính toán kỹ lưỡng.