Công bố nước mắm chứa thạch tín:'Bóp chết' doanh nghiệp truyền thống

Công bố nước mắm chứa thạch tín:'Bóp chết' doanh nghiệp truyền thống

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 5, 20/10/2016 06:26

Liên quan đến khảo sát 67% nước mắm chứa thạch tín (arsen) mà VINASTAS vừa công bố, nhiều ý kiến cho rằng, việc công bố lập lờ gây hoang mang dư luận và “bóp chết” doanh nghiệp nước mắm truyền thống.

Doanh nghiệp mắm truyền thống bị “bóp chết”?

Trong công bố của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (VINASTAS) nhấn mạnh, những loại nước mắm có hàm lượng đạm cao thì đồng nghĩa với hàm lượng arsen cao.

“95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”, Hội này cho biết.

Mặc dù VINASTAS cũng đã trấn an người tiêu dùng không nên quá lo ngại vì trong nước mắm được khảo sát không phát hiện ra arsen vô cơ, tuy nhiên, việc đưa ra thông tin hơn 2/3 lượng nước mắm trên thị trường có dư lượng thạch tín cao vượt ngưỡng của Bộ Y tế đã gây hoang mang lớn trong xã hội.

Dân sinh - Công bố nước mắm chứa thạch tín:'Bóp chết' doanh nghiệp truyền thống

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đang làm mắm cá cơm với người dân vùng biển (Ảnh nhân vật cung cấp). 

Không dừng lại ở đó, dư luận lại đặt câu hỏi có hay không “cuộc chiến” giữa nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống từ kết quả cuộc khảo sát này?

Liên quan đến nghi vấn này, trong buổi công bố, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký VINASTAS cho hay: “88 thương hiệu nước mắm, có tất cả các thương hiệu trên thị trường, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng. Mục đích của khảo sát lần này của chúng tôi là thông tin cho người tiêu dùng biết về thực trạng của nước mắm!”.

Trao đổi với PV, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký VINASTAS khẳng định: “Chúng tôi chưa công bố bất kỳ thông tin gì về danh sách tên các loại nước mắm vượt hàm lượng thạch tín cho phép. Việc công bố là trách nhiệm của Hội và sẽ thông báo công khai”.

Trao đổi với báo chí, ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phan Thiết cho rằng, cách công bố nước mắm nhiễm thạch tín (arsen) của VINASTAS là không chuẩn mực.

Theo ông Hiến, arsen hữu cơ là bình thường, không gây hại cho sức khoẻ, “Arsen có trong cơ thể của người, của động vật. Nó có lợi chứ không có hại!”, ông Hiến khẳng định.

Theo lập luận của ông Hiến, không ai có thể cho arsen hữu cơ vào nước mắm được. Việc đưa ra thông tin như vậy là không có trách nhiệm và cần có nghiên cứu, đưa quy chuẩn cho đúng thực tế và công bằng.

Dân sinh - Công bố nước mắm chứa thạch tín:'Bóp chết' doanh nghiệp truyền thống (Hình 2).

 Người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn nước mắm (Ảnh minh họa).

Một số doanh nghiệp mắm cũng cho rằng, không nên lấy quy chuẩn của nước mắm công nghiệp chỉ 2 - 5 độ đạm để áp dụng đưa ra thông tin arsen cao trong các hãng nước mắm truyền thống từ 30 độ đạm trở lên được.

Việc VINASTAS đưa ra thông tin như thế có thể “bóp chết” ngành nước mắm cổ truyền cũng như có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Với cách thông tin trên, một số chuyên gia cho rằng thiếu sự minh bạch vì không đưa ra nước mắm nhiễm arsen hữu cơ hay vô cơ.

Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng: “Đã công bố khảo sát mang tính khoa học thì phải khoa học. Việc công bố thông tin nước mắm nhiễm arsen này không rõ ràng (xét nghiệm tại phòng thí nghiệm nào, có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định hay không; chưa làm rõ arsen hữu cơ có độc hại với sức khỏe hay không...). Công bố khiến dư luận rất hoang mang, làm khó cho doanh nghiệp, hại người sản xuất nhỏ lẻ.

Công bố khoa học phải cực kỳ khoa học!

Cũng theo TS. Khải, người dân có thể chấp nhận thông tin 67% mẫu nước mắm chứa arsen vì hiện nay tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra khá phổ biến, nhưng họ không chấp nhận hành động của Hiệp hội.

“Người dân không thể hiểu thế nào là arsen vô cơ và arsen hữu cơ (họ chỉ biết, đã ăn vào thì arsen nằm trong ruột-PV). Hơn nữa cũng chưa có tài liệu nào chứng minh arsen hữu cơ lại tác dụng kém hơn arsen vô cơ. Người dân đặt câu hỏi tại sao cá lại có arsen hữu cơ? Đơn vị công bố phải làm rõ được điều này”, TS.Khải nói.

Dân sinh - Công bố nước mắm chứa thạch tín:'Bóp chết' doanh nghiệp truyền thống (Hình 3).

 Không ít người tiêu cực tẩy chay không dùng mắm (Ảnh minh họa).

TS. Khải cho biết, từ năm 1952, ông đã từng đến những vùng chuyên làm mắm cá cơm.

“Tận mắt tôi chứng kiến họ không cho phụ gia, vậy tại sao lại có thông tin arsen vô cơ là do phụ gia? Thực tế, trong tự nhiên luôn tồn tại arsen dưới nhiều dạng khác nhau, nếu cá chứa arsen và ở đâu ra thì cơ quan kiểm nghiệm phải chỉ ra được.

Cần phải nghiên cứu kỹ càng những cơ sở nào có nước mắm arsen cao hơn quy định và công bố công khai. Arsen do quá trình làm nước mắm tự sinh ra hay người làm cho phụ gia vào, cái này phải rõ ràng”, ông Khải dẫn chứng.

“Tôi phản đối công bố này, công bố như vậy người làm nước mắm truyền thống bán cho ai? Đã là khoa học thì công bố phải cực kỳ khoa học”, TS. Khải bức xúc nói.

Liên quan đến công bố của VINASAS, đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh kết quả khảo sát nước mắm trên và giải quyết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Chiều 19/10, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS. Đặng Văn Chính- Chánh Thanh tra (Bộ Y tế) cho biết: “Đoàn kiểm tra liên ngành đang tiến hành thanh tra, rà soát và lấy mẫu tại các địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ. Theo đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) sẽ làm đầu mối và kết quả sẽ được công bố sớm nhất đến người tiêu dùng”.

Cũng theo Chánh Thanh tra Bộ Y tế, việc rà soát và lấy mẫu nước mắm làm cơ sở cho việc thanh tra toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như mặt hàng nước mắm trên toàn quốc vào năm 2017.

Đây sẽ là đợt thanh tra lớn nhất từ trước đến nay đối với sản phẩm nước mắm sau những lo ngại của dư luận đối với chất lượng của mặt hàng này.

N.Giang

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.