Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Nguyễn Quốc Hưng
Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
0
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin đã tìm gặp và hỏi chuyện những người thân trong gia đình cụ Phan Kế Toại: Cụ Vũ Thị Thanh Mỹ (con dâu) và bà Phan Vũ Diễm Hằng (cháu nội của cụ).

Chính sách - Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Cụ Phan Kế Toại thời trẻ.

Phóng viên: Thưa bác và chị, tôi mong có được sự lý giải sâu hơn nữa cho hành động rất con người, mang ý nghĩa dân tộc rất cao của cụ Phan Kế Toại, trong khoảnh khắc giao thời giữa 2 chế độ với rất nhiều nguy hiểm và căng thẳng khi đưa ra quyết định vào đêm ngày 17/8/1945. Một quyết định mà bản thân cụ chắc cũng không thể biết được rằng việc mình làm có chính xác, có đúng không, mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận, nhận thức và tư duy của riêng cụ.

Cụ Vũ Thị Thanh Mỹ: Bất kỳ ở đâu, làm gì cụ Phan Kế Toại cũng lấy chữ "liêm, chính", "an dân", "đạo nghĩa nhân" làm gốc.

Tôi về làm con dâu của cụ cho đến khi cụ mất là 15 năm, không được chứng kiến trực tiếp, nhưng được xem, được đọc những tư liệu trong nhà và nghe kể lại. Có những khi như giai đoạn Nhật bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, thì cụ thấy Nhật đang cai trị nước mình, mà bản thân ở trong “guồng máy” không chống đối được, nhưng cụ thấy việc đó là hại nước hại dân, nên cụ tìm cách hoãn, không hoãn được thì tránh không tham gia.

Tôi nghĩ rằng, cụ làm gì cũng xuất phát từ tấm lòng yêu nước, thương đồng bào. Vào thời điểm xảy ra cuộc khởi nghĩa tháng 8/1945, nếu các bên đánh nhau chẳng hạn, thì sẽ chết chóc, sẽ đổ máu. Nên cần phải cho người mở cửa để chính quyền cách mạng vào tiếp quản. Theo tôi hiểu là như thế, tức là chủ nghĩa dân tộc là gốc, ngấm vào tâm can của cụ.

Tất cả những hành động của cụ đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương đồng bào. Và cụ cứ tự nhiên như thế mà hành xử, hành động thôi, không phải băn khoăn “nâng lên đặt xuống” nữa.

Chính sách - Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa (Hình 2).

Các thành viên Hội đồng Chính phủ kháng chiến ở Việt Bắc, năm 1951.

Trong ảnh, hàng ngồi từ trái qua phải: Linh mục Phạm Bá Trực, cụ Phan Kế Toại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Tôn Đức Thắng, đồng chí Hoàng Đạo Thúy. 
(Ảnh tư liệu BTLSQG).

Phóng viên: Cụ Phan Kế Toại đã từng là Đảng viên Đảng cộng sản chưa ạ?

Bà Phan Vũ Diễm Hằng: Anh vừa xem trong cuốn gia phả nhà tôi đấy, cụ luôn khuyên con cháu không tham gia vào chính trị, mà cần học và làm các ngành phục vụ khoa học hoặc nghệ thuật mà thôi. Còn bản thân ông nội tôi, cũng không bao giờ hoạt động chính trị cả, mà chỉ làm về chuyên môn là hành chính nhà nước.

Ông nội tôi tham gia vào chính quyền nào thì cũng với hình thức là một cán bộ chuyên môn, sử dụng chuyên môn được học của mình để tổ chức hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam.

Cho đến bây giờ rất nhiều ông bà đã có tuổi và các lãnh đạo bộ Nội vụ vẫn nói rằng hệ thống hành chính của đất nước này, đầu tiên là nhờ có ông nội tôi tổ chức và sắp xếp.

Ông nội tôi chưa bao giờ tham gia một đảng phái nào, cụ chỉ là một người làm việc vì dân tộc.

Chính sách - Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa (Hình 3).

Những người thân trong gia đình cụ Phan Kế Toại: Cụ Vũ Thị Thanh Mỹ (con dâu) và bà Phan Vũ Diễm Hằng (cháu nội của cụ).

Phóng viên: Cảm ơn bác và chị đã nhận trả lời phỏng vấn!

Tháng 10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho người mang thư mời cụ Phan Kế Toại lên chiến khu Việt Bắc tham gia Chính phủ. Tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ ngày 09/11/1947, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đồng đã nhất trí cử cụ Phan Kế Toại giữ chức Quyền Bộ trưởng bộ Nội vụ, thay cụ Tôn Đức Thắng đi nhận công tác khác.

Cụ Phan Kế Toại – với tư cách là người đứng đầu bộ Nội vụ, đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nền công vụ và chế độ công chức phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, đặt nền móng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và chế độ công vụ của chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Ngày 20/9/1955, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kiện toàn Chính phủ, cụ Phan Kế Toại được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng bộ Nội vụ. Trên cương vị Bộ trưởng bộ Nội vụ, cụ Phan Kế Toại đã lãnh đạo, chỉ đạo bộ Nội vụ trình Quốc hội khóa II thông qua Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1960), tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy hành chính ở trung ương cũng như ở địa phương.

(PGS. TS. Văn Tất Thu - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ).

Nguyễn Quốc (thực hiện)

Hà Nội sắp có con đường mang tên 'Cách mạng tháng Tám'

Thứ 6, 19/08/2016 | 10:43
Đó là ý kiến của Bí thư Hà Nội trước mong muốn của những chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu “lão thành” trong buổi gặp kỷ niệm 71 năm CMT8 và Quốc khánh 2/9.

Nhìn lại chiến thắng hào hùng Cách mạng tháng Tám 1945

Thứ 4, 19/08/2015 | 11:39
Cách mạng tháng Tám 1945 là dấu son lịch sử hào hùng của dân tộc, đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại đưa đất nước sang một trang sử mới.

Sống động những hình ảnh Cách mạng Tháng Tám 70 năm trước

Thứ 4, 19/08/2015 | 11:26
Những bức ảnh tư liệu quý chụp cách đây 70 năm, ghi lại không khí cách mạng sục sôi của các giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam lật đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân, phong kiến.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.

Kỷ luật nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:20
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40 xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Trong đó, có những vi phạm đối với Ban Thường vụ tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ các khía cạnh của 8 dự án BOT vướng mắc

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:10
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông.

Đề xuất 2 phương án phạt cọc và trường hợp không phạt cọc

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:00
Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn phạt cọc là thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.

Đổi mới, hướng công tác dân vận về cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân

Thứ 5, 25/04/2024 | 12:08
Điện Biên xác định làm tốt công tác dân vận để củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4 trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc

Thứ 5, 25/04/2024 | 11:06
Cảnh sát giao thông được dừng xe trên cao tốc trong trường hợp nào là vấn đề nhiều người quan tâm.