Cuộc hội ngộ không vui vẻ ở G20: Mỹ, Trung Quốc, Nga là tâm điểm

Cuộc hội ngộ không vui vẻ ở G20: Mỹ, Trung Quốc, Nga là tâm điểm

Thứ 2, 14/11/2022 | 10:55
0
Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay bị lu mờ bởi cuộc họp bên lề giữa lãnh đạo 2 siêu cường Mỹ-Trung và chiếc ghế trống của Nga trên bàn tròn nghị sự.

Các nhà lãnh đạo từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đến đảo Bali của Indonesia hôm 14/11 để dự cuộc hội ngộ trực tiếp đầu tiên sau đại dịch trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động.

Bản thân hội nghị này bị lu mờ bởi cuộc họp bên lề giữa lãnh đạo hai siêu cường: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài ra, với việc người dân trên toàn thế giới cảm nhận sức ép từ giá nhiên liệu và lương thực leo thang, cùng với việc xung đột Nga-Ukraine không ngừng tăng nhiệt và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, đang tạo nên một bầu không khí không mấy dễ chịu, và các Nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước G20 sẽ phải xem xét họ có thể làm gì trong bối cảnh này.

Đây là cuộc tụ họp lớn nhất của các nhà lãnh đạo G20 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Nhưng đây không phải là cuộc hội ngộ vui vẻ.

Thượng đỉnh Mỹ-Trung

Trong 3 năm qua, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gia tăng, với việc Bắc Kinh mạnh mẽ hơn và quyết đoán hơn và trật tự do Washington dẫn dắt từ sau Thế chiến II bị đe dọa.

Theo Tổng thống Biden, hội đàm Mỹ-Trung lần này là cơ hội để nói về “các lằn ranh đỏ” của mỗi quốc gia với hy vọng rằng sự cạnh tranh không trở thành đối đầu và xung đột.

“Tôi biết rõ ông ấy. Ông ấy cũng biết tôi”, ông Biden cho biết hôm 13/11. “Chúng tôi chỉ cần tìm ra đâu là các lằn ranh đỏ”.

Cuộc gặp khó có thể mang lại những đột phá chính sách lớn, nhưng các cố vấn của ông Biden cho biết họ hy vọng nó sẽ giúp cải thiện liên lạc song phương và nêu ra kỳ vọng vào các vấn đề quan trọng giữa 2 cường quốc, bao gồm vấn đề Đài Loan, mối quan hệ của Trung Quốc với Nga, và các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Thế giới - Cuộc hội ngộ không vui vẻ ở G20: Mỹ, Trung Quốc, Nga là tâm điểm

Tổng thống Mỹ Joe Biden lần gần nhất gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2015, khi ông còn là Phó Tổng thống, trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Ảnh: CNN

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết ông Biden sẽ “hoàn toàn thẳng thắn và trực tiếp” với ông Tập và mong đợi được đáp lại tương tự.

Bất kể nội dung cuộc hội đàm này là gì, động thái “ngồi lại nói chuyện với nhau” giữa lãnh đạo hai siêu cường phát đi một tín hiệu tích cực có thể giúp xoa dịu tình hình căng thẳng, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc nhận xét.

Theo tờ Global Times - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ - một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới - đang gặp phải những khó khăn chưa từng có. Không chỉ Trung Quốc và Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương và toàn thế giới đang phải chịu sức ép ngày càng lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Do đó, Global Times cho biết, thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ sớm trở lại đúng hướng phát triển lành mạnh và ổn định đã trở thành nguyện vọng chung ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Đây cũng là trách nhiệm lịch sử mà tình hình quốc tế hiện nay và thực tế quan hệ Trung-Mỹ giao phó cho cả hai nước.

Chiếc ghế trống

Bên chiếc bàn tròn tại Thượng đỉnh G20 năm nay – diễn ra trong hai ngày 15-16/11 – có một khoảng trống dễ thấy do Tổng thống Nga Vladimir Putin để lại.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận hôm 11/11 rằng ông Putin không đến dự G20, và cũng không có bài phát biểu trực tuyến nào tại sự kiện này. Phái đoàn Nga tới G20 do Ngoại trưởng Sergey Lavrov dẫn đầu.

Mặc dù vắng mặt ông Putin, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và mối quan ngại đối với vấn đề vũ khí hạt nhân chắc chắn vẫn là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia.

Giá năng lượng và lương thực tăng vọt đã ảnh hưởng đến người dân ở các nước thành viên G20 - từ nước giàu đến nước nghèo hơn, và cả hai vấn đề đều phần nào bị thúc đẩy trực tiếp bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Có khả năng các nhà lãnh đạo G20 sẽ gây áp lực lên Nga trong việc gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào ngày 19/11.

Trong một tuyên bố đưa ra trước Hội nghị Thượng đỉnh, Bộ Ngoại giao Nga hôm 13/11 cho biết “điều quan trọng là G20 tập trung nỗ lực vào các mối đe dọa thực tế, thay vì tưởng tượng”.

“Chúng tôi tin rằng G20 nhóm họp để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Việc mở rộng chương trình nghị sự sang các lĩnh vực hòa bình và an ninh, mà nhiều quốc gia đang đề cập đến, là không thực tế. Đây sẽ là một sự xâm phạm trực tiếp vào nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và sẽ làm xói mòn bầu không khí tin cậy và hợp tác trong G20”, tuyên bố cho biết thêm.

Thế giới - Cuộc hội ngộ không vui vẻ ở G20: Mỹ, Trung Quốc, Nga là tâm điểm (Hình 2).

Cuộc gặp ba bên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 28/6/2019. Ảnh: Flickr

Nước chủ nhà G20 năm nay Indonesia – vẫn cẩn thận duy trì lập trường cân bằng – không tự tin rằng các nhà lãnh đạo sẽ có thể phá vỡ thế bế tắc.

Một loạt các cuộc họp cấp Bộ trưởng G20 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh này đã không thống nhất được thông cáo chung cuối cùng - một truyền thống mang tính thủ tục có thể quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác.

“Thành thật mà nói, tôi nghĩ tình hình toàn cầu chưa bao giờ phức tạp như thế này”, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan – người đứng đầu ban tổ chức G20 – cho biết trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh.

“Nếu cuối cùng (các nhà lãnh đạo G20) không đưa ra một thông cáo chung, thì đó cũng là điều dễ hiểu”, vị quan chức Indonesia nhận định.

G20 được thành lập năm 1999 với tư cách một diễn đàn liên chính phủ bao gồm 19 quốc gia và Liên minh Châu Âu (EU).

Cụ thể, G20 bao gồm các nước G7 (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Canada, Italy), các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), các nền kinh tế mới nổi có quy mô lớn (Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Ả Rập Xê-Út, Thổ Nhĩ Kỳ) và 27 quốc gia thành viên EU.

Minh Đức (Theo AFP/Malay Mail, Global Times, WSJ, Reuters)

Nhà Trắng: Lần đầu tiên kể từ khi là Tổng thống Mỹ, ông Biden sẽ gặp ông Tập

Thứ 6, 11/11/2022 | 07:47
Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Biden sẽ gặp trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức ở Indonesia.

Hơn 18.000 binh sĩ được huy động để bảo vệ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Indonesia

Thứ 6, 21/10/2022 | 10:07
18.030 binh sĩ sẽ được huy động để đảm bảo an ninh cho các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới tại Bali, Indonesia.

Ông Biden nêu điều kiện để gặp ông Putin tại thượng đỉnh G20

Thứ 4, 12/10/2022 | 12:05
Trao đổi với phóng viên của CNN, Tổng thống Biden cho biết, ông sẽ không cố gắng đàm phán để chấm dứt xung đột Ukraine - Nga với Tổng thống Putin.

Trung Quốc lên tiếng về ý định trục xuất Nga khỏi G20 của phương Tây

Thứ 4, 23/03/2022 | 21:45
Bắc Kinh đã có động thái bênh vực ngoại giao dành cho Moscow trong bối cảnh nước Nga ngày càng bị cô lập quốc tế và nền kinh tế Nga hứng chịu nhiều đòn trừng phạt.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Mỹ đang lên kế hoạch về gói viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:25
Thứ Ba, hai quan chức Mỹ chia sẻ với Reuters, chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch cho gói viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine.

Ukraine dồn dập nhận tin vui từ Mỹ, Anh

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:25
Sau nhiều tuần đối diện tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược trên tiền tuyến, Ukraine lại nhận được loạt tin vui trong cùng một ngày.

Nga đột phá thành công ở Semenovka mở ra cơ hội tiến vào khu vực đặc biệt quan trọng của Ukraine

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:55
Semenovka nằm trên độ cao vượt trội ở vùng Avdeevka. Việc kiểm soát được nó sẽ mở đường cho quân đội Nga hướng tới trung tâm hậu cần lớn của Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.