Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Ngày 22/2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó chủ trương thực hiện đồng bộ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Với Nghị quyết 09, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Nghị quyết đặt ra mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Trong mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, việc phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hoá tiếp tục được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Việc phát triển công nghiệp văn hoá không còn là câu chuyện quá lạ lẫm đối với Hà Nội và thực tế thì nhóm BlackPink cũng không phải nghệ sĩ quốc tế đầu tiên thực hiện đêm nhạc tại Hà Nội. Trước đó, Hà Nội từng là điểm đến biểu diễn của những ban nhạc, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Boney M., Modern Talking, Backstreet Boys, Westlife. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng trở thành điểm đến của nhiều chương trình âm nhạc, lễ hội âm nhạc quốc tế Á như Music Bank in Hanoi, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa, Hòa nhạc giao hưởng Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert, Lễ hội hoa anh đào, Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc năm 2022.

Với thành công của hai đêm diễn của BlackPink ở sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội tiếp tục ghi danh vào danh sách những điểm biểu diễn an toàn hàng đầu thế giới đồng thời cũng cho thấy để phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội vẫn cần nhiều hơn những cú huých như vậy.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn – ĐBQH, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trao đổi với Người Đưa Tin, PGS, TS Bùi Hoài Sơn – ĐBQH, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng Hà Nội có tiềm năng lớn để phát triển và thu hút những ngôi sao quốc tế đến biểu diễn, từ đó quảng bá du lịch và thu hút khách quốc tế.

Đầu tiên là thế mạnh về vị trí địa lý và giao thông thuận lợi. Hà Nội là thủ đô nên có vị trí đặc biệt thuận lợi hơn với các địa phương khác, nhất là giao lưu văn hóa quốc tế gắn với những cam kết trong quan hệ ngoại giao với các nước. Với ví trị chính trị quan trọng và có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, sân bay quốc tế Nội Bài kết nối với nhiều thành phố lớn trên thế giới đã giúp tổ chức các sự kiện văn hóa quốc tế, thu hút các nghệ sĩ quốc tế dễ dàng di chuyển và biểu diễn tại đây.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Thứ hai, Hà Nội cũng là trung tâm tài chính, kinh tế, và văn hóa của Việt Nam. Sự phát triển kinh tế này đã tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại, từ khách sạn, nhà hát, sân khấu đến các cơ sở vui chơi giải trí chất lượng, làm cho thành phố trở thành nơi thu hút các sự kiện và diễn ra biểu diễn quy mô lớn.

Thứ ba là bề dày văn hóa và lịch sử độc đáo. Hà Nội có một lịch sử lâu đời và văn hóa đa dạng, điều này tạo điểm thu hút đối với các nghệ sĩ quốc tế và khán giả. Những di sản văn hóa như Phố cổ Hà Nội, các làng nghề, di tích lịch sử, lễ hội hay nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật nổi tiếng cả trong nước và quốc tế đã từng tổ chức tại đây giúp thu hút sự chú ý của các nhà tổ chức sự kiện quốc tế và du khách trong và ngoài nước.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Thứ tư, một yếu tố rất quan trọng đó là sự ủng hộ và quyết tâm của lãnh đạo Hà Nội. Chính quyền Hà Nội, các sở ngành có liên quan có vai trò quan trọng, đã rất tích cực và kiên định trong việc thu hút các sự kiện quốc tế và ngôi sao đến biểu diễn. Chủ trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, tạo ra môi trường thân thiện, hỗ trợ và thuận lợi cho các sự kiện văn hóa, giải trí và nghệ thuật.

Thứ năm là sự đồng hành, ủng hộ từ người hâm mộ và cộng đồng. Người hâm mộ và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá và lan tỏa thông tin về các sự kiện biểu diễn. Sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía người hâm mộ giúp thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ quốc tế và tạo sức hút đối với khán giả quốc tế.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, để phát huy sức mạnh kinh tế của nghệ thuật và quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới, Nhà nước cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng văn hóa và giáo dục nghệ thuật, cung cấp sự hỗ trợ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo. Ngoài ra, cần xây dựng các chính sách và quy định để bảo vệ và thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực này.

“Việc đầu tư và phát triển các ngành nghệ thuật với tư cách là một lĩnh vực của công nghiệp văn hóa – sáng tạo này sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, góp phần xây dựng một hình ảnh tích cực và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế, hình thành nên sức mạnh Việt Nam trong tương lai sắp tới”, ông Sơn nói.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này cũng đánh giá vẫn còn một số rào cản và thách thức mà Hà Nội cần vượt qua để thực sự đạt được thành quả trong lĩnh vực này. Trước hết là nhận thức chưa đúng đắn và đầy đủ trong xã hội, nhất là ở một bộ phận đội ngũ cán bộ lãnh đạo về vị trí, vai trò và ý nghĩa của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này khiến cho việc ưu tiên về cơ chế, chính sách, đầu tư nguồn lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.

“Chúng ta chưa có ưu đãi cụ thể về thuế, đất đai, đối tác công – tư, quản lý sử dụng tài sản sản công... cho lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Tức là môi trường hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa chưa thực sự thuận lợi dù chúng ta rất mong muốn phát triển lĩnh vực này”, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn nói.

Bên cạnh đó là các rào cản về nguồn lực, trong đó có vấn đề tài chính. Theo đó, việc đầu tư vào công nghiệp văn hóa đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Một số dự án văn hóa có thể đòi hỏi số vốn khá lớn, và điều này đôi khi là một rào cản đối với các doanh nghiệp và chính phủ.

“Vấn đề cơ sở hạ tầng văn hóa cũng đang là điểm yếu của chúng ta. Một cơ sở hạ tầng văn hóa vững chắc là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp văn hóa. Điều này bao gồm cơ sở vật chất, hệ thống quản lý nghệ sĩ và tác phẩm, quy chế bảo vệ bản quyền và hỗ trợ tài chính cho các hoạt động văn hóa. Chúng ta còn thiếu rất nhiều để có một hệ sinh thái về hạ tầng văn hóa đầy đủ, đáp ứng yêu cần phát triển các ngành công nghiệp này; vấn đề nguồn nhận lực: Để phát triển công nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố quan trọng. Cần có hệ thống giáo dục và đào tạo phong phú, đáp ứng nhu cầu đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, và sáng tác...

Bên cạnh đó là những thách thức từ các sản phẩm văn hóa quốc tế đang thống trị thị trường và cạnh tranh khá khốc liệt ở Việt Nam.

Để phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn cho rằng cần có sự đầu tư và chăm sóc cho các nghệ sĩ, người làm quản lý văn hóa, nghệ thuật trong nước, để thúc đẩy sự sáng tạo và sản xuất nội dung đa dạng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả trong nước, và dần hướng ra thị trường khu vực và quốc tế.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Trong khi đó, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Bros) lại cho rằng để đạt Hà Nội có thể được các mục tiêu trong việc phát triển công nghiệp văn hóa điều cần thiết là phải có kế hoạch hành động cụ thể, thay vì chỉ hoạch định chiến lược chung chung.

Theo ông Vinh, từ năm 2019, Hà Nội chính thức trở thành một trong 66 thành phố vừa được UNESCO chấp thuận đưa vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của tổ chức này. Theo UNESCO thì các thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới này phải cam kết đặt sáng tạo vào trung tâm của các chiến lược phát triển và chia sẻ các hoạt động thực tiễn tốt nhất của mình. Trên thế giới, mỗi thành phố sáng tạo đều biến sáng tạo, hay văn hóa, thành trụ cột trong chiến lược phát triển, chứ văn hóa không phải chỉ là một thứ "phụ kiện".

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Bros)

“Câu hỏi đặt ra là, Hà Nội có kế hoạch gì và đã làm gì để giữ danh hiệu này? Chưa có kế hoạch hành động nào cả. Mỗi năm, chúng ta luôn đi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp xem họ có gì không, đạt doanh số bao nhiêu để đưa vào báo cáo thôi”, chuyên gia truyền thông này nhấn mạnh.

Do đó, ông Lê Quốc Vinh cho rằng điều cần thiết để cụ thể hoá chiến lược là cần có hành động. “Tôi lấy ví dụ, kế hoạch của Hà Nội, năm nào làm được cái gì? Chẳng hạn, cần phải xây trường đào tạo nghệ thuật, trường đào tạo kinh doanh nghệ thuật và phải đặt ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu đó. Việt Nam cần phải “trải thảm” cho các nhà đầu tư ở lĩnh vực văn hóa và phải hỗ trợ thay vì bắt họ xin xỏ để được triển khai các dự án”, ông Vinh nhấn mạnh.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Theo chuyên gia này, cần phải hiểu rất rõ là bất cứ ngành kinh doanh nào chỉ có thể phát triển được nếu như có một tầng lớp doanh nhân kinh doanh ngành đó. Vì đây mới là những người bỏ tiền ra để phát triển việc này, phải có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ này. Do đó, phải có chính sách khuyến khích đầu tư.

“Chúng ta đều hiểu, nhà đầu tư chỉ đầu tư lĩnh vực nào mà họ thấy lợi nhuận, đấy là nguyên tắc. Đôi khi, có thể họ làm vì đam mê, vì lợi ích lớn sau này, nhưng về cơ bản họ đầu tư phải có lãi. Vì vậy, họ phải được tạo điều kiện, không bị gây khó khăn”, ông Vinh nói.

Bên cạnh đó, cần có một cơ quan nhà nước chuyên trách phát triển công nghiệp văn hoá từ cấp trung ương đến cấp tỉnh thành phố, cấp cơ sở. Cơ quan này không phải là đơn vị quản lý các bộ môn văn hoá, nghệ thuật, mà là cơ quan xúc tiến, phát triển công nghiệp văn hoá theo đúng ý nghĩa và giá trị kinh tế của nó. “Chúng ta không có một cơ chế như thế”, ông Vinh chia sẻ.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Để Hà Nội tiếp tục trở thành điểm hẹn của những sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc tế, Chuyên gia truyền thông văn hóa Nguyễn Đình Thành cho rằng thành phố phải chủ động hơn hoặc trực tiếp liên hệ với các ban nhạc lớn hoặc thông qua những công ty tổ chức sự kiện quốc tế như công ty IME của chương trình lần này.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Ông Nguyễn Đình Thành, Chuyên gia truyền thông văn hóa

Đây là những nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, phi chính trị, có tiềm lực kinh tế, quan hệ rộng và có kinh nghiệm, có uy tín trên thế giới. Thành phố nên tận dụng cả công ty trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp biểu diễn tại Việt Nam. Điều quan trọng là có chương trình hay, an toàn để thu hút người hâm mộ trên toàn thế giới.

Đặc biệt , ông Thành cũng nhấn mạnh cần chuẩn hóa công tác tổ chức sự kiện, đơn giản hóa thủ tục, thậm chí lãnh đạo thành phố có thể trực tiếp can thiệp để các thủ tục được thông qua nhanh hơn, sự phối hợp giữa các đơn vị nhuần nhuyễn hơn. Đó cũng là cách xây dựng hình ảnh một Việt Nam mới chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Xây dựng hình ảnh điểm đến cần chiến lược, kế hoạch và một quá trình triển khai nghiêm cẩn, lâu dài.

Gỡ nút thắt, khơi thông cơ chế cho phát triển

Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng chuẩn hóa ngay từ những khâu nhỏ nhất như công tác vận chuyển, tổ chức, đảm bảo an ninh, điều tiết giao thông, vệ sinh môi trường,...

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Quốc Vinh cũng cho rằng khi có sự xuất hiện của những sự kiện giải trí tầm cỡ, Hà Nội cần chủ động có các chương trình xúc tiến du lịch nào hướng tới tệp khách hàng mục tiêu, những chiến dịch quảng bá điểm đến hay hỗ trợ thương mại, bán chéo (cross sales) nhằm gia tăng doanh thu cho thành phố trong dịp này. Không nên thuần tuý trông chờ vào cơn sốt tự thân từ hiệu ứng hâm mộ ban nhạc. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, những chương trình lớn không chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu giải trí địa phương, mà là hướng tới du lịch, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ đi kèm và quảng bá điểm đến.

NGUOIDUATIN.VN | Thứ 5, 10/08/2023 | 21:00