Lạc Thành - Mai Thu

Như Người Đưa Tin Pháp luật đã đăng tải, mới đây, sự ra đi đột ngột của diễn viên, ca sĩ trẻ Lynh Ly (tên thật là Phạm Gia L.) đã khiến dư luận xã hội và người trong giới showbiz không khỏi xót xa, bàng hoàng. Bước chân vào showbiz, tham gia các hoạt động giải trí không chỉ có ánh hào quang như nhiều người ngộ nhận. Đến lúc này nhiều sự thật ở showbiz mới lộ ra đó là: Sau ánh hào quang, nhiều ngôi sao phải đối mặt với nhiều áp lực. Không ít nghệ sĩ mắc chứng khó ngủ, phải gặp bác sĩ tâm lý vì trầm cảm, thậm chí muốn quyên sinh vì bế tắc. Nhiều người nổi tiếng từng tâm sự, họ từng sống trong những thời khắc ăn mòn tinh thần vì buồn bã, bi quan...



Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm
Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Dòng trạng thái bi quan của ca sĩ Lynh Ly trước khi tự sát


Những ngày gần đây, thông tin nữ diễn viên, ca sĩ trẻ Lynh Ly (25 tuổi) qua đời do tự tử đang khiến nhiều người, đặc biệt là những người yêu mến cô không khỏi đau lòng. Trước đó, Lynh Ly đã để lại đôi giày trên cầu Rạch Chiếc (quận 9, TP. HCM) rồi gieo mình xuống sông tự vẫn vào đêm 26/6. Đến rạng sáng 27/6, cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể của cô và bàn giao cho gia đình để tổ chức mai táng.

Được biết, Lynh Ly tên là Phạm Gia L. (sinh năm 1996), quê gốc ở Hải Phòng và làm việc tại TP.HCM. Cô từng đảm nhận vai diễn người vợ đầu tiên của ông trùm Bảy Kiệt trong bộ phim truyền hình Người tình bố già. Ngoài ra, Lynh Ly còn có kênh Youtube chuyên cover các ca khúc nhạc Việt. Trước khi sự việc đau lòng trên xảy ra, thời gian gần đây người ta nhận thấy Lynh Ly thường xuyên đăng tải những dòng trạng thái buồn bã, tuyệt vọng trên trang cá nhân. Nữ ca sĩ cũng đổi hết avatar và cover Facebook của mình thành màu đen chỉ một vài ngày trước lúc tự tử.


Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Vào tháng 10/2019, sự kiện ca sĩ Sulli cũng tự tử gây chấn động giới giải trí Hàn Quốc. Là đất nước có nền công nghiệp giải trí hàng đầu châu Á nhưng nhiều năm qua, Hàn Quốc cũng là nước có tỷ lệ nghệ sĩ tự tử thuộc hàng cao nhất khu vực. Người ta cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là bởi sự khắc nghiệt của ngành giải trínước này, khiến các nghệ sĩ luôn phải sống trong sự cạnh tranh và đánh đổi cuộc sống cá nhân để duy trì sự nổi tiếng. Căn bệnh trầm cảm mà các ngôi sao của Hàn Quốc gặp phải cũng không phải là hiếm với showbiz Việt. Nhiều người từng nghĩ đến cái chết vì thấy cô đơn, bế tắc và cảm nhận cuộc sống xung quanh quá tiêu cực.

Liên quan đến vấn đề này, bầu sô Thúy Nhân cho PV Người Đưa Tin Pháp luật biết: “Có một thực tế ở showbiz Việt là rất nhiều ngôi sao mắc chứng mất ngủ triền miên vì áp lực công việc, gánh nặng nổi tiếng. Có người quen với ánh hào quang, với áp lực nhưng cũng có những nghệ sĩ đã phải trốn chạy, để tránh bị gục ngã, để sửa chữa những lỗi lầm quá khứ. Trốn chạy, đôi khi cũng là cách cứu mình. Nhiều người vì không chịu nổi đã có những ý nghĩ tiêu cực, thậm chí làm đau mình như: Rạch tay, trầm cảm... nếu bạn bè, người thân không phát hiện ra thì sẽ có những hậu quả rất nghiêm trọng”.

Còn nhớ vào năm 2019, ca sĩ Hương Tràm khiến công chúng lo lắng vì những tiết lộ mà nữ ca sĩ đã giấu kín nhiều năm qua. Rằng cô đã bị trầm cảm trong suốt 6 năm. Đến khi không thể chịu đựng được nữa, Hương Tràm đã quyết định bỏ tất cả sự nghiệp để thoát ra khỏi tình trạng mà cô đang vật vã đối diện. Cô chia sẻ với PV: “Ở showbiz Việt có nhiều nghệ sĩ phải dùng thuốc ngủ. Một lần, tôi tâm sự sau hậu trường với danh hài Hoài Linh và ca sĩ Lệ Quyên. Khi tôi nói về việc không ngủ được, danh hài Hoài Linh tâm sự anh cũng từng phải uống 20 viên thuốc ngủ mà không ngủ được, còn tôi thì tồi tệ hơn nhiều”.


Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Ca sĩ Hương Tràm phải sang Mỹ du học để thoát khỏi tình trạng xấu của bản thân


Việc tồi tệ mà Hương Tràm nhắc đến là một thời gian dài, cô rơi vào trạng thái mệt mỏi: “Lúc đó, tôi đang uống thuốc ngủ với 5 viên/một lần. Sau đó, chú Hoài Linh còn đưa cho tôi một khay thuốc, nhỏ thôi nhưng chia ra làm bốn. Chú bảo chỉ cần một ít thuốc thôi là ngủ được ngay. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn không dám uống, chỉ giữ làm kỷ niệm để thấy đã ngồi được vị trí như chú mà cũng có những điều mình không làm được, không tự giải quyết được. Thời gian đó, khi gội đầu, tóc tôi rụng rất nhiều. Mỗi ngày chỉ ngủ 1-2 tiếng, ngày nhiều nhất mới có 5 tiếng. Chính tôi còn xót xa cho mình. Nếu tiếp tục tôi sẽ xỉu mất nên tôi muốn mình tự mình thoát ra”.

Chính vì thế, Hương Tràm quyết định tạm dừng hoạt động ở Việt Nam để sang Mỹ như cách để cứu chính mình. “Ở Việt Nam, tôi đã sống trong một guồng quay, như bộ máy lâu không được thay nhớt. Giờ đã đến lúc thay đổi, tôi muốn du học vì đó là ước mơ từ nhỏ mà mình không có điều kiện, gia đình chưa có điều kiện thực hiện”.


Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Những nghệ sĩ trẻ thường bị xao động bởi ảnh hưởng bên ngoài, như đọc một vài bình luận tiêu cực của khán giả cũng khiến cho nhiều người bị “sốc”. Hoa hậu chuyển giới Hương Giang nhớ lại khoảng thời gian cô bị trầm cảm cách đây 6 năm với ký ức đáng sợ: “Suốt 20 ngày tôi không ngủ 1 tiếng nào, thường xuyên nghĩ tới cái chết”.

Đó là khoảng thời gian cô vừa mới thực hiện xong phẫu thuật chuyển giới tại Thái Lan. Lẽ ra cô cảm nhận đó là hạnh phúc thì ngược lại, đã gặp nhiều tác động tiêu cực về tâm lý. Rất may, nhờ có chị gái luôn ở bên, Hương Giang đã có thể vượt qua khoảng thời gian đầy ám ảnh này.

Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Ca sĩ Bảo Anh từng bị chứng trầm cảm thời gian dài


Ca sĩ Bảo Anh chia sẻ với PV, cô cũng có thời gian rơi vào những ý nghĩ tiêu cực: “Một thời gian tôi bị nhiều người chửi, đồn thổi nhiều chuyện không có thật. Do áp lực và buồn bã, tôi đã từng nhắn tin cho những người bạn thân thiết của mình hỏi: “Có cái chết nào nhẹ nhàng, bớt đau đớn không?”, và nhận về được câu trả lời: “Bà điên à”. Tôi bị trầm cảm, stress khủng khiếp, phải tìm gặp bác sĩ tâm lý.

Sau một thời gian dài, tôi cũng dần bình phục vì khán giả đã cho mình ngày hôm nay, vì khán giả đang ở dưới chờ đợi, vì những lịch biểu diễn đã có từ trước, tôi vẫn phải hát, không thể chối từ”. Bảo Anh cho hay, trong thời gian bị trầm cảm nếu nghệ sĩ không có người trò chuyện tâm sự, những ý nghĩ tiêu cực ngày càng lớn khiến cho người đó không thoát ra được, nên sẽ có những hành động bồng bột, sai lầm.


Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

NSND Trung Hiếu – Giám đốc nhà hát Kịch Hà Nội lý giải: “Nghệ sĩ thường đa sầu đa cảm, với những nghệ sĩ trẻ họ càng mong manh hơn. Nếu không có bản lĩnh, họ sẽ đi sai đường. Là một người lãnh đạo một Nhà hát, tôi luôn cố gắng để tạo ra không khí vui vẻ, hòa đồng cho mọi người để các nghệ sĩ thoải mái chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của mình. Tôi cho rằng, bên cạnh chuyên môn, các nghệ sĩ trẻ phải rèn luyện mình một sức bền về tinh thần, để cho dù có chuyện gì xảy ra, họ vẫn vượt qua được. Nghệ sĩ thường gắn liền với thị phi, những thị phi đó có thể có, có thể không, nhưng nếu có bản lĩnh họ sẽ vượt qua được”.

Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

NSND Trung Hiếu cho hay, nghệ sĩ thường gắn liền với thị phi

Nói về việc nhiều nghệ sĩ trẻ rơi vào trạng thái buồn bã, trầm cảm, đạo diễn Thái Dũng cho PV ĐS&PL biết: “Nhiều nghệ sĩ có hàng ngàn khán giả hâm mộ nhưng sau ánh đèn sân khấu, họ là những “ngôi sao cô đơn”, không có ai chia sẻ, tâm sự. Hầu hết họ là người trẻ, chưa trải qua những va vấp của cuộc đời nên dễ bị buồn, dễ suy nghĩ tiêu cực. Những người đó cần có người thân bạn bè bên cạnh để an ủi thì mới nguôi ngoai.

Dễ nhận thấy là nhiều người trẻ làm nghệ thuật, dù có nhiều người hâm mộ nhưng không có bạn thân, không có người thực sự hiểu mình. Thậm chí, bố mẹ cũng không hiểu nên họ có tâm trạng bị đát, thất vọng... Dù bạn là người độc lập đến đâu, mạnh mẽ đến đâu, đừng cố giấu một mình, hãy luôn chia sẻ với người khác, để cùng nhau giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống”.

Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Nhạc sĩ trẻ OnlyC cũng từng bị rời vào trạng thái “không trọng lượng” trong cảm xúc. Cách đây 2 năm, anh từng rất mệt mỏi, bất cần đời và chỉ muốn chết. “Tôi đã thử tìm đến cái chết bằng cách nhảy qua cửa sổ ở khách sạn tại Singapore. Trong lúc đó, vợ ngủ và không hay biết gì. Lúc sắp nhảy ra cửa sổ, vô tình màn hình điện thoại bên cạnh sáng lên vì có tin nhắn. Điện thoại đặt hình nền là vợ và con. Thế là tôi nghĩ mình chết để giải thoát thì quá đơn giản, nhưng rồi ngày mai vợ con, gia đình sẽ như thế nào. Mình không thể nghĩ cho bản thân được. Mình còn có trách nhiệm với những người xung quanh. Tôi đã cố gắng cứu bản thân khỏi chứng trầm cảm bằng cách thiền, thể dục, tập yoga và chơi thể thao” – Anh bộc bạch.

Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Chào chuyên gia tâm lý Lê Thị Tuý, hiện nay nhiều người trẻ thường rơi vào trạng thái trầm cảm và “đi” theo hướng tiêu cực, thậm chí tìm đến cái chết, theo bà nguyên nhân vì sao?

Về nguyên nhân vì sao chúng ta vẫn chưa thống kê hết. Nhưng một số người trẻ hiện nay không biết quý trọng cuộc sống mà cha mẹ ban tặng nên tự cho mình những cảm xúc tiêu cực sau đó tìm đến cái chết. Thậm chí, nhiều người còn nghĩ rằng chết sẽ làm cho người thân “tỉnh ngộ”. Sự bế tắc không có cách để giải quyết vấn đề, nên họ tự để cảm xúc tiêu cực lây lan và không phân định được đúng sai.

Vậy còn hiện tượng nghệ sĩ trẻ tự tử do cô đơn, trầm cảm thì sao thưa bà?

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, bản thân mỗi người trẻ nói chung và nghệ sĩ nói riêng luôn phải giữ gìn hình ảnh cho chính bản thân họ. Chính vì thế, không ít nghệ sĩ trẻ phải sống với nhiều tích cách cũng như cảm xúc khác nhau. Có khihọ mang tâm lý che đậy, thu hẹp mình.

Hơn nữa, chúng ta vẫn thường nhắc nhau đến khái niệm “nhạy cảm xã hội”, bất kỳ nghệ sĩ hay công chúng, khi bị tác động bởi xã hội thì tâm lý sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề. Với một người, nếu mọi nhất cử nhất động đều bị soi xét khắt khe sẽ khiến cho họ nhạy cảm và tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động.. Mặt khác nghệ sĩ trẻ có hiện tượng khao khát cực độ tiếng tăm. Đời sống của họ phụ thuộc quá nhiều vào ánh hào quang, rực rỡ trên sân khấu nên khi cảm thấy mình không đủ “độ”, không đủ nổi bật nên họ xấu hổ với công chúng khiến cho bệnh nặng hơn và không có lối thoát. Bản thân nghệ sĩ cũng có cá tính đặc biệt chứ không như những người bình thường nên chúng ta không thể phân tích từng “góc ảnh” trong suy nghĩ của họ được.

Từ vụ ca sĩ, diễn viên Lynh Ly nhảy cầu tự tử: Góc khuất showbiz và nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm

Phải chăng những người nổi tiếng, thành công tỷ lệ trầm cảm cao hơn gấp nhiều so với bình thường?

Cũng không hẳn vậy. Những người nổi tiếng nhưng họ có ý chí kiên định, có một cái đầu sắt đá và làm việc bằng trái tim nhiệt huyết, họ biết quý trọng bản thân thì họ vẫn vững vàng trong tâm và trong cả sự nghiệp. Nhưng với những người thần kinh yếu, dễ rối loạn tâm lý, thay đổi cảm xúc và tâm trạng thì khả năng trầm cảm sẽ cao hơn người bình thường. Nghệ sĩ vốn nhạy cảm nên họ thường đa sầu, đa cảm và cũng yếu đuối hơn.

Trầm cảm đang trở thành nỗi ám ảnh “ăn mòn” đối với người trẻ và giới nghệ sĩ, vậy cần làm thế nào để tránh được những sang chấn tâm lý đó?

Ở Việt Nam hiện tượng nghệ sĩ trẻ trầm cảm hay tự tử cũng cần phải được cảnh báo, Nhìn rộng nhưHàn Quốc những năm vừa qua đã không ít nghệ sĩ ngoài đôi mươi ra đi khi nhiều ước mơ còn diang dở. Đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo vì nạn tử tự vì trầm cảm. Chính vì thế, bản thân nghệ sĩ khi đã xác định dấn thân vào ánh hào quang sân khấu cần trang bị cho mình một cái đầu “lạnh” để phân định đúng sai và khống chế được cảm xúc trong mọi tình huống.

Khi thấy có dấu hiệu về mặt cảm xúc cần phải chia sẻ, trò chuyện đối với bạn bè, người thân. Đó là “liệu pháp” đặc biệt và tốt hơn cả những liều thuốc an thần. Mỗi người cũng cần phải tự tách rời và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực để cảm xúc không bị bùng nổ, không chạm đến đáy.

Bản thân mỗi gia đình cần phải có sự lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu đối với nghề nghiệp của con cái. Công chúng và người hâm mộ cần có những ứng xử chuẩn mực nhất định đối với nghệ sĩ.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!



L.T - M.T