Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc

Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc

Phạm Trọng Tùng

Phạm Trọng Tùng

Thứ 2, 26/02/2024 19:32

Từ ngày 15 - 17 thàng Giêng, lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu (Vĩnh Phúc) đã diễn ra, dù thời tiết mưa lạnh, lễ hội vẫn thu hút đông đảo người dân cổ vũ.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2024 được tổ chức từ 24 và 26/2 (tức 15 - 17 tháng Giêng, năm Giáp Thìn) tại sân vận động xã Hải Lựu với 20 ông Cầu đến từ 10 thôn tham gia tranh tài. Trong đó, ngày 15 tháng Giêng diễn ra phần lễ, hai ngày còn lại là phần hội.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 2).

Trước khi diễn ra phần hội một ngày, các con trâu sẽ được làm lễ trước Thành hoàng làng, trâu sau đó sẽ được gọi là "ông Cầu".

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 3).

Trong ngày hôm qua (25/2), có 12 trận thi đấu để chọn ra những "ông Cầu" thắng trận tiếp tục tranh tài cho các trận đấu vòng trong vào ngày hôm nay (26/2) để tìm ra ông cầu vô địch.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 4).

Hàng vạn người dân cùng đông đảo du khách thập phương đã về với Lễ hội chọi trâu truyền thống ở xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 5).

Trên sới chọi, những màn đôi công đầy kịch tính của các "ông Cầu".

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 6).

Miếng cáng vào miệng, mắt, tai... rất hiểm hóc và đau đớn.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 7).

Với lối đánh hiểm hóc của đối thủ, không ít những “ông Cầu” phải bỏ chạy thoát thân.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 8).

Chủ trâu phải lấy cờ che vào mắt trâu chiến thắng để giảm độ hung hẵn của trâu mới có thể bắt đưa trâu ra khỏi sới.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 9).

Sau mỗi trận, Ban tổ chức sẽ kiểm tra lại hàng rào bảo vệ quanh khu vực sới để đảm bảo sự an toàn cho người dân và du khách.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 10).

Để chuẩn bị cho Lễ hội chọi trâu truyền thống xã Hải Lựu, những chủ trâu phải lặn lội khắp nhiều vùng để lựa ra những con trâu ưng ý, sau đó phải mất cả năm trời huấn luyện những miếng đánh sở trường cho trâu. Tất cả các con trâu dù thắng hay thua đều sẽ được giết thịt để tế Thành hoàng làng và phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 11).

Tương truyền, Lễ hội chọi trâu Hải Lựu có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Mỗi khi đánh giặc thắng, Thừa tướng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ. Trâu khi chọi xog (cả chiến thắng và chiến bại) đều được giết để khao quân.

Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu lập đền thờ để tưởng nhớ, suy tôn ông là Thành hoàng làng, lễ hội chọi trâu trở thành một tập tục của người dân nơi đây.

Văn hoá - Kịch tính những màn đối đầu của “ông Cầu” ở Vĩnh Phúc (Hình 12).

Hiện, Lễ hội chọi trâu Hải Lựu là hội chọi trâu có lịch sử lâu đời nhất cả nước.

Tính đến năm nay, lễ hội được khôi phục được hơn 20 năm, trở thành một lễ hội nổi tiếng, ngày càng được nhiều người biết đến, uớc tính mỗi năm thu hút hàng vạn du khách khắp cả nước đến xem hội.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.