Lực lượng kiểm ngư Việt Nam: Chế độ thấp, khó tuyển người

Nguyễn Phương Anh
Thứ 2, 15/04/2024 | 16:03
0
Cục trưởng Cục Kiểm ngưchia sẻ, kiểm ngư là lực lượng thường xuyên hoạt động trên biển, điều kiện sóng gió rất khó khăn nhưng chế độ chính sách vẫn còn hạn chế.

Tại Hội nghị kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chống khai thác IUU vì một ngành thuỷ sản xanh và phát triển bền vững, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã có những kiến nghị xoay quanh câu chuyện phân bổ nguồn lực từ trung ương đến địa phương, trong đó đáng chú ý nhất là chính sách chi trả cho lực lượng kiểm ngư.

Trước những kiến nghị của Cà Mau, ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư thừa nhận: “Kiểm ngư hoạt động trên biển rất vất vả nhưng chế độ chính sách còn thấp, cả kiểm ngư Trung ương và địa phương. Nếu so với lực lượng đi biển, cứ trả lương như hiện nay cũng rất khó để tuyển người".

Chính sách - Lực lượng kiểm ngư Việt Nam: Chế độ thấp, khó tuyển người

Ông Nguyễn Quang Hùng - Cục trưởng Cục Kiểm ngư.

Theo ông Hùng, lực lượng kiểm ngư những năm qua đã nhận được sự quan tâm từ Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Bộ NN&PTNT, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần sự quan tâm. Về tổ chức biên chế, kiểm ngư trung ương cũng như kiểm ngư địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí đủ công chức, viên chức và lao động để triển khai lực lượng trên các tàu kiểm ngư. 

Về chế độ chính sách Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết: “Kiểm ngư là lực lượng thường xuyên hoạt động trên biển, điều kiện sóng gió rất khó khăn nhưng chế độ chính sách vẫn còn hạn chế. Rất mong trong thời gian tới có chế độ chính sách phù hợp cho lực lượng kiểm ngư trung ương và địa phương”.

Bên cạnh đó, ông Hùng nhấn mạnh, những đầu tư về trang thiết bị, phương tiện cũng như trụ sở cho hoạt động của lực lượng kiểm ngư trung ương và địa phương cần đầu tư, nâng cấp để yên tâm thực thi các nhiệm vụ được giao.

“Khi thực hiện các nhiệm vụ trên biển, ngoài các trang thiết bị phương tiện, rất cần các công nghệ hiện đại để khi hoạt động trên biển đảm bảo công tác chỉ huy thông suốt, các công nghệ điện thoại vệ tinh, công nghệ giám sát bằng vệ tinh để khi hoạt động trên biển sẽ giám sát thông suốt từ trung ương đến địa phương” ông Hùng nói.

Thông tin thêm về các thiết bị giám sát, Cục trưởng Cục Kiểm ngư chia sẻ, Thường vụ Quốc hội đã đồng ý cho 6 loại phương tiện thiết bị để quá trình tuần tra trên biển có thể quay phim, chụp ảnh, là chứng cứ quan trọng trong quá trình xử phạt nguội cũng như các hoạt động vi phạm khai thác trên biển sớm được phát hiện, xử lý kịp thời.

Ngoài ra, ông Hùng cho biết, hiện nay đối với lực lượng kiểm ngư địa phương đang gặp phải vướng mắc về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Lý do là bởi khi Luật xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 2020 chưa có kiểm ngư địa phương nên chưa được quy định thẩm quyền trong luật.

Muốn giải quyết vấn đề này, thứ nhất phải sửa luật, thứ hai Quốc hội phải có nghị quyết để giao thẩm quyền cho kiểm ngư địa phương, đặc biệt là Chi cục kiểm ngư địa phương cũng như các trưởng đoàn thanh tra của kiểm ngư địa phương khi tuần tra trên biển. Đảm bảo việc xử lý vi phạm được diễn ra nhanh nhất, ngắn nhất.

Chính sách - Lực lượng kiểm ngư Việt Nam: Chế độ thấp, khó tuyển người (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thẳng thắn nhìn nhận, với vị trí vai trò rất quan trọng nhưng Cục Kiểm ngư còn gặp hạn chế về mặt pháp lý. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến thẳng thắn nhìn nhận, với vị trí vai trò rất quan trọng nhưng Cục Kiểm ngư còn gặp hạn chế về mặt pháp lý. 

Cũng liên quan đến những khó khăn vướng mắc ở địa phương, Thứ trưởng Tiến chia sẻ: “10 năm có lực lượng kiểm ngư nhưng bộ máy, đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Do vậy tới đây khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án của lực lượng kiểm ngư, đồng thời quy hoạch quốc gia về bảo vệ khai thác nguồn lực thủy sản, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng các đề án để tăng cường cơ sở vật chất, bộ máy, đội ngũ trang thiết bị…”.

Đồng thời, đề xuất các dự án hạ tầng cho phục hồi phát triển nguồn lợi thủy sản. Đây là trụ cột rất quan trọng để phát triển nghề khai thác thủy sản bền vững. 

Trong công tác IUU, sự chuyển biến tích cực của khai thác thủy sản đã có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu để EC gỡ thẻ vàng. Chúng ta đã chuẩn bị hệ thống văn bản rất đầy đủ từ Luật đến Thông tư,... tuy nhiên để có sự chuyển biến sâu rộng, căn bản cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó, lực lượng kiểm ngư, biên phòng, hải quân, cảnh sát biển là lực lượng nòng cốt.

Hàng năm, sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam trên 3,8 triệu tấn. Lực lượng kiểm ngư ngoài việc đồng hành cùng bà con ngư dân trong hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2017, các nghị định, thông tư để có ngành thủy sản bền vững, xanh, sâu rộng

Kiểm ngư Việt Nam: Đảm bảo môi trường pháp lý, vùng biển an toàn

Thứ 2, 15/04/2024 | 12:53
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá kiểm ngư cùng các lực lượng trên biển giữ vai trò tạo dựng được môi trường pháp lý an toàn cho bà con ngư dân khai thác.

Vĩnh Hoàn rót thêm 350 tỷ đồng vào công ty chế biến thủy sản

Thứ 3, 09/04/2024 | 09:34
Sau khi hoàn thành việc góp vốn, tổng vốn góp của Vĩnh Hoàn tại Thực phẩm Vĩnh Phước sẽ tăng lên 800 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ.

Hà Nội bổ sung 2.648 biên chế sự nghiệp giáo dục

Thứ 7, 30/03/2024 | 10:37
Hội đồng nhân dân (HĐND) Tp.Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã.

Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế giáo dục từ năm học 2023-2024

Thứ 6, 29/03/2024 | 13:30
HĐND Tp.Hà Nội thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023-2024.

Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế

Thứ 3, 20/02/2024 | 19:48
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, phải tiếp tục đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực một cách thích hợp cho ngành y tế.
Cùng tác giả

Thua lỗ kéo dài, HAGL Agrico cắt giảm 75% chi phí lương nhân viên

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:05
Thua lỗ trong 12 quý liên tiếp khiến khoản lỗ luỹ kế của HAGL Agrico tính tới cuối quý I/2024 là 8.149 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 2.487 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Duy Hưng: “Chúng tôi làm tất cả những gì cổ đông yêu cầu“

Thứ 6, 26/04/2024 | 17:28
Chủ tịch PAN Group cho biết, năm ngoái cổ đông than phiền không có cổ tức, năm nay đã có. 5% không phải là mức trả cổ tức cao nhưng đã là sự nỗ lực của tập đoàn.

Lợi nhuận BAF tăng đột biến, gấp 30 lần trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, BAF báo lãi sau thuế 118 tỷ đồng, tăng gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là đỉnh lợi nhuận của BAF trong 6 quý trở lại đây của công ty.

Mexico là quốc gia tiêu thụ cá tra nhiều nhất trong khối CPTPP

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:19
Tháng 3/2024, Việt Nam xuất khẩu gần 22 triệu USD cá tra sang khối thị trường CPTPP. Trong đó giá trị nhập khẩu của Mexico là gần 5 triệu USD.

Hanoimilk: Tiền tăng gấp đôi vẫn không đạt nổi 10 tỷ đồng

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Quý I/2024, Hanoimilk báo lãi giảm 41% xuống 6 tỷ đồng, song tiền và các khoản tương đương tiền của công ty lại tăng gấp hơn 2 lần nhưng vẫn chỉ ở mức 7,8 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.
     
Nổi bật trong ngày

Từ 10/6, cho phép chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ tối đa 10 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:59
Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ 10/6/2024.

CSGT có được xử phạt vi phạm qua hình ảnh, video trên mạng?

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:38
Nhiều người phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người khác nên quay, chụp lại và đăng lên MXH. Vậy, CSGT có được phép căn cứ vào những hình ảnh này để xử phạt?