“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Hà Công Luân
Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
0
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.

Người Đưa Tin (NĐT): Bà là đại biểu quan tâm đến nhiều vấn đề giáo dục, xã hội và pháp luật. Xin bà cho biết, hiện nay, những vấn đề gì của giáo dục khiến bà quan tâm nhất?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý: Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thay mặt cử tri giám sát và tham gia ý kiến về toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, pháp luật. Tôi được đào tạo về luật, lại đang công tác ở Ủy ban Xã hội của Quốc hội nên có điều kiện thuận lợi để theo dõi các vấn đề pháp luật, xã hội nói chung, trong đó có vấn đề giáo dục.

Riêng về giáo dục, chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) theo Nghị quyết số 29 của Trung ương, Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội, cho nên đại biểu Quốc hội cần thường xuyên quan tâm, đóng góp ý kiến để thực hiện thắng lợi công việc rất quan trọng này.

Chiều 8/11 vừa qua, tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, tôi đã phát biểu về hai vấn đề thời sự giáo dục hiện nay là thực hiện chương trình giáo dục trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thực hiện mục tiêu xã hội hóa việc biên soạn SGK, nhằm đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng SGK.

Tiêu điểm - “Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý.

NĐT: Việc thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có nhiều SGK cho mỗi môn học theo quy định của Nghị quyết số 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục đến nay được thực hiện như thế nào, theo ý kiến bà?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý: Theo nhận thức của tôi, điểm mới nhất trong lĩnh vực SGK được Nghị quyết số 88 và Luật Giáo dục xác định là: xã hội hóa để phát huy nguồn lực xã hội, bảo đảm đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng SGK.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục đã phải phàn nàn về việc một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở. Nguyên nhân chính của bất cập này là Thông tư số 25 năm 2020 của Bộ GD&ĐT trao toàn quyền cho hội đồng chọn sách cấp tỉnh, bỏ qua ý kiến của cơ sở giáo dục. Nếu việc lựa chọn, sử dụng sách tiếp tục diễn ra như vậy thì chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK sẽ khó được triển khai, dẫn tới nguy cơ quay trở lại tình trạng độc quyền của một mình doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

Mặt khác, thời gian qua, báo chí cũng đã nêu lên những bất cập của Thông tư 33 về việc thẩm định SGK, để một số thành viên của hội đồng thẩm định tham gia các công việc biên soạn SGK hoặc sách tham khảo kèm theo SGK cho một số đơn vị xuất bản có sách được chính các thành viên này thẩm định. Có thể đây cũng là một nguyên nhân để lọt lưới một số SGK, một số bài học không bảo đảm chất lượng như báo chí đã nêu mà Bộ GDĐT chưa có câu trả lời cho dư luận và chỉ đạo các đơn vị làm SGK sửa chữa.

NĐT: Tờ Người Đưa Tin cũng đã đăng tải nhiều bài viết cho rằng vấn đề lựa chọn SGK, thị trường SGK,… đang bộc lộ nhiều bất cập, cần phải giải quyết. Mà ở đó, Thông tư số 25 của Bộ GD&ĐT trao toàn quyền quyết định lựa chọn cho hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh, bỏ qua ý kiến của cơ sở; một số đơn vị làm SGK thao túng thị trường; Bộ GDĐT buông lỏng việc thanh tra lĩnh vực này. Xin bà cho ý kiến?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý: Thông tư số 25 của Bộ GDĐT tuy có quy định về quy trình lựa chọn SGK từ cơ sở GDPT nhưng khoản 4 Điều 8 trao toàn quyền quyết định cho hội đồng chọn SGK cấp tỉnh. Điều khoản này không quy định ý kiến của cơ Sở GD&ĐT có vai trò như thế nào. Nếu không có quy định này thì ý kiến của cơ sở GD&ĐT không có ý nghĩa gì. Theo tôi, hội đồng chọn SGK cấp tỉnh chỉ nên xem xét, xác nhận kết quả lựa chọn của cơ sở; SGK nào được tối thiểu 30% cơ sở lựa chọn thì báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND tỉnh) ra quyết định cho phép sử dụng.

Thông tư số 25 cũng có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục thông báo cho cơ sở GD&ĐT kết quả phê duyệt danh mục SGK được sử dụng của UBND tỉnh và tổng hợp kiến nghị của cơ sở về việc sửa đổi, bổ sung danh mục SGK được phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh để giải quyết. Tuy nhiên, Thông tư số 25 không có chế tài về việc này; đồng thời Bộ GD&ĐT cũng không thanh tra việc thực hiện các quy định của Thông tư nên trên thực tế, nhiều địa phương đã bỏ qua quy định này, không bảo đảm quyền dân chủ của cơ sở.

Thời gian qua, báo chí cũng có phản ánh một số biểu hiện bất thường trong việc lựa chọn SGK. Bản thân tôi có nhận được đơn khiếu nại và đơn tố cáo về dấu hiệu thao túng thị trường SGK. Sau khi nghiên cứu, tôi đã chuyển đơn cùng các chứng cứ kèm theo tới cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.

NĐT: Như bà nói thì Thông tư 25 hiện cũng đang bộc lộ những bất cập?

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý: Đúng vậy, để thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật, tôi đề nghị Bộ GD&ĐT sớm sửa đổi Thông tư số 25 về lựa chọn SGK, Thông tư số 33 về thẩm định SGK. Đồng thời tiến hành thanh tra các công việc biên soạn, thẩm định, lựa chọn, phát hành SGK để điều chỉnh những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.

NĐT: Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Nguy cơ quay trở lại tình trạng độc quyền SGK

Thứ 2, 08/11/2021 | 19:11
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý, Bộ GD&ĐT cần sớm sửa đổi Thông tư 25, tiến hành thanh tra các công việc biên soạn, lựa chọn, phát hành sách giáo khoa.

Lựa chọn SGK cho trẻ em: Cần có trình độ và tâm huyết

Thứ 5, 26/08/2021 | 07:00
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đã có cuộc trao đổi với Người Đưa Tin về bài thơ Bắt nạt nằm trong chương trình lớp 6 của NXB Giáo dục Việt Nam đang gây ồn ào.

Bộ GD&ĐT đề nghị tạo điều kiện phát hành SGK phục vụ năm học mới

Thứ 4, 18/08/2021 | 07:00
Bộ GD&ĐT tạo vừa có văn bản đề nghị địa phương về một số các vấn đề trước thềm năm học mới.

SGK NXB Giáo dục Việt Nam “chưa sạch nước cản” về tiếng Việt?

Chủ nhật, 08/08/2021 | 14:16
Điều tưởng như khó tin lại là sự thật ở cuốn Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng: Mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:28
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Đáp ứng nhu cầu đi lại để người dân yên tâm về quê dịp lễ 30/4-1/5

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:19
Dịp lễ 30/4-1/5 năm nay được nghỉ dài ngày nên dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình.