Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

Nguyễn Đắc Phú
Thứ 3, 24/01/2023 | 14:00
0
Lễ hội Katê (hay còn gọi là Tết Katê) hàng năm bắt đầu từ cuối tháng 6 Chăm lịch và kéo dài đến giữa tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch) tại các đền.

Gìn giữ nét đẹp truyền thống

Lễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm (tỉnh Bình Thuận). Hàng năm, lễ hội diễn ra trong 2 ngày, ngày cuối cùng của tháng 6 và ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch giữa một không gian rộng lớn.

Đầu tiên là tại các đền, tháp, nhà làng, nhà các vị Sư Cả và sau cùng là tại các gia đình trong cộng đồng với những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người Chăm Bàlamôn. Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

Lễ thỉnh rước kiệu trang phục Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính.

Tháp Pô Sah Inư tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài (sau này còn có tên là đồi Lầu Ông Hoàng) thuộc phường Phú Hài (trước kia có tên là Phố Hài), Tp.Phan Thiết.

Đây là một trong 3 nhóm tháp Chăm ở Bình Thuận thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, có niên đại sớm từ đầu thế kỷ VIII đến thế kỷ IX (trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai ở Bình Thuận còn có tháp Pô Dam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và tháp Làng Gọ ở huyện Hàm Thuận Bắc).

Tháp Pô Sah Inư do các chức sắc, cộng đồng người Chăm Bàlamôn huyện Hàm Thuận Bắc (địa bàn cư trú của họ cách tháp khoảng 20km) thực hiện các nghi lễ cúng tế trong lễ hội.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 2).

Tháp Pô Sah Inư tại Lê hội Katê.

Quần thể tháp Pô Sah Inư có 3 ngôi tháp gồm: tháp chính (tháp A) thờ thần Shiva cao 15m, tháp thờ bò thần Nandin (tháp B) cao 12m và tháp thờ thần Lửa (tháp C) cao 5,4m. Nhóm đền tháp Pô Sah Inư đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. 

Từ nhiều thế kỷ trước cho đến nửa đầu thế kỷ XX, tại tháp Pô Sah Inư diễn ra nhiều lễ nghi phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử tác động nên các lễ nghi, lễ hội diễn ra tại tháp ngày càng thưa dần và rơi vào quên lãng, trong đó có Lễ hội Katê.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 3).

Điệu múa quạt mang đậm nét văn hoá đặc sắc của Lê hội Katê.

Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa và Thông tin, năm 2005, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Bình Thuận đã tiến hành nghiên cứu, phục dựng Lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư sau 2/3 thế kỷ bị thất lạc.

Các giá trị văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của dân tộc Chăm qua đó cũng được khôi phục. Ngày nay, Lễ hội Katê tại tháp đã thực sự trở thành ngày Tết của cộng đồng người Chăm các huyện Tuy Phong, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc.

Tết Katê của người Chăm diễn ra như thế nào?

Sau khi kết thúc Lễ hội Katê tại các đền, tháp, nhà làng, người Chăm Bàlamôn ở Bình Thuận thực hiện cúng Lễ Katê tại nhà. Theo tập tục, Lễ Katê diễn ra tại nhà vị Sư Cả trong làng trước, sau đó mới đến các hộ gia đình. 

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 4).

Các nghi lễ cúng trên tháp chính.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, Sư cả Thông Minh Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận cho biết: “Lễ vật trong Lễ Katê ở nhà ông Sư Cả gồm: gà, vịt, trứng, hoa quả, các loại bánh chế biến từ gạo, nếp, trầu cau, trà rượu…

Theo tập tục, lễ vật trong Lễ Katê ở nhà ông Sư Cả không được cúng dê (vì người Chăm quan niệm thịt dê chỉ được dâng cúng các vị thần linh trong các lễ nghi, lễ hội mang tính cộng đồng tại các đền, tháp và nhà làng chứ không dùng làm lễ vật dâng cúng tại các gia đình riêng lẻ). Nếu gia đình vị Sư Cả và các hộ gia đình riêng lẻ có điều kiện kinh tế thì có thể làm dê để đãi khách. 

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 5).

Sư cả Thông Minh Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận.

Sau khi các loại lễ vật đã được chuẩn bị xong, ông Sư Cả thực hiện nghi lễ cúng tế thần linh và ông bà, tổ tiên. Nghi lễ Katê tại nhà Sư Cả được bắt đầu bằng những hồi kinh do ông Sư Cả chủ trì.

Nội dung lời khấn thể hiện sự thành kính, biết ơn của gia đình, làng xóm đối với các vị thần linh và ông bà, tổ tiên, cầu mong thần linh và ông bà, tổ tiên phù hộ, che chở cho gia đình và cộng đồng dồi dào sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, an lành…”

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 6).

Làng nghề truyền thống của người Chăm.

Sư cả Thông Minh Toàn chia sẻ thêm: “Sau khi gia đình vị Sư Cả cúng Lễ Katê xong, lần lượt các hộ gia đình trong làng thực hiện nghi lễ cúng thần linh, ông bà, tổ tiên tại nhà. Lễ vật trong nghi lễ này gồm những vật phẩm gắn với sản xuất nông nghiệp của cộng đồng.

Tuy nhiên, lễ vật nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Trong Lễ Katê tại nhà, chủ nhà và các thành viên trong gia đình khấn cầu cầu thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ, độ trì cho mọi người trong gia đình sức khỏe, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Trong dịp này, các gia đình chuẩn bị bánh trái, thức ăn… để thết đãi bạn bè, họ hàng gần xa đến chung vui”.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 7).

Những cô gái chăm múa trên tháp.

Ông Trần Xuân Phong, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho rằng: "Bằng nhiều hình thức, chính quyền địa phương phải thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho cộng đồng người Chăm, đặc biệt là các vị chức sắc, nghệ nhân, trí thức và thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói chung và Lễ hội Katê nói riêng”.

Văn hoá - Nét đẹp Tết Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận (Hình 8).

Trao quyết định công nhận Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các biện pháp bảo vệ Lễ hội Katê

Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận chia sẻ: Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đây là niềm vinh dự và tự hào của người Chăm. Vì vậy, chúng tôi cần phải giữ gìn những phong tục này và truyền lại cho thế hệ trẻ. Đồng thời để giữ gìn và phục vụ những công ơn các vị thần linh cũng như các ông bà, tổ tiên trước kia được bảo vệ, bảo tồn giá trị văn hoá một cái lễ hội của dân tộc.

Bình Thuận: Lái xe Phương Trang lãnh án tù vì chạy ẩu gây tai nạn chết người

Thứ 3, 10/01/2023 | 07:00
Lái xe Lê Văn Hồng điều khiển xe khách của nhà xe Phương Trang không giảm tốc độ, tông vào phía sau xe ô tô khách dẫn đến 1 người tử vong.

Bình Thuận: Nhóm cá độ bóng đá hàng tỷ đồng lãnh án tù

Thứ 2, 09/01/2023 | 20:31
Trong khoảng thời gian từ ngày 16/12/2020 đến ngày 18/3/2022, các đối tượng lấy kèo trên mạng để làm kèo cá độ cho các con bạc, thu lợi bất chính.

Bình Thuận: Nhóm thanh niên sử dụng ma túy tại chung cư lãnh án

Thứ 6, 06/01/2023 | 15:51
Tại căn hộ chung cư ở Tp.Phan Thiết, khi các đối tượng tổ chức sử dụng ma túy thì bị công an bắt quả tang.
Cùng tác giả

Hành trình bỏ trốn của tên cướp tiệm vàng ở Bình Thuận đến khi bị bắt

Thứ 6, 19/04/2024 | 19:45
Chiều 19/4, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt giữ đối tượng cướp tiệm vàng ở Tp.Phan Thiết.

Bình Thuận: Điều tra nguyên nhân nam sinh 17 tuổi bị đâm tử vong

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:32
Sáng 19/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cùng các đơn vị nghiệp vụ đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để điều tra vụ án mạng.

Bình Thuận: Truy bắt đối tượng cướp tiệm vàng táo tợn ở Tp.Phan Thiết

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:30
Hai thanh niên đi xe máy đến tiệm vàng Mỹ Hoa Kim, một người bất ngờ dùng bình xịt hơi cay xịt thẳng vào mặt chủ tiệm vàng rồi cướp số trang sức tẩu thoát.

Bình Thuận: Nhiều cán bộ, công chức đi làm trễ, vắng mặt không lý do

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:55
Tại UBND xã Bình Tân (huyện Bắc Bình), tổ công tác của Sở Nội vụ phát hiện 7 trường hợp là cán bộ đi làm trễ và 5 trường hợp không có mặt tại đơn vị.

Bình Thuận: Bản án cho nguyên Chủ tịch, Kế toán trưởng UBND xã gây thiệt hại cho nhà nước

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Các bị cáo đã lập khống bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành, ghi khống ngày nghiệm thu công trình để thanh toán, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Di tích quốc gia bị xâm hại khi tu bổ, tôn tạo

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:48
Chủ đầu tư đã tự ý thay đổi một số hạng mục trong quá trình tu bổ, tôn tạo Di tích Kiến trúc- Nghệ thuật quốc gia chùa Trà Phương ở huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.

Trịnh Sảng lộ diện với vẻ ngoài khác lạ, sau ồn ào mất khả năng trả nợ

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Hình ảnh mới của Trịnh Sảng sau ồn ào mất khả năng trả nợ khiến nhiều khán giả ngạc nhiên với vẻ ngoài khác lạ.

“Người đàn bà khổ nhất màn ảnh” với cuộc hôn nhân 30 năm ngọt ngào, lãng mạn

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:45
“Người đàn bà khổ nhất màn ảnh Việt” – là biệt danh mà khán giả gọi NSƯT Minh Phương trong suốt nhiều năm. Thế nhưng ngoài đời NSƯT Minh Phương có cuộc hôn nhân gần 30 năm vẫn lãng mạn và ngọt ngào đáng ngưỡng mộ.

Hải Phòng: 4 điểm mới đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 05:00
Lượng khán giả được mời tăng cao, địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật được thay đổi… là những điểm mới đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Lễ hội thập niên sự lệ của dòng họ Nguyễn Cảnh – truyền thống văn hoá

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:23
Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Bất ngờ ngoại hình khác lạ của MC Quyền Linh ở độ tuổi 55

Thứ 6, 19/04/2024 | 08:00
Hình ảnh MC Quyền Linh xuất hiện trước công chúng trông già nua với mái tóc và bộ râu dài. Diện mạo lạ của nam nghệ sĩ khiến khán giả không nhận ra.

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đường lên Điện Biên

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:03
Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ: “56 năm ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơn vắt – Máu trộn bùn non – Gan không núng - Chí không mòn…”