Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Nhạc sến rất cần sự tử tế

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Nhạc sến rất cần sự tử tế

Thứ 7, 21/09/2013 | 16:12
0
"Thế hệ nhạc sĩ trẻ bây giờ có nói gì tôi cũng không quan tâm nhiều, vì mỗi người một quan điểm khác nhau", nhạc sĩ Nguyễn Ánh khẳng định.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Nhạc sến mà tử tế cũng đáng nghe

Không phân biệt giữa dòng nhạc này và dòng nhạc kia, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho biết: "Thật ra, dòng nhạc nào tử tế thì mình nghe, mình thích, nhạc nào cũng là âm nhạc, có nhạc dành cho người này, có nhạc dành cho người khác, tùy theo mỗi người.

Âm nhạc bây giờ cần tử tế, người nghe cũng cần tử tế. Nếu đưa ra nhận định như vậy cũng không đúng. Nên dù ai thích nghe dòng nhạc nào cũng là do sở thích của mỗi người, chứ không có sự áp đặt ở đây".

Nói về việc dư luận đang tranh cãi về định nghĩa dòng "nhạc sến", nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lên tiếng: "không biết từ này xuất phát từ đâu, có lẽ từ xưa họ thích các loại nhạc của bolero ăn liền với nhạc dân gian, mấy câu vọng cổ, cho giới bình dân thưởng thức.

Giới bình dân họ thích nghe những gì nhẹ nhàng, không đòi hỏi phải suy nghĩ gì, dòng nhạc bolero cũng vậy thôi, hết sức đơn giản. Còn hiện nay tùy theo nội dung mà chúng ta có loại sến sang và loại sến không sang".

Nhân vật - Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Nhạc sến rất cần sự tử tế

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, chưa ai định nghĩa được nhạc sến

Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì sến sang là loại sến tử tế, loại sến không tử tế cũng giống như nhạc thị trường bây giờ, nếu viết tử tế thì cũng hay, nếu viết không tử tế thì nó cũng chỉ đi qua không có ấn tượng. Nhạc sến dành cho giới bình dân, nhưng trong đó họ rất cần nghe nhạc sến tử tế, chứ không đơn thuần là muốn nghe thì nghe, mà còn đòi hỏi phải hay.

Ông cho biết: "Hiện nay, trong dòng nhạc sến làm gì có giải thưởng nào, chỉ có bên cải lương. Còn mấy danh từ hồi xưa, nữ hoàng nhạc pít, chỉ là mấy người quảng cáo sân khấu họ đặt để thu hút khách nhưng không có giải thưởng nào cho nhạc sến.

Giải chính thống phải là của quốc gia, phải sáng tạo để lại ấn tượng trong công chúng, Việt Nam mình thì chỉ có NSND, NSƯT, chứ chúng ta không ta không có Diva, Ông hoàng nhạc nhẹ, đó chỉ là yêu quý thì gọi thôi. Chứ phải đóng góp thiết thực, hay thì mới xứng đáng làm nghệ sĩ".

Còn theo quan điểm của ông thì người làm âm nhạc muốn hay thì phải làm vì mình trước đã, chứ còn ai thì cũng muốn mặc đẹp, ai cũng muốn vẽ mặt mình đẹp. Âm nhạc cũng vậy, nghệ thuật phải chân chính, đẹp vì nghệ thuật, đó mới là cái đẹp chân chính. Còn âm nhạc nào thì cũng cao quý cả, không ai nói nhạc sến là thấp kém?

"Làm nghệ thuật là làm dâu trăm họ, phải thông cảm cho người nghệ sĩ, chiều ý kiến của tất cả mọi người, họ gặp yêu cầu tử tế, mà mình làm không tử tế, thì cũng bị phản ánh.Cho nên, sao chiều hết lòng người được, mình thích cái gì thì mình làm cái đó. Nên thế hệ nhạc sĩ trẻ bây giờ có nói gì tôi cũng không quan tâm nhiều, vì mỗi người một quan điểm khác nhau", ông khẳng định.

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: Chó chê mèo lắm lông!

Khi nói về quan điểm thanh niên mà nghe nhạc sến là bất bình thường của nhạc sĩ Quốc Trung, và nhận định của nhạc sĩ Huy Tuấn, hát nhạc sến là sự a dua thiếu nhận thức, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc cho biết: "Nhạc của Huy Tuấn, Quốc Trung cũng không hơn gì những dòng nhạc kia, chó chê mèo lắm lông, nhạc của họ sáng tác cũng hay hơn gì nhạc sến đâu, cũng là nhạc showbiz".

Ông cũng nói rõ về hai dòng nhạc, ông cho biết: "Chẳng qua dòng nhạc sến là showbiz của nông thôn, của mấy anh đó là dòng nhạc showbiz thành phố, nhạc sến thành thị chê nhạc sến nông thôn".

Nhân vật - Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: Nhạc sến rất cần sự tử tế (Hình 2).

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: có nhạc sến thành thị và nhạc sến nông thôn

Bên cạnh đó, ông bày tỏ quan điểm: "Để so sánh nhạc sến thành thị với nông thôn nếu phải chọn tôi sẽ chọn nhạc sến nông thôn vì nó bắt nguồn từ dân ca Nam bộ, có giai điệu hay. Nhạc của Huy Tuấn, Quốc Trung nó có hay hơn gì đâu thậm chí còn kém, cậy có trống, jazz, rap của Tây thì nghĩ mình hay hơn, nhưng nó chỉ là dòng bình dân cả".

Trước quan điểm nhạc sến nếu phát triển thì sẽ ảnh hưởng lĩnh vực âm nhạc lẫn xã hội của nhạc sĩ Quốc Trung, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc khẳng định: "Nhạc của Quốc Trung, Huy Tuấn cũng làm cản trở xã hội như dòng nhạc kia nếu ông ấy phát biểu như vậy. Nguồn gốc của người bị chê và người đi chê là giống nhau, bản chất như nhau nhưng lại mang nhau ra chê bai.

Theo Đất Việt

Vua nhạc sến: 'Bao giờ nước mình giàu, tôi sẽ viết nhạc sang'

Thứ 5, 19/09/2013 | 14:30
Sến hay sang còn tùy vào nhiều yếu tố bao gồm nhạc điệu, lời ca và kỹ thuật trình diễn. Ba yếu tố đó có tầm ảnh hưởng lẫn nhau vì không phải cứ điệu bolero hay rumba là bài hát trở thành sến, ca từ không phải cứ mộc mạc là thuộc dòng nhạc sến và người hát nếu chú ý đến phong cách biểu diễn cũng có thể biến một bản nhạc cứ tưởng như thuộc loại sến trở thành một ca khúc được người nghe chấp nhận.

Quốc Trung chê nhạc sến, Ngọc Sơn: 'Cứ nói, tôi hơi đâu chấp'

Thứ 2, 16/09/2013 | 09:57
“Vậy hả? Cũng được! Ai muốn nói quan điểm của họ, cứ nói, tôi hơi đâu chấp!” – Ngọc Sơn.

Những pha khoe thân của "ông hoàng nhạc sến" hết thời

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Những ngày qua, "ông hoàng nhạc sến" một thời Ngọc Sơn lại gây sốc với clip "Ngọc SơnAsian hot body" dài hơn 7 phút được đưa lên mạng Youtube trong trang phục không thể ít vải hơn cùng cách tạo dáng không thể phản cảm hơn…

Cuộc đời chìm nổi của “ông hoàng nhạc sến” Việt Nam

Thứ 2, 12/08/2013 | 17:13
Mới học được 1 năm rưỡi ông đã bị đuổi khỏi trường, nhưng ông cho rằng điều này là một may mắn, vì nhờ bị đuổi học ông mới được thành công như hôm nay.

Thời hoàng kim của “ông hoàng nhạc sến”

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Thời hoàng kim, một bài hát của ông có thể mua được 2 chiếc xe hơi. Tiền của nhiều đến nỗi chuyện bỏ ra 12 cây vàng để làm "nhất dạ đế vương" trong 1 đêm chỉ là "chuyện thường ngày ở huyện".

Góc nhìn từ nghệ thuật: 'Sến' hay 'sang'?

Thứ 5, 19/09/2013 | 09:22
Kho từ vựng của Sài Gòn xưa có một thuật ngữ đã đi sâu vào cuộc sống và cho đến ngày nay người ta vẫn còn dùng với hàm ý miệt thị, chê bai hay chí ít cũng là đánh giá thấp.