Nỗi đau từ thảm họa sạt lở đất

Với thiên nhiên, khí hậu hiện nay, khó có thể đoán biết trước được điều gì. Những mất mát, đau thương mà trời đất cuồng nộ giáng xuống, con người nhỏ bé không thể lường định. Chỉ có một điều rõ ràng, cơn thịnh nộ của thiên nhiên càng ngày càng dữ dằn, tàn khốc.

Không từ ngữ nào có thể diễn đạt những hậu quả mà thiên tai giáng xuống dải đất miền Trung liên tiếp thời gian qua. Nỗi đau ở Rào Trăng, ở Huế, ở Quảng Bình chưa nguôi, tin buồn đến rụng rời từ những vụ sạt lở đất ở tỉnh Quảng Nam lại ập đến. Những tiếng khóc xé lòng, tiếng cha gọi con, tiếng vợ gọi chồng, tiếng người thương yêu gọi nhau trong hoảng loạn, vô vọng. Sao xót xa, sao đớn đau đến thế.

45 người mất tích trong vụ sạt lở ở xã Trà Leng đã khiến con tim bao người trên khắp cả nước nghẹt lại vì lo lắng, vì xót xa. Tiếp tục hai chục người ở xã Trà Vân cùng huyện Trà My lại bị vùi lấp, rồi 11 người ở huyện Phước Sơn... Những thông tin thực không muốn tin đó là sự thực.

Nạn nhân trong vụ sạt lở đất ở Quảng Nam.

Với thiên nhiên, khí hậu hiện nay, khó có thể đoán biết trước được điều gì. Những mất mát, đau thương mà trời đất cuồng nộ giáng xuống, con người nhỏ bé không thể lường định. Chỉ có một điều rõ ràng, cơn thịnh nộ của thiên nhiên càng ngày càng dữ dằn, tàn khốc.

Sạt lở đất là thảm họa đã ảnh hưởng tới 4,8 triệu người và khiến hơn 18.000 người tử vong trên thế giới kể từ năm 1998-2017. Nhóm nghiên cứu của NASA, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Đại học Stanford đã sử dụng các ước tính vệ tinh và dữ liệu lượng mưa được mô hình hóa để dự báo mức độ thay đổi của lượng mưa trong khu vực có thể ảnh hưởng đến tần suất trượt lở đất.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng nhiệt độ ấm lên sẽ gây ra mưa lớn hơn ở một số khu vực và điều này có thể dẫn đến tăng hoạt động lở đất ở khu vực biên giới Trung Quốc và Nepal. Và hầu hết cư dân trong khu vực sẽ phải đối mặt với nhiều vụ lở đất hơn trong tương lai bất kể kịch bản nào, nhưng tỉ lệ bị ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng sạt lở sẽ cao hơn khoảng 20%.

Biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng tới khu vực châu Á cũng như toàn thế giới. Thời gian qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ những trận sạt lở đất.

Hồi tháng Tám, tại bang Kerala miền Tây Ấn Độ, ít nhất 70 người đã thiệt mạng và hàng trăm căn nhà của những công nhân trồng chè và cafe bị cuốn trôi sau một trận lở đất kinh hoàng. Là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sạt lở đất do con người gây ra, từ năm 2004-2016, số người Ấn Độ thương vong vì lở đất chiếm tỷ trọng đáng kể trên thế giới.

Trước đó, ngày 2/7, Myanmar đã ghi nhận 125 người tử vong sau vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại khu vực khai thác ngọc tại làng Sate Mu, bang Kachin. Một vách đá cao hơn 300m đã đổ sập xuống và chôn vùi những người đang ở bên trong mỏ. Brazil, Mỹ, Úc cũng từng trải qua những thảm họa kinh hoàng từ lở đất.

Sạt lở đất bắt nguồn từ nhiều nguyên do. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), thảm họa thiên nhiên này có thể là hậu quả từ sự xuất hiện các chấn động địa chất tự nhiên, do sự thay đổi độ ẩm trong đất, sự dịch chuyển của kết cấu bảo vệ của phần chân của mái dốc... . Và một yếu tố không thể không nhắc đến, đó là các tác động của con người. Hãy trả cho thiên nhiên sự nguyên sơ của mình và hạn chế tối đa khai thác thiên nhiên để phục vụ cho sự phát triển là lời kêu gọi lâu nay được giới khoa học đưa ra nhằm phòng tránh những cơn thịnh nộ của tự nhiên.

Thu Hương

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin Pháp Luật.

Đòn đánh ghen thâm sâu, cao tay của hoàng đế Trung Hoa khi bị "cắm sừng"

Thứ 6, 18/09/2020 | 09:18
Dù sở hữu “tam cung lục viện”, số phi tần nhiều không đếm xuể nhưng các vị hoàng đế vẫn không thể chấp nhận việc bị "cắm sừng". Và không đơn giản như phụ nữ, một khi đánh ghen thì đàn ông thâm sâu và hiểm hóc không văn nào tả nổi.

Các thảm họa thiên nhiên 'ngốn' mất 186 tỷ USD năm 2012

Thứ 3, 09/04/2013 | 16:58
Tập đoàn tái bảo hiểm Swiss Re của Thụy Sĩ công bố một tính toán cho thấy những thiên tai và thảm họa trên toàn thế giới trong năm 2012 đã gây thiệt hại tới 186 tỷ USD.