Siết chặt quản lý mã số vùng trồng để xuất khẩu nông sản bền vững

Siết chặt quản lý mã số vùng trồng để xuất khẩu nông sản bền vững

Thứ 7, 26/08/2023 | 14:14
0
Việc liên tục nhận được thông báo của nước nhập khẩu do không tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật cho thấy những bất cập về quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Báo Công Thương đưa tin, ngày 24/8/2023, tại Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức “Hội nghị tăng cường quản lý nhà nước về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói”.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), đến nay, cả nước đã có 6.883 mã số vùng trồng và 1.588 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp.

Các mã số này tập trung chủ yếu vào các sản phẩm xuất khẩu chính như xoài, thanh long, nhãn, lúa, sầu riêng... Thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand và Australia là những thị trường có số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhiều nhất. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng dẫn đầu về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Tuy nhiên, gần đây Cục Bảo vệ thực vật liên tục nhận được thông báo của nước nhập khẩu liên quan đến việc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật (bao gồm các sản phẩm chuối, xoài, sầu riêng, mít, thanh long, nhãn… xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc) và có dư lượng hóa chất vượt quá quy định (sầu riêng, chôm chôm, ớt xuất khẩu sang Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay ớt đông lạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc). Các thông báo này cũng yêu cầu Việt Nam phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong nông sản của các lô hàng xuất khẩu…

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp và các đơn vị quản lý cửa khẩu cũng nêu thực tế, việc kiểm soát các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong nông sản của các lô hàng xuất khẩu còn bị buông lỏng, có tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Vina T&T cho rằng: "Công tác sản xuất cần chú trọng chuẩn hóa, đồng bộ về chất lượng, bao bì, nhãn mác, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc,… thì mới có thể đáp ứng yêu cầu của từng thị trường nhập khẩu. Có như vậy, xuất khẩu nông sản, hoa quả mới đem lại hiệu quả cao; góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu theo hướng chính ngạch và chuyên nghiệp hơn".

Theo BĐT Chính phủ, về quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ông Hoàng Khánh Duy, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhìn nhận: "Liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất tại vùng trồng và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ nên vẫn còn hiện tượng hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ dân bán phá giá khi thương lái mua giá cao hơn gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp. Đề nghị Bộ NN&PTNT sớm xây dựng và ban hành quy định pháp luật, chế tài trong việc sử dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói để quản lý hiệu quả hơn. Việc này cũng sẽ góp phần bảo vệ chủ sỡ hữu mã số; thống nhất danh mục hồ sơ cần thiết cho các địa phương và doanh nghiệp".

Kinh tế - Siết chặt quản lý mã số vùng trồng để xuất khẩu nông sản bền vững

Làm sạch sinh vật gây hại, bụi bẩn trên sầu riêng trước khi đóng gói xuất khẩu. Ảnh: T.VY/ báo Tuổi Trẻ Online.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung, trong bối cảnh hiện nay, sức hấp dẫn của các mặt hàng nông sản Việt Nam đối với nhiều thị trường trên thế giới ngày càng tăng. Yêu cầu đặt ra vừa phải duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh việc đảm bảo đủ sản lượng cung ứng, vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh đối với nông sản phải được coi là yếu tố then chốt.

Vì vậy, tình trạng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh nông sản có nguồn gốc thực vật khi xuất khẩu trong thời gian gần đây đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.

Ông Hoàng Trung nhấn mạnh, trong công tác phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, trong thời gian qua, chúng ta vẫn nhận được những thông báo không tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của các lô hàng của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…

Số lượng lớn các thông báo vi phạm của nước nhập khẩu cũng như tình trạng các lô hàng không đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật và không được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu đang cảnh báo chúng ta về công tác quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu.

Nếu tình trạng vi phạm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các ngành hàng xuất khẩu, làm mất uy tín của hàng nông sản Việt Nam; thậm chí có thể đánh mất thị trường đã phải mất rất nhiều công sức, thời gian và nguồn lực để mở cửa.

“Con số gần 7.000 vùng trồng và gần 2.000 cơ sở đóng gói như một điểm nhấn về những kết quả đã đạt được; các vùng trồng và cơ sở đóng gói này đều đã được các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ giám sát mã số sau khi cấp đối với vùng trồng là 40,8%, cơ sở đóng gói là 17%. Con số này quá thấp so với yêu cầu thực tế cần phải giám sát hàng năm”, ông Hoàng Trung cho biết.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu, ông Hoàng Trung cũng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu và để được các nước nhập khẩu cấp thêm các mã số mới cho hàng nông sản Việt Nam.

Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc cấp, quản lý và sử dụng mã số tại các địa phương. Phối hợp với các bộ ngành và địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa và thông tin về vùng trồng, cơ sở đóng gói liên quan tới lô hàng. Phát hiện, xử lý và tuyệt đối không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các lô hàng không tuân thủ.

Chủ trì hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý mã số xuất khẩu để kết nối với địa phương, các vùng trồng và cơ sở đóng gói. Trước mắt sẽ ưu tiên thực hiện đối với các sản phẩm đã có ký kết nghị định thư hoặc thống nhất yêu cầu về xuất khẩu.

Các địa phương nâng cao chất lượng kiểm tra ban đầu đối với các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; tăng cường giám sát mã số sau khi được cấp; bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và triển khai các chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với các hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là trong vùng được cấp mã số. Tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng - cơ sở đóng gói - cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật - doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm; tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.

Các cơ sở đóng gói phải bố trí nhân sự để thực hiện kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các biện pháp kỹ thuật áp dụng và bảo đảm việc tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Tất cả các lô hàng trước khi xuất kho phải đảm bảo không nhiễm sinh vật gây hại.

Đối với các vùng trồng, ông Hoàng Trung yêu cầu bám sát yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu, duy trì thường xuyên việc ghi chép hồ sơ giấy tờ và phòng trừ sinh vật gây hại để đảm bảo mức độ nhiễm thấp.

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh hướng xử lý các vi phạm khi nhận được các cảnh báo từ phía nhập khẩu: "Sẽ phải sử dụng các biện pháp hành chính, nếu các lô hàng đến cửa khẩu mà cơ quan kiểm dịch thực vật phát hiện vi phạm sẽ yêu cầu chuyển trở lại. Nếu có vi phạm sẽ không cho phép xuất khẩu và tạm dừng việc khai thác, sử dụng mã số đó. Khi tìm được biện pháp khắc phục và đã đàm phán được các yêu cầu về kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu thì mới thông báo cho địa phương và chủ sở hữu các cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng tiếp tục được phép khai thác phục vụ xuất khẩu".

Theo báo Tuổi Trẻ, Bộ NN&PTNT cũng đề xuất với Chính phủ xây dựng hai nghị định, trong đó một nghị định về quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói rau quả, trái cây phục vụ xuất khẩu. Nghị định còn lại là quy định việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy định về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

"Bộ NN&PTNT sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để siết chặt công tác quản lý, để tới đây tất cả các mặt hàng nông sản nếu được thu mua từ những khu vực có mã số vùng trồng phải đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm vi sinh vật gây hại, không vi phạm về an toàn thực phẩm và được chuẩn hóa về bao bì mẫu mã", ông Trung nói.

Minh Hoa (t/h)

Siết chặt kiểm soát vùng trồng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ 6, 21/07/2023 | 19:03
Theo Bộ NN&PTNT, việc buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã làm gia tăng số lượng các lô hàng vi phạm quy định của Trung Quốc.

Vi phạm mã số vùng trồng, toàn ngành hàng có nguy cơ ngừng xuất khẩu

Thứ 7, 22/04/2023 | 07:00
Việc không tuân thủ quy định về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng.

Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, tạo đà phát triển bền vững

Thứ 2, 28/03/2022 | 15:47
Công tác quản lý mã số vùng trồng cần được nâng thêm một bước nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định ngày càng cao của thị trường thế giới.

Đẩy nhanh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ nhật, 20/03/2022 | 19:00
Cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại nông sản mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cùng chuyên mục

“Bất ngờ” với hình ảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Dịp lễ 30/4 - 1/5 kéo dài, người dân di chuyển bằng máy bay khá đông, nhưng tại sân bay Tân Sơn Nhất lại thông thoáng.

Tỉ lệ đặt phòng khách sạn khả quan dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:40
Theo ghi nhận, đến nay, nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng có lượng khách đặt khá khả quan.

Ông Nguyễn Hồ Nam: Bamboo Capital đã chuẩn bị cho chuyển giao thế hệ

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:38
Theo ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT BCG, việc ông từ nhiệm không phải rời đi mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một cương vị mới.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.