Thầy Hiệu trưởng nói về "điểm uốn" trong thông điệp đầu năm

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 16/02/2024 | 17:46
0
Theo đó, việc có thêm nhiều điểm uốn trên hành trình phát triển của Đại học Lâm nghiệp nhằm biến những mục tiêu trở thành hiện thực.

Ngày 15/2 vừa qua, GS.TS.NGƯT Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp đã phát đi thông điệp tới toàn thể viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên, các giảng viên, nhà khoa học toàn Trường về thông điệp “Tạo thêm điểm uốn trên biểu đồ 60 năm phát triển của Trường Đại học Lâm nghiệp”.

Lịch sử phát triển 60 năm của Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo ra những điểm uốn phát triển rất rõ nét. Di chuyển trụ sở Trường từ Đông Triều, Quảng Ninh về Xuân Mai, Hà Nội năm 1984. Khởi tạo đa ngành, đa lĩnh vực từ năm 2005. Trở thành Trường Đại học Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2009. Thành lập các Phân hiệu và Trường Trung học Phổ thông các năm 2008, 2017 và 2020.

Trong giai đoạn tới, tự chủ đại học và quốc tế hóa, nhà trường càng quyết tâm đổi mới, phát triển mạnh hơn nữa. "Xây dựng không gian tri thức xanh, đổi mới sáng tạo, là nơi tìm đến của mọi người cùng học tập, nghiên cứu, trải nghiệm, sáng tạo, làm việc là một trong những ưu tiên của nhà trường trong những năm tới" - GS. Phạm Văn Điển nói.

Việc đổi mới là rất cần thiết, từ những việc nhỏ nhất và từ mỗi người. Đổi mới trên cơ sở tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt. Nhà trường như một công ty văn hóa tri thức, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thì người học và đối tác cần được quan tâm nhất. GS. Phạm Văn Điển mong muốn toàn Trường thấm nhuần điều này, vì đó là nguồn năng lượng sống, cũng là sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của nhà trường.

Giáo dục - Thầy Hiệu trưởng nói về 'điểm uốn' trong thông điệp đầu năm

Nhiều hoạt động hợp tác đào tạo của nhà trường đang được tích cực đẩy mạnh.

Kết nối "Người thầy - Người học - Nhà trường - Xã hội" là rất cần thiết. Kết nối thông qua cách quản trị phù hợp. Kết nối bằng cách tạo ra nhu cầu và tìm cách đáp ứng tốt các nhu cầu của người học, của xã hội. Kết nối Nhà trường với quốc tế.

Nhân dịp 60 năm kỷ niệm thành lập trường (vào tháng 11/2024), còn là sự kết nối giữa các thế hệ và đối tác trong cả quá trình hình thành và phát triển của nhà trường, cả quá khứ với hiện tại và tương lai. Kết nối để thay đổi, để tạo thêm điểm uốn quan trọng trên biểu đồ phát triển của nhà trường - điểm uốn chuyển mình rõ nét, khởi đầu giữa hai kỳ hoa giáp.  

Hành động đúng và quyết liệt để hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới. Mọi người cùng nỗ lực làm việc theo vị trí việc làm của mình, theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và theo các giải pháp cả ngắn hạn, dài hạn, vi mô, vĩ mô đã đề ra.

Phát triển là trở thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao, có uy tín, nâng cao các giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục đào tạo, là tăng nguồn thu, đem lại sự hài lòng của người học và thương hiệu của nhà trường.

Từ vị thế đầu ngành về đào tạo lâm nghiệp, tài nguyên môi trường và cảnh quan xanh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã mở rộng ngành nghề đào tạo, trở thành Trường Đại học đa ngành, đa lĩnh vực (năm 2024, tuyển sinh và đào tạo 28 ngành đại học, 11 ngành thạc sĩ, 5 ngành tiến sĩ). Quy mô người học hiện nay khoảng 10.000 người (tại Hà Nội, Gia Lai, Đồng Nai).

Với đội ngũ giảng viên, nhà khoa học có chất lượng cao (có 180 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ - chiếm 32% tổng số giảng viên và gần 20% so với tổng số viên chức, người lao động của Trường), cùng với diện tích đất xanh của Trường xấp xỉ 1.100 ha, Trường Đại học Lâm nghiệp ngày càng có sức hấp dẫn cao ở Thủ đô Hà Nội cũng như vùng Tây Nguyên và phía Nam của đất nước.

60 năm hoa giáp đầu tiên đã ghi đậm dấu ấn đóng góp của nhà trường, là tiền đề tốt cho khởi đầu khoa giáp thứ hai. Bắt đầu từ năm 2024 có chủ đề là "Đổi mới - Kết nối - Hành động - Phát triển", với tầm vóc mới cả về hình thức bên ngoài lẫn nội dung hoạt động và chất lượng bên trong.

Việc có thêm nhiều điểm uốn trên hành trình phát triển của nhà trường hướng tới tương lai là khát vọng đang dần trở thành hiện thực.

Nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2024

Thứ 4, 14/02/2024 | 16:35
Về cơ bản, phương thức tuyển sinh 2024 của nhiều trường vẫn giữ ổn định như năm ngoái.

Lịch thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024

Thứ 4, 07/02/2024 | 18:44
Tính đến thời điểm hiện tại, có 9 trường đại học sẽ sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để xét tuyển đại học chính quy.

Việt Nam có 10 đại diện vào bảng xếp hạng đại học thế giới

Thứ 3, 06/02/2024 | 15:40
Năm nay có 10 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt bảng xếp hạng Webometrics lần thứ nhất năm 2024, trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí số 1.
Cùng tác giả

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn, chống gian lận trong kỳ thi THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:37
Thủ tướng mới có Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Bộ GD&ĐT lưu ý "3 không" trong các khâu tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:33
Công tác tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp THPT cần đúng quy trình, đúng quy chế, xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kỳ thi.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Chạy đua đi học nhưng không rõ mục đích

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Để lấy chứng chỉ ngoại ngữ thì ngược học cần xác định rõ nhu cầu, mục đích, tránh chạy theo phong trào gây tác dụng ngược.
Cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.

Quảng Ninh: Biểu dương, khen thưởng 212 học sinh tiêu biểu, xuất sắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:28
Trong số này, 97 học sinh được Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng bằng khen, 115 em được Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh tặng giấy khen.

Vụ trẻ 5 tuổi bị bầm tím vùng lưng: Chủ tịch Hải Phòng chỉ đạo làm rõ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:00
Chủ tịch UBND Tp.Hải Phòng yêu cầu địa phương, ngành giáo dục làm rõ việc cháy bé lớp mẫu giáo 5 tuổi trường mần non tại quận Lê Chân bị bầm tím ở vùng lưng.
     
Nổi bật trong ngày

Gia đình hoảng hốt phát hiện tổ ong khổng lồ trên ban công ở Hà Nội

Thứ 7, 18/05/2024 | 17:00
Sáng ngày 18/5, một gia đình ở Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội đã bất ngờ phát hiện một đàn ong làm tổ ngay trên ban công nhà mình.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 18/5: Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Bộ GD&ĐT có chỉ đạo về học phí, giá sách giáo khoa năm học 2024-2025; Bé gái 4 tuổi nhập viện cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu...

Bản tin 19/5: Cả nhà 6 người có biểu hiện "lạ" sau bữa cơm tối

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Cả nhà 6 người có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu; Hai người tử vong sau tai nạn liên hoàn...