Thế giới đang có quá nhiều người

Thế giới đang có quá nhiều người

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:59
0
Giờ đây, thế giới đã có 7 tỷ người. Cho dù những thách thức về tài nguyên vẫn còn đó, nhưng một đứa trẻ sinh ra ngày nay chắc chắn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn những thập kỷ trước đây, khi mà sản lượng lương thực trên mỗi đầu người còn kém xa.

Liên Hợp quốc đã xác nhận dân số thế giới ngày nay đã chạm ngưỡng 7 tỷ người. Vào lúc 23h58’, công dân thứ 7 tỷ của trái đất ra đời. Đó là bé gái có tên là Danica May Camacho đã được sinh ra tại bệnh viện Jose Fabella Memoria tại Thủ đô Manila của Philippines. Như thể là con số 7 tỷ người chưa đủ làm người ta sợ hãi, Liên Hợp quốc dự kiến con số này sẽ tăng lên 10 tỷ người vào năm 2083.

Tuy nhiên, cha mẹ của đứa trẻ thứ 7 tỷ sẽ không phải lo ngại về tương lai đứa con của họ. Bất chấp những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt, bao gồm cả sự ấm dần lên của trái đất, giá cả lương thực leo thang và khoảng 1 tỷ người đang trong tình trạng nghèo khó, đứa trẻ thứ 7 tỷ sẽ chắc chắn có một cuộc sống tốt hơn so với đứa trẻ thứ 3 tỷ hoặc đứa trẻ thứ 6 tỷ.

Xã hội - Thế giới đang có quá nhiều người

Bùng nổ dân số thế giới

Thế giới sẽ phải đương đầu như thế nào với quá nhiều người như vậy? Nhìn lại thế giới vào những năm 1960, khi mà dân số chạm ngưỡng 3 tỷ người. Tỷ lệ tử vong của trẻ em xảy ra do tỷ lệ gia tăng dân số vượt quá 2% mỗi năm vào những năm 1960 – đây có lẽ là sự kiện xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử. Với sự gia tăng 2%, dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi trong vòng 35 năm, và một con số khủng khiếp đã xảy ra khi mà dân số thế giới đã là 6 tỷ người vào năm 1999.

Dân số thế giới sẽ không tiến gần hơn sự tăng gấp đôi một lần nữa trong vòng 39 năm. Quả thực, dân số thế giới chưa bao giờ tăng gấp đôi một lần nữa. Khả năng sinh sản đã nhanh chóng giảm bớt, rất nhiều quốc gia đang phát triển có tỷ lệ sinh sản khoảng 2,1%. Tỷ lệ gia tăng dân số thế giới đã giảm kể từ khi đạt mức đỉnh vào những năm 1960s, và có lẽ chúng ta chưa bao giờ tính ra được con số trên 10,1 tỷ người vào năm 2100.

Bởi vậy, chúng ta vừa mới bước qua một tỷ lệ phát triển dân số thế giới nhanh chưa từng có. Đây là thời điểm tốt nhất để nhìn lại và xem xét xem làm thế nào để thể giới tiếp tục tồn tại.

Đã có rất nhiều những dự đoán ảm đạm vào những năm 1960 về tần suất gia tăng nhanh của dân số, nổi tiếng nhất là dự đoán trong cuốn sách của Paul Ehrlich được xuất bản vào năm 1968 với tiêu đề “Quả bom dân số”. Ông đã viết “cuộc chiến để nuôi dưỡng loài người đã thất bại, trong tình cảnh đó, chúng ta sẽ không thể nào chống chọi được với nạn đói trên phạm vi rộng lớn trong thập kỷ tiếp theo”.

Thật may mắn, Ehrlich đã dự đoán sai. Sản lượng lương thực thế giới đã gia tăng nhành hơn sự phát triển của dân số thế giới trong vòng 50 sau đó. Sản lượng lương thực trên mỗi đầu người vào năm 2009 là cao hơn 41% so với năm 1961.

Không có quốc gia nào lại nảy sinh nhiều mối lo ngại về sự quá đông dân số như Ấn Độ. Tuy nhiên, sản lượng lương thực ở Ấn Độ cũng đã phát triển nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số kể từ cuộc Cách mạng Xanh vào cuối những năm 1960s. Ngày nay, sản lượng lương thực trên mỗi đầu người tại Ấn Độ cao hơn 37% so với năm 1961, mặc dù số dân tăng gấp 2,6 lần.

Mặc dù còn đó những vấn đề trầm trọng với sự phân bổ lương thực và kém dinh dưỡng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc nuôi sống thêm 4 tỷ người kể từ năm 1961. Điều này sẽ giúp chúng ta thêm lạc quan về việc nuôi sống thêm 3 tỷ người nữa sẽ được gia tăng thêm trong 70 năm tới.

Việc tăng thêm sự cung cấp lương thực là một lý do giải thích cho việc trẻ em trên toàn thế giới hiện nay có sức khỏe hơn so với trước. Một đứa trẻ được sinh ra vào năm 2011 có khả năng sống sót những nămg đầu đời cao gấp hai lần một đứa trẻ được sinh ra vào năm 1960.

Đứa trẻ thứ 7 tỷ cũng sẽ được hưởng nền giáo dục tốt hơn so với những đứa trẻ sinh vào năm 1960. Sự gia tăng lớn trong giáo dục tại các nước đang phát triển là một trong những thành tựu ấn tượng nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, đặc biệt là sự gia tăng chưa từng thấy của số dân trong độ tuổi đến trường. Chỉ khoảng 1/3 trẻ em Ấn Độ sinh vào năm 1960 hoàn thành chương trình tiểu học, so với khoảng ¾ số trẻ em ở đất nước này vào năm 1990. Đối với một bé gái Ấn Độ được sinh ra vào năm 2011, tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn.

Khả năng một đứa trẻ lớn lên trong nghèo đói sẽ giảm đi. Đối với các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phần trăm mức sinh hoạt tối thiểu dưới 1,25 USD (theo Ngân hàng Thế giới) giảm từ 50% vào năm 1981 xuống còn 25% vào năm 2005. Tỷ lệ nghèo đói của Ấn Độ giảm từ 60% vào năm 1981 xuống còn 42% vào năm 2005 và được dự đoán là sẽ tiếp tục giảm.

Không phải tất cả các quốc gia đều có thể làm tốt được như Ấn Độ. Tuy vậy, tại khu vực giáp ranh Sahara ở châu Phi, khu vực có nền kinh tế nghèo nhất, tỷ lệ nghèo đói đã giảm, giáo dục đã tăng và sản lượng lương thực trên mỗi đầu người đã gia tăng (mặc dù còn chậm) kể từ những năm 1980.

Không phải những điều này phủ nhận những thách thức khổng lồ mà chúng ta đang phải đối mặt. Chúng ta tiếp tục sống chung cùng “quả bom dân số” bằng sự lao động miệt mài và óc sáng tạo, và chúng ta sẽ cần phải làm việc nhiều hơn nữa để tiếp tục nuôi sống thế giới và giảm bớt đói nghèo. Tuy nhiên, kinh nghiệm đáng chú ý của 50 năm qua dạy cho chúng ta thấy rằng: Chúng ta không nên quá lo lắng khi chào đón sự ra đời của sinh linh bé bỏng thứ 7 tỷ trên trái đất.

Chí Thành