Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Nguyễn Thị Lành

Nguyễn Thị Lành

Thứ 2, 17/04/2023 14:00

Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Giai đoạn khó khăn

PV: Thưa ông, theo số liệu công bố mới nhất, GDP tăng trưởng quý 1 của Tp.HCM chậm. Điều này phần nào cho thấy sự thay đổi về thu nhập từ sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp trên địa bàn là khá cam go. Tp.HCM là thành phố trực thuộc Trung ương, là đầu tàu phát triển kinh tế cả nước, ông đánh giá như thế nào về thực trạng này? Giải pháp nào để tháo gỡ?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Có thể nói quý I tăng trưởng GDP rất chậm. Có nhiều nguyên nhân, về yếu tố bên ngoài, thị trường xuất khẩu Việt Nam hầu như rất chậm trong quý I/2023 với những chính sách tiền tệ thắt chặt, đặc biệt Mỹ và các nước châu Âu. Từ đó, việc tiêu dùng, mua hàng hóa từ Việt Nam giảm và xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đó trong quý I là rất thấp.

Mặt khác, có những yếu tố khác, trong đó có việc các ngân hàng trung ương trên thế giới, trong đó có Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ và có các ngân hàng châu Âu tăng lãi suất tức là họ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Đối với Việt Nam, Fed tăng lãi suất làm giảm giá trị tiền đồng và đẩy tỷ giá của mình lên, có nghĩa là những nhà nhập khẩu tại Tp.HCM chịu giá nhập khẩu cao để nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu từ nước ngoài vào, từ đó tạo khó khăn cho Tp.HCM.

Ngoài ra, yếu tố nội tại như tình hình sản xuất kinh doanh xuống thấp ở quý I đó là sự tồn đọng của trận đại dịch 2020 - 2021 mà mình phải chịu hậu quả. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa thấp, chính trong nội tại của nền kinh tế Tp.HCM đã thấy mức cầu giảm do giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, yếu tố tài chính đóng góp sự suy giảm về sự phát triển của Tp.HCM khi thị trường trái phiếu đóng băng, các ngân hàng rất cẩn thận trong vấn đề cho vay và giới hạn cho vay, thị trường chứng khoán lình xình ở quanh mức 1050 điểm, tất cả nó cộng hưởng và tạo nên sự khó khăn cho nền kinh tế Tp.HCM.

Tôi cho rằng, cần nhiều yếu tố để vực dậy nền kinh tế Tp.HCM. Về ngoại thương, Tp.HCM phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình nếu phụ thuộc Mỹ và châu Âu thì đến lúc nào đó nền kinh tế họ khó khăn mình bị vạ lây.

Về nội tại của Tp.HCM thì làm sao có thể  khai thông nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường vốn đến thị trường ngân hàng để giúp doanh nghiệp có vốn, nhưng đây là một điều khó. Vì bản thân doanh nghiệp tình hình sức khỏe tài chính đang yếu kém, thì chẳng ngân hàng nào cho vay. Doanh nghiệp phải tự mình vực dậy sức khỏe tài chính của mình, từ đó các ngân hàng mới cho vay. Về trái phiếu các nhà phát hành cần nâng cao khả năng trả nợ của mình thì bây giờ thị trường trái phiếu mới lạc quan về trái phiếu họ đang nắm giữ, từ đó tạo không khí sôi động hơn trong thị trường trái phiếu và cổ phiếu.

PV: Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Tp.HCM nói riêng, cả nước nói chung đang gặp hàng loạt khó khăn khi doanh nghiệp không thể bán trái phiếu, nhà đầu tư mất niềm tin. Theo ông, đâu là giải pháp để tháo gỡ thực trạng này?

TS Nguyễn Trí Hiếu:  Theo pháp luật, một doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi không trả nợ vào ngày đáo hạn thì được xem là vỡ nợ. Trong khi đó, tại ngân hàng các khách hàng vay khi không trả nợ tại ngày đáo hạn sẽ được đưa vào nhóm 3, 4,5  và không bị ngân hàng đem ra tòa xin mở thủ tục phá sản ngay sau khi không trả được nợ.

Tôi cho rằng Chính phủ cần ra lệnh hoãn thanh toán nợ, thanh toán trái phiếu trong 2 năm tới. Vì vấn đề lo ngại là  khi các doanh nghiệp và nhà phát hành bị vỡ nợ có thể tạo hiệu ứng domino, tạo ra làn sóng vỡ nợ, điều đó rất nguy hiểm cho quốc gia. Do đó phải có lệnh hoãn thanh toán nợ, trái phiếu…

Chương trình giải ngân phải nhanh chóng từ chương trình giải ngân gói cho vay hỗ trợ lãi suất 2%, đến chương trình tài chính cho Tp.HCM. Đặc biệt, có gói 120.000 tỷ hỗ trợ người mua nhà và các chủ đầu tư. Hơn nữa, Chính phủ cần hỗ trợ Tp.HCM thành lập trung tâm tài chính thương mại, tức nơi đó có tất cả dịch vụ về tài chính cấn thiết, chỉ cần giao dịch trong đó mình được đáp ứng hết yêu cầu cần thiết theo mô hình “One Stop Shopping”.

Tài chính - Ngân hàng - Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy  nền kinh tế

TS Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ giải pháp giúp vực dậy kinh tế Tp.HCM. (Ảnh NVCC).

Cần khai thông nguồn vốn

PV: Ở góc độ nhà quản lý, ông đánh giá như thế nào vai trò nguồn vốn đối với sự phát triển doanh nghiệp nó cả nước nói chung, Tp.HCM nói riêng? Thực tiễn chính sách về vốn đã và đang được áp dụng cho doanh nghiệp hiện nay, theo ông đã đủ điều kiện để giúp doanh nghiệp vực dậy?

TS Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi nguồn vốn là huyết mạch của một nền kinh tế hoặc của một địa phương, thành ra khai thông nguồn vốn là chuyện đương nhiên không cần phải bàn. Nhưng hiện nguồn vốn chảy vào Tp.HCM đang rất chậm, thị trường cổ phiếu chưa vượt lên quá mức 1100 điểm, thị trường bất động sản khó khăn, các ngân hàng siết chặt…. Tp.HCM cần có sáng kiến vượt qua nó, có việc thành lập trung tâm tài chính Tp.HCM. Bên cạnh đó, cần khai thông nguồn vốn, chẳng hạn vốn doanh nghiệp thì UBND Tp.HCM tạo nguồn vốn có thể tiếp cận rộng rãi hơn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư trên thế giới, quỹ phát triển…

Hiện tại, nguồn vốn trên cả nước rất căng thẳng, có lẽ bị giới hạn bởi yếu tố rủi ro như hàng loạt ngân hàng trên thế giới vỡ nợ rồi phá sản. Tình trạng này có thể xảy ra Việt Nam, nếu các ngân hàng không làm trong sạch được bản cân đối kế toán của mình để có những món vay, đầu tư trái phiếu có thể có rủi ro. Vấn đề vực dậy các thị trường, vấn đề ưu tiên là cơ cấu lại nguồn vốn, tái cấu trúc lại nguồn vốn, khai thông nguồn vốn có nhiều biện pháp, trong đó có việc khai thông trung tâm tài chính tại Tp.HCM.

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị này!

TS Nguyễn Trí Hiếu là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh – Đại học Ludwig Maximilians - Đức. Tính đến năm 2023, ông có nhiều năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và 13 năm tại Việt Nam. Ông là người Việt đầu tiên thành lập ngân hàng tại Mỹ và cũng là một trong những chuyên gia có nhiều ý kiến đóng góp tích cực cho việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.