Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

Văn Công Hùng
Thứ 4, 17/04/2024 | 07:00
22
Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Tôi vừa có chuyến trải nghiệm tàu hỏa Việt Nam khá thú vị.

Hàng không vừa ít máy bay vừa giá vé cao vòi vọi vừa bỏ các đường bay lẻ... nên có thể coi là cơ hội để đường sắt lên ngôi, trở lại như... ngày xưa.

Ngày xưa là cái ngày các sân ga luôn đông nghìn nghịt, cả đêm cả ngày lúc nào cũng sôi động. Cánh sinh viên chúng tôi hôm nào có tiếp tế, mà lại vừa trải qua môn thi “thắng lợi”, thể nào sau 12 giờ đêm cũng kéo nhau lên ga, sang thì làm tô bún, kém sang hơn thì ấm trà, dân Huế ít uống trà như dân Bắc, nhưng lên ga vẫn có, cả thuốc lào, rồi 2-3 giờ sáng mới về lại ký túc xá ngủ.

Ngày xưa cũng là ngày các chuyến tàu luôn chật ních, người và hàng. Có tàu nhanh tàu chợ, có toa ghế ngồi và toa đen. Nhớ một thầy giáo dạy chúng tôi nhắc đi nhắc lại: muốn thành nhà văn các anh nên đi toa đen, tàu chợ, dù chúng tôi học Văn trường đại học tổng hợp, chưa biết ra trường sẽ làm gì vì “tổng hợp” tức là rất chung chung, “nghề gì cũng làm được”, nhưng chắc chắn rất ít người nghĩ, dám nghĩ, mình sẽ là nhà văn. Mở ngoặc thêm là, dù đùa vì cái tên đại học Tổng hợp thế, nhưng giờ các cựu sinh viên của mấy trường Đại học Tổng hợp cũ đang rất muốn, và đã chính thức đề nghị “trả” lại tên trường Đại học tổng hợp cho họ.

Tàu chợ, toa đen, là loại tàu ga nào cũng đỗ, nhanh thì mười lăm phút, chậm thì cả tiếng, đi cả ngày chưa ra khỏi địa giới tỉnh. Và toa đen là toa không chỉ, không phải, có màu đen, mà là toa không có ghế, trên ấy người ta chở gà vịt và... người. Chúng tôi từng ngồi bệt dưới sàn toa đen như thế, nhiều chuyến tàu như thế, ngủ gà gật qua đêm trên tàu...

Nóc tàu cũng là nơi lý tưởng để những kẻ có máu giang hồ, liều mạng, mấy anh sinh viên trốn vé và cả các tay anh chị, trộm cướp dàn hàng ngồi trên ấy... ngắm sao.

Và những mối tình tiễn nhau ở ga, những chuyện cười ra nước mắt, như mấy ông nhà thơ tiễn nhau ra Hà Nội dự hội nghị Nhà văn tré, 2 ông đi, 5 ông tiễn, vừa ra sớm, vừa tàu tới trễ, la đà uống rượu chia tay, tới khi tàu tới thì kịp say, mấy ông đi tiễn nhảy lên tàu, ông đi hội nghị thì đứng dưới sân ga vẫy tay chào tạm biệt, chúc lên đường hanh thông...

Thế nên lần này đi họp lớp, tôi chọn phương án đi tàu.

Hẹn anh bạn ở Phú Yên mua vé từ ga Tuy Hòa, tôi từ Pleiku sẽ xuống ga Diêu Trì, Tuy Hòa cách Diêu Trì 100km, bằng 2 tiếng tàu chạy, tôi đón tàu ở đấy.

Hẹn xe Limousine đón tại nhà chuyến cuối cùng, 12h40. Xe đón đúng giờ, xác định 16h sẽ tới ga, chờ 2 tiếng, 18h tàu đến, lên tàu bù khú với bạn.

Nhưng người tính không bằng... đèo Cả tính. Có vụ lở hầm nên tắc tàu, nhà tàu phải tăng bo. Từ phía Nam ra tới Vạn Giã thì dừng lại, từ Bắc vào tới Tuy Hòa cũng... quay đầu, nhà tàu thuê ô tô chở khách đi đường bộ qua cái hầm tắc. Nguyên hàng nghìn con người mỗi ngày như thế, ngành đường sắt đã thiệt hại ngoài kế hoạch khủng khiếp như thế nào, mà vé vẫn giữ nguyên.

Hiểu thế nên tôi và anh bạn đã hết sức thông cảm với nhà tàu khi anh ấy lên tàu theo vé là toa số 3 nhưng cái tàu đón anh ấy từ Tuy Hòa lại... không có toa số 3, thế là tất cả khách có vé toa 3 được chuyển sang toa 2 và 4, và, tất nhiên phải đứng, không chỉ đứng bình thường, mà đứng vũ điệu con... cò, là một chân. Nhưng rồi ơn giời, khi tới Diêu Trì thì toa 3 đã được lắp thêm vào. Và tôi có giường nằm hẳn hoi.

Nhìn chung thì tàu giờ khá ổn, kể cả khâu... vệ sinh. Rất nhiều người nghe nói tàu lửa Việt Nam giờ đổi mới hiện đại lịch sự văn minh... nhưng vẫn ngán khoản vệ sinh trên tàu.

Quả là so với ở nhà, so với khách sạn, so với vài thứ... thì vệ sinh trên tàu vẫn ám ảnh thật. Nguyên cái đoạn nó lắc lư thế mà “hành sự” được thì ngang bằng có khả năng ảo thuật, khả năng thăng bằng trên dây của mấy ông bà nghệ sĩ xiếc.

Nhà chờ, hay gọi là ga cũng có vấn đề vệ sinh. Cũng phải không thể chịu được thì đành phải nhắm mắt bịt mũi mà vào chứ không thì, còn khả năng nhịn được thì cố mà nhịn.

Đa chiều - Trải nghiệm tàu hỏa thời… tắc đèo

huyến tàu tôi đi, rất nhiều gia đình lỉnh kỉnh đồ đạc đi từ Sài Gòn ra Hà Nội. Ảnh minh họa.

À nhưng lại tả tiếp tí chuyện ga.

Ngày xưa nghìn nghịt đông đúc thế, giờ nó vắng hoe một cách hết sức ảm đạm. Cái ga Diêu Trì là ga mà có mấy ông nhà thơ tiễn nhau tôi kể ở trên ấy, giờ kiếm chỗ ăn chiều cũng không có chứ đừng nói chia tay bằng rượu để say rồi người đi thì ở lại người ở lại thì lên tàu. Một chị chủ nhà trọ giúp tôi bằng cách lấy xe máy đi mua hộ một đĩa cơm tấm, 35 ngàn, rẻ như mơ.

Tới ga Huế thì số buôn bán có tấp nập hơn Diêu Trì, nhưng so với xưa thì một trời một vực.

Nhẽ lại... phú quý giật lùi?

Lại nhớ cái ngày xưa ấy, ga tàu là nơi hội tụ, từ tinh hoa tới bụi đời, từ trí thức tới bình dân, từ người kiếm việc tới người... bán việc.

Nhưng được cái nhân viên giờ rất tận tình.

Phòng tôi 6 giường, ngủ rất ngon, tới ga nào, cháu nhân viên nam lại căn cứ danh sách đánh thức khách và mời xuống ga. Tôi không kịp hỏi cháu ngủ vào lúc nào? Trong phòng không có loa nhưng ở đầu toa có bảng điện tử thông báo các thông số rất cụ thể: tàu đang đến đâu, tốc độ hiện tại, nhiệt độ ngoài trời vân vân. Tới ga cháu đứng dưới và đón đỡ khách già yếu, đón hành lý cho khách.

Lại nhớ cái thời nhạc sĩ Phan Lạc Hoa sáng tác bài “Tàu anh qua núi”, sinh viên chúng tôi đi lao động, mua vé tàu tập thể, và hát suốt trên tàu “Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay/ Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi/ Nhớ khi xưa qua đèo qua núi/Mà lòng anh mơ tàu qua núi cao...”, mà thực ra tàu có qua núi đâu, tàu chui qua núi, và sau đó nó được chế thành: Con tàu việt nam ăn sắn con tàu say/.Qua đèo Hải vân lăn quay vì đói...

Lại cũng nhớ anh bạn nhà báo nói: Lâu nay chúng ta duy tu bảo dưỡng đường sắt thường xuyên nhưng lại quên... mấy cái hầm. Vụ tắc hầm vừa qua là minh chứng.

Nhưng mà, cái lớp chúng tôi đi họp ấy, tới hơn một nửa chọn phương án đi tàu, nhất là số bạn ở Đà Nẵng đi tàu du lịch Đà Nẵng Huế và ngược lại.

Vừa nghe anh đại gia ngành thép tuyên bố sẽ nghiên cứu tàu đường sắt với đường ray chạy tới 850km/ giờ. Thấy nhiều người rất mừng dẫu cũng rất nhiều người băn khoăn nghi hoặc?.

Thì thôi, giờ có gì dùng nấy. Chuyến tàu tôi đi, rất nhiều gia đình lỉnh kỉnh đồ đạc đi từ Sài Gòn ra Hà Nội. Đông người và đồ đạc nhiều thì tàu là một lựa chọn hợp lý...

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Chuyện bay

Thứ 6, 22/03/2024 | 07:00
Hôm nọ tôi có việc bay vào Sài Gòn để nối chuyến đi nước ngoài, vé đã mua xong, yên tâm sắp xếp công việc, và cả đặt khách sạn.

Bất ngờ ông Ca

Thứ 6, 23/02/2024 | 07:00
Là ông Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc công an Thành phố Hải Phòng.

Với hai đỉnh văn chương Tây Nguyên

Thứ 5, 08/02/2024 | 07:00
Tôi được gặp và rồi sau đấy đi với nhà văn Nguyên Ngọc liên tục nhiều lần ở Tây Nguyên. Nhớ lần đầu đi với ông là lên huyện Đắk Glei, khi ấy vẫn thuộc tỉnh Gia Lai Kon Tum chưa chia, tìm lại làng Xô Man trong “Rừng xà nu” của ông.

Nên tôi... thương họ 

Thứ 2, 22/05/2023 | 07:06
Một việc khá động trời vừa xảy ra: Cơ quan điều tra khởi tố và bắt giam cựu Bí thư tỉnh Lào Cai (cùng cựu Chủ tịch và 2 cựu Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai cùng nhiều thuộc cấp).
Cùng tác giả

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.

Thành cổ tháng Tư này

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Giữa tháng Tư, chúng tôi ra viếng thành cổ và thăm một số di tích lịch sử của tỉnh Quảng Trị.
Cùng chuyên mục

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...