Viện trợ cho Ukraine lao dốc, Nhà Trắng không thể đảm bảo điều gì

Viện trợ cho Ukraine lao dốc, Nhà Trắng không thể đảm bảo điều gì

Thứ 6, 08/12/2023 | 13:05
0
Trong bối cảnh không chắc chắn về viện trợ nước ngoài, Ukraine đang tìm cách phát triển lĩnh vực quốc phòng trong nước – điều ít nhất 2 năm nữa mới có thể đạt được.

Các cam kết mới về viện trợ quân sự và tài chính đối với Ukraine của Mỹ và các đồng minh tiếp tục lao dốc và đạt mức thấp mới trong 3 tháng qua, chỉ bằng gần 1/10 so với cùng kỳ một năm trước. Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW) của Đức cho biết hôm 7/12.

IfW vừa cập nhật Ukraine Support Tracker, cơ sở dữ liệu về các cam kết viện trợ công mà họ theo dõi kể từ tháng 1 năm ngoái. Theo đó, dữ liệu từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay cho thấy giá trị của các gói viện trợ mới dành cho Kiev đã giảm xuống chỉ còn 2,11 tỷ Euro (2,28 tỷ USD), đánh dấu mức giảm 87% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số 42 quốc gia tài trợ được theo dõi, chỉ có 20 quốc gia cam kết hỗ trợ mới trong 3 tháng kể trên, trong khi phần lớn viện trợ thực sự được chuyển giao đều nằm trong các chương trình kéo dài nhiều năm đã cam kết trước đó.

Các quốc gia châu Âu lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành nguồn cung cấp vũ khí hạng nặng lớn nhất cho Ukraine, chủ yếu nhờ cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 và hệ thống phòng không Patriot, IRIS-T của Đức và các nước Bắc Âu. Viện trợ quân sự chiếm 58% trong tổng số cam kết hỗ trợ mà 10 nhà tài trợ hàng đầu đưa ra.

Thế giới - Viện trợ cho Ukraine lao dốc, Nhà Trắng không thể đảm bảo điều gì

Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW) của Đức ngày 7/12/2023 cập nhật dự án theo dõi các cam kết viện trợ cho Ukraine trong khuôn khổ dự án Ukraine Support Tracker. Ảnh: X/Twitter

IfW nhấn mạnh rằng triển vọng viện trợ là “không rõ ràng” đối với Kiev, khi xem xét những trở ngại mới nhất tại Quốc hội Mỹ và việc EU cho đến nay chưa thể phê duyệt khoản tài trợ bổ sung trị giá 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) cho Ukraine.

Thay đổi giọng điệu

Là “đòn giáng” mới nhất vào viện trợ cho Ukraine, Các Đảng viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ hôm 6/12 đã nhất trí ngăn chặn dự luật chi tiêu khẩn cấp trị giá 110,5 tỷ USD do Nhà Trắng đề xuất, trong đó bao gồm hơn 60 tỷ USD cho các chương trình hỗ trợ Ukraine.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời cũng cảnh báo rằng khoản chi tiêu được phê duyệt trước đó sẽ cạn kiệt vào cuối tháng này, tức chỉ còn vài tuần nữa. Việc khoản viện trợ mới nhất không được thông qua sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực chiến đấu và phục hồi kinh tế của Kiev, đồng thời tổn hại đến việc bổ sung kho dự trữ vũ khí và thiết bị của chính nước Mỹ.

Hôm 7/12, khi được hỏi liệu Nhà Trắng có thể đưa ra bất kỳ đảm bảo nào cho Ukraine rằng nguồn tài trợ bổ sung đang đến với họ hay không, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby trả lời: “Không”.

“Chúng tôi không có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó với Ukraine trong bối cảnh những gì đang diễn ra trên Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ)”, ông Kirby nói.

Tuyên bố này là một sự thay đổi rõ ràng về giọng điệu sau nhiều tuần đảm bảo của ông chủ Nhà Trắng Joe Biden và các nhà lãnh đạo quân sự và ngoại giao hàng đầu “xứ cờ hoa” với những người đồng cấp Ukraine rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bất chấp bế tắc chính trị.

Thế giới - Viện trợ cho Ukraine lao dốc, Nhà Trắng không thể đảm bảo điều gì (Hình 2).

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Quốc hội thông qua gói viện trợ bổ sung về an ninh quốc gia của ông từ Phòng Roosevelt tại Nhà Trắng, ngày 6/12/2023. Sau cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo G7 và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 7/12/2023, ông Biden một lần nữa kêu gọi Quốc hội Mỹ xem xét yêu cầu bổ sung ngân sách an ninh nói trên, bao gồm tài trợ để hỗ trợ Israel, Ukraine và tăng cường an ninh dọc biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: Getty Images

Tổng thống Biden của Đảng Dân chủ hôm 6/12 cho biết ông sẵn sàng thực hiện “những thỏa hiệp nghiêm túc” với Đảng Cộng hòa về chính sách nhập cư để viện trợ Ukraine được phê duyệt. Nhưng Nhà Trắng đã bác bỏ cách tiếp cận “tất cả hoặc không có gì” của một số đảng viên Đảng Cộng hòa và chỉ trích đảng này đã sử dụng viện trợ của Ukraine để đạt được mục đích của họ.

“Họ đang đùa giỡn với an ninh quốc gia của chúng ta”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên hôm 7/12.

Các nhà lập pháp cho biết Quốc hội không nên nghỉ Giáng sinh vào giữa tháng 12 khi luật pháp chưa được hoàn thiện.

“Sẽ là vô trách nhiệm về mặt lập pháp nếu các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của chúng tôi quyết định về nhà để ăn mừng ngày lễ, khi các đồng minh của chúng tôi tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến sinh tồn liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ”, ông Hakeem Jeffries, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện, cho biết trong cuộc họp báo hàng tuần của mình.

Vấn đề sống còn

Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ lập luận rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào dành cho Ukraine chỉ có thể được đưa ra bỏ phiếu sau khi Đảng Dân chủ nhượng bộ về cải cách nhập cư và quy trình tị nạn ở Mỹ.

Cuộc thăm dò được tiến hành trên nhiều khu vực quốc hội khác nhau của Đảng Cộng hòa, được Kyiv Post theo dõi, chỉ ra rằng 58% đảng viên Đảng Cộng hòa coi nhập cư là mối quan tâm chính trị hàng đầu hoặc hàng thứ hai của họ. Chỉ 1% số đảng viên Đảng Cộng hòa được khảo sát nói rằng Ukraine là mối quan tâm hàng đầu hoặc hàng thứ hai của họ.

Trong bối cảnh không chắc chắn về viện trợ, Ukraine tuần này đã ký thỏa thuận với 2 công ty Mỹ để sản xuất đạn pháo khi Kiev tìm cách phát triển lĩnh vực quốc phòng trong nước. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine thừa nhận có thể phải mất ít nhất 2 năm nữa các hoạt động này mới được triển khai.

Thế giới - Viện trợ cho Ukraine lao dốc, Nhà Trắng không thể đảm bảo điều gì (Hình 3).

Binh sĩ Ukraine bắn pháo tự hành ở khu vực Kharkiv, ngày 6/12/2023. Ảnh: NY Times

“Đối với chúng tôi, vấn đề sống còn là tạo ra một ngành công nghiệp quân sự phù hợp với quy mô năng lực công nghiệp của kẻ địch”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov được dẫn lời phát biểu tại Hội nghị Quốc phòng Mỹ-Ukraine tổ chức tại Washington.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại hội nghị rằng nước ông không muốn tiếp tục chỉ dựa vào viện trợ quân sự từ các đồng minh, và mong muốn trở thành nhà tài trợ an ninh cho các nước láng giềng trong tương lai.

Ông Zelensky cũng đổ lỗi cho việc thiếu vũ khí của phương Tây là nguyên nhân dẫn đến việc cuộc phản công của Ukraine chống lại Nga, trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11, lâm vào bế tắc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ước tính tổn thất của Ukraine trong giai đoạn đó là hơn 125.000 quân và 16.000 vũ khí hạng nặng.

Minh Đức (Theo Global News, RT, Kyiv Post)

Giải mã động thái Slovakia chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:26
Tân Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã thu hút sự chú ý của quốc tế với cam kết ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine sử dụng trong cuộc chiến với Nga.

EU “xoay” đủ cách để viện trợ vũ khí cho Ukraine đối phó Nga

Thứ 5, 26/10/2023 | 14:06
Theo chân Mỹ, EU được cho là đang xem xét chuyển giao cho Ukraine gần 150 xe bọc thép bị tịch thu do vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.

Đến Mỹ, ông Zelensky thu về cả viện trợ quân sự và sự hoài nghi

Thứ 6, 22/09/2023 | 14:25
Tổng thống Ukraine gặp một bầu không khí khác so với những gì ông thấy trong chuyến thăm Washington D.C. năm ngoái, khi ông nhận được sự chào đón như một người hùng.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.