Bộ GTVT đề xuất tăng phí BOT để "cứu" nhà đầu tư: Tăng phí lúc này có hợp lý?

Sau đợt dịch Covid-19, không chỉ có các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng mà một loạt các doanh nghiệp vận tải lớn nhỏ đều kêu khó khăn. Việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn giai đoạn này là cần thiết, nhưng câu hỏi đặt ra là ai xứng đáng được “cứu”?

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình khó khăn của các doanh nghiệp BOT do ảnh hưởng dịch Covid-19 và đề xuất biện pháp hỗ trợ.

Theo đó, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ 2 phương án điều chỉnh mức phí sử dụng đường bộ của các dự án BOT.

Trên cơ sở phân tích cụ thể ưu, nhược điểm của các phương án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận phương án 1 là cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án.

Tôi thấy, đây chưa phải là thời điểm thích hợp và không nên tăng phí trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế cho thấy, không chỉ có các doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng mà một loạt các doanh nghiệp vận tải lớn nhỏ đều kêu khó khăn vì Covid-19.

Điều đó được chúng minh bằng việc trong thời gian qua, những “tâm thư” của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp liên tục được gửi đi.

Nơi thì than lỗ hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng; nơi thì lo vỡ nợ, nơi thì xin cơ chế… Muôn vàn lời thở than cũng như nghìn lẻ một đề xuất “xin” hỗ trợ, “xin” giải cứu.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn giai đoạn này là cần thiết, rất nhân văn cũng vô cùng thiết thực. Nhưng câu hỏi đặt ra là ai xứng đáng được “cứu”?

Theo tính toán, phí BOT đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải. Trong khi đó, các loại thuế, phí khấu hao tài sản cố định, lãi suất ngân hàng,… vẫn giữ nguyên.

Các doanh nghiệp đang "sống dở, chết dở" thì việc kiến nghị cho phép tăng phí đường bộ một loạt các trạm BOT trên cả nước không khác gì một cơ thể ốm yếu lại bị “đạp” thêm một cái nữa cho chết hẳn.

Việc tăng phí qua các trạm BOT là lộ trình theo hợp đồng, về lý tuy không sai, đúng theo nguyên tắc. Nhưng về tình, ở thời điểm tất cả các doanh nghiệp đang “thoi thóp”, nhất là doanh nghiệp vận tải hết sức khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh thì đề xuất tăng phí BOT là rất phản cảm, không hợp lòng người.

Do vậy, Bộ GTVT nên thận trọng trong việc đề xuất tăng phí một loạt trạm BOT vào thời điểm này.

Nếu cần thiết phải điều chỉnh để “cứu” nhà đầu tư, cơ quan quản lý phải đưa ra lộ trình, thời gian phù hợp. Vì khi mọi hoạt động lưu thông hàng hóa, đi lại bình thường và kinh tế - xã hội phục hồi thì trạm BOT mới có thu.

Theo các bạn, đề xuất tăng phí một loạt các trạm BOT vào lúc này có hợp lý?

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật.

Đất ở bao nhiêu năm thì được cấp Sổ đỏ?

Thứ 4, 13/05/2020 | 16:00
Được cấp Sổ đỏ là mong muốn của nhiều người sử dụng đất. Vậy, đất ở bao nhiều năm thì người sử dụng đất sẽ được cấp Sổ đỏ?

5 đối tượng được hưởng tiền trợ cấp do dịch Covid-19 đợt 2 tại Hà Nội

Thứ 4, 13/05/2020 | 12:53
Ngày 12/5, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1955/QĐ-UBND về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội.

Đổi sang Căn cước công dân có phải đổi sổ bảo hiểm xã hội không?

Thứ 4, 13/05/2020 | 08:13
Căn cước công dân sẽ được cấp thống nhất trên cả nước, thay vì một số tỉnh, thành như trước đây. Vậy những người đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân sẽ phải đổi sổ bảo hiểm xã hội?