Cán bộ “nói vui” rồi phải xin lỗi vì dân… không thấy vui (!!)

Vì sao một câu “nói vui” của cán bộ Nhà nước lại khiến công dân phải làm đơn thư phản ánh lên cấp trên? Khái niệm “nói vui” của vị này có lẽ nên được xem lại.

Chuyện cán bộ gắt gỏng với dân vốn dĩ không có gì mới nhưng lâu lâu gặp công dân quá “gắt” thì cán bộ đành “đen thôi đỏ quên đi”.

Mới đây, một cán bộ địa chính ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã phải kiểm điểm rút kinh nghiệm và xin lỗi công dân vì “nói vui” không phải lối.

Theo phản ánh, chiều 8/10, chị N.L.H.N (24 tuổi) đến UBND xã Hòa Tiến làm thủ tục đăng ký kết hôn. Thấy công chức hộ tịch chưa đến, chị N hỏi một cán bộ đang ngồi tại ô cửa địa chính - xây dựng: "Chị Tuyến hộ tịch chưa đến à bác?" thì bác này nói "Ủa chứ không thấy hả, chưa thấy ai ngồi thì chưa lên rồi hỏi cái chi?".

Chị N rời đi và sau đó làm đơn phản ánh, trong đơn có đoạn: "Tôi không đồng tình với cách tiếp công dân của cán bộ một cửa ở UBND xã Hòa Tiến. Văn hóa công sở của họ ở đâu, đừng nghĩ rằng họ là dân quê thì muốn nói gì nói, muốn làm gì làm".

Cá nhân tôi ủng hộ phản ứng thẳng thắn của công dân này. Người ta nói “Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng nhẹ nhàng dễ nghe”. Nói năng từ tốn, đúng mực phải là kỹ năng cần có của mỗi cán bộ, công chức viên chức. Đằng này, chưa cần biết thái độ khi nói của vị này có gắt gỏng hay không, chỉ riêng câu nói thiếu thiện chí như trên đã là không thể chấp nhận. Tại sao không trả lời một câu lịch sự: “Chị Tuyến chưa đến, phiền chị chờ một chút!”.

Tôi cũng tin chắc rằng chúng ta ở đây, không ai là không từng bị ức chế vì những câu “nói vui” ở chốn cửa công. Đến bệnh viện thì giọng y tá, hộ lý vắt vẻo: “Mời chị Nguyễn Thị Mơ. Nào bà Mơ bà Mận là bà nào?”. Đi liên hệ công tác thì ngay từ cổng, ông bảo vệ cũng sẵn sàng hất hàm: “Hỏi ai?… Chưa đến. Ra ngoài mà chờ”…

Thôi thì ra ngoài xã hội đã phải chứng kiến bao câu “nói vui” bất công kiểu như đi xe lập cập một tí thì bị chửi “Mù à? Đi như thế à?”, vào ăn hàng quán vô phúc gặp phải “Bún chửi”, “Cháo đuổi” thì được đón tiếp “trọng thị” bằng câu: “Vâng, mời công chúa hoàng tử vào… Hàng này có thể thôi, ăn thì ăn không ăn thì biến!”…

Nhưng vào đến chốn cửa công, tạm gọi là những cơ quan hành chính sống bằng đồng thuế của dân, mà cán bộ còn “nói vui” tùy tiện để dân phật ý thế thì…

Còn bạn? Bạn nghĩ những câu nói kiểu cán bộ địa chính Đà Nẵng kia có phải là nói vui hay không? Cán bộ gắt gỏng hay là người dân đã làm quá lên? Liệu giữa cán bộ và công dân chỉ còn tồn tại những câu nói nhã nhặn kiểu hành chính thì có quá nguyên tắc, xơ cứng hay không?

*Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Nguy cơ mất mạng vì làm đẹp, tôi chấp nhận vợ xấu còn hơn

Thứ 2, 04/11/2019 | 14:29
Nhà nhà, người người rầm rộ đi làm đẹp, liệu nét đẹp “bắt trend” bằng dao kéo có đẹp mãi? Hay đẹp đâu chưa thấy đã thấy mất mạng rồi.

Đi làm muộn lúc 8h30, hạnh phúc ở đâu?

Thứ 2, 04/11/2019 | 10:37
Các quốc gia trên thế giới đi làm từ 9h sáng liệu họ có hạnh phúc? Vì sao có nhiều người muốn đi làm sớm hơn từ lúc 7h?

Vật vã thi công chức 2 năm trời, tôi chấp nhận bỏ việc chỉ sau 6 tháng

Chủ nhật, 03/11/2019 | 13:47
Tôi thích công việc chẳng cần giờ giấc cố định, thích làm lúc nào thì làm. Đi đâu chỉ cần cái điện thoại là xong, không phải ngồi ỳ một chỗ. Ban ngày bán hàng tối đến đi chơi làm giàu cho kinh tế nước nhà. Nhất cử tam tiện.

Từ Mã Pì Lèng đến Lũng Cú, người Việt đang đối xử thế nào với Hà Giang?

Thứ 6, 01/11/2019 | 08:40
Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta luôn phải đối mặt với bài toán lựa chọn: Tăng trưởng hay bảo tồn? Không thể bắt Hà Giang cứ mãi trồng ngô trên đá và ăn bánh tam giác mạch. Nhưng nếu can thiệp mạnh tay quá, Hà Giang sẽ giống như cô gái Mông ngơ ngác bị lôi tuột ra phố thị một cách khiên cưỡng.

Cán bộ không có tài, ít nhất cần có liêm sỉ

Thứ 3, 29/10/2019 | 07:00
Nếu cán bộ công chức nào cũng cảm thấy "buồn và sốc" vì phát biểu của ĐBQH Dương Trung Quốc "người tài chỉ cần đánh máy giỏi để tránh ảnh hưởng đến thủ trưởng" thì đó là điều đáng mừng.

Cán bộ công chức là người tài chỉ cần "đánh máy giỏi để khỏi ảnh hưởng đến Thủ trưởng thôi”

Thứ 5, 24/10/2019 | 13:45
Đóng góp ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, đại biểu Dương Trung Quốc đã ví von rằng "chỉ cần là người đánh máy giỏi để khỏi ảnh hưởng đến thủ trưởng thôi” để bàn về người tài trong bộ máy công chức, cán bộ hiện nay.