Cần xử lý hành vi “khủng bố” tinh thần người thân ông Linh

Lên án nguyên Viện phó VKSND TP.Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh vì hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy là đúng nhưng trong một Nhà nước pháp quyền, mọi hành vi xử sự của người dân phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Vừa qua, sau khi thông tin ông Nguyễn Hữu Linh có hành vi “nựng yêu” bé gái 9 tuổi trong thang máy lan rộng, một số người dân đã có những hành động quá khích có phần phản cảm.

Họ không chỉ dùng hình ảnh ông Linh gắn lên cổng nhà ông ở đường Lê Lợi, quận Hải Châu mà còn đến trước cổng để tạo dáng như ông đã làm với bé gái trong thang máy rồi sau đó chụp hình đăng lên mạng xã hội. Nhiều người chẳng ngần ngại mang rác rưởi, mắm ruốc, dầu nhớt ném vào nhà ông Linh, thậm chí “đầu tư” hẳn sơn để viết chữ lên cổng.

Bêu riếu ông Linh đã đành, họ còn khiến người thân của ông ấy sợ hãi bởi nhiều hành động mang tính chất miệt thị.

Sở dĩ người dân có những hành động trên là do sự bức xúc, phản đối người “có vai vế” đã sàm sỡ bé gái nhưng vẫn nhởn nhơ tự đắc rằng mình vô tội.

Thiết nghĩ, việc phản đối, bày tỏ sự giận dữ chủ yếu là nhằm vào người có hành vi sàm sỡ nhưng nếu câu chuyện ấy đi quá xa mà ảnh hưởng đến tinh thần người thân của ông Linh thì quả là không công bằng với họ.

Chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền, mọi hành vi xử sự của người dân phải phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

Ông Linh có hành vi sàm sỡ với bé gái nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đương nhiên cơ quan tiến hành tố tụng phải xử lý theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi phạm tội sẽ được pháp luật thực thi một cách triệt để đúng người đúng tội.

Khi trắng đen phân định, nạn nhân được trả lại công bằng và dư luận được thoả mãn thông tin.

Một công dân đã trưởng thành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi phạm tội bất kể là cán bộ đương chức hay đã nghỉ hưu. Không ai có thể chịu trách nhiệm thay, kể cả người thân của họ.

Gia đình có người vướng vào vòng lao lý bị xem là những nạn nhân vô hình của tội phạm. Thân nhân đã cảm thấy mặc cảm khi phải đối phó với sự xấu hổ và nỗi lo sợ khi bị người khác phê phán.

Vậy mà một số người dân có hành động quá khích đã xúc phạm, miệt thị, “khủng bố” nhà ông Linh như tuyên bố hành động “xát muối vào vết thương” đối với người thân của ông ấy.

Xét về phạm trù đạo đức, những hành động như vậy không phù hợp với chuẩn mực, nếu không nói là thiếu văn hóa.

Xét ở khía cạnh pháp lý, mọi hành vi bôi bẩn, ném chất thải…vào nhà người khác chính là vi phạm pháp luật cần phải bị xử lý nghiêm theo quy định.

Người dân có quyền phản đối một hành vi vi phạm pháp luật nhưng việc phản đối phải tuân thủ pháp luật, không được làm thay pháp luật và không nên có hành động vi phạm pháp luật.

Hơn nữa, việc tung những hành động này lên mạng xã hội để khoe và cổ súy cho trào lưu ủng hộ thiếu lệch chuẩn là việc phản cảm.

Đặc biệt, với những hành động đó, dù vô tình hay cố ý thì cũng đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của những người vô tội.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Từ vụ bé gái bị sàm sỡ trong thang máy: Con bạn có phải là chú cừu cô đơn?

Thứ 4, 10/04/2019 | 08:27
Khi người lớn thiếu quan tâm thì những đứa trẻ vô tội vẫn chỉ là những con cừu tội nghiệp đáng thương và cô độc trong chính nơi chúng đang sống.

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM: Kiến nghị khởi tố vụ dâm ô bé gái trong thang máy là hợp lý và cần thiết

Thứ 3, 09/04/2019 | 08:59
Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê nhận định, vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh có dấu hiệu hành vi dâm ô bé gái trong thang máy ở TPHCM đã xảy ra khoảng một tuần nhưng việc xử lý của các cơ quan tố tụng còn chậm. Kiến nghị khởi tố là "rất hợp lý và rất thỏa đáng".

Chưa khởi tố vụ dâm ô bé gái trong thang máy: Cơ quan điều tra thận trọng làm rõ

Thứ 2, 08/04/2019 | 22:27
Lý giải về việc cơ quan công an chưa khởi tố vụ bé gái nghi bị dâm ô trong thang máy, luật sư Bùi Quốc Tuấn chia sẻ, trong vụ việc, đối tượng tình nghi rất hiểu biết về luật nên cơ quan điều tra thận trọng là điều cần thiết.