Câu hỏi vô duyên nhất khi gặp nhau vào Tết

Không hỏi không sao, hễ cứ hỏi han nhau lương bao nhiêu, thưởng Tết mấy triệu là y như rằng mất Tết.

Lại một năm cũ qua đi, năm mới gõ cửa với biết bao lời hứa hẹn về một năm sung túc, an nhiên, hạnh phúc.

Người người niềm nở nhà nhà hân hoan, hỏi han chúc tụng nhau muôn vàn lời hay ý đẹp.

Ấy vậy mà nhiều lúc cá nhân tôi lại sợ phải nghe những lời hỏi han. Bởi tôi biết câu hỏi tôi nhận về mình là tiền lương, là thưởng Tết.

Quá vô duyên! Đừng hỏi về lương, về tiền! Thật sự đấy!

Tại sao gặp nhau lại hỏi nhau về tiền, tò mò về một trong những khía cạnh tưởng dễ nói mà lại hóa khó khăn nhất!

Nếu lương thấp thì nhận về mình những cái bĩu môi, dè bỉu: “Ôi sao lương thấp thế” rồi khơi gợi ra những so sánh bất công khiến tôi cảm thấy mình bị xúc phạm.

Nếu lương cao thì còn phức tạp hơn, kiểu gì cũng được nghe: “Thế cho bố mẹ bao nhiêu tiền tiêu Tết”.

Cho ít thì bất hiếu, cho nhiều thì nghi ngại, không trả lời thì bị phủ đầu: “Gì mà căng, có vay đâu mà phải giấu”!

Nói thật, trong những mối quan hệ xã giao, mọi người luôn cố gắng để không làm tổn thương đến người đối diện, vì vậy tốt nhất đừng hỏi về mức lương của người khác để bị đánh giá là kém văn minh.

Hỏi lương đã đành, họ còn khuyến mãi thêm câu hỏi phía sau khiến nụ cười trên môi tôi lịm dần và Tết cũng theo gió đi luôn: “Thưởng Tết này bao nhiêu tiền?".

Với những người lương tính bằng quyển, thưởng đo tiền tệp thì chẳng bàn vì những câu hỏi đó là cơ hội để những người có tiền “khoe của”, nhưng với tôi, một nhân viên văn phòng nghèo, lương tháng chỉ đủ lo thân và trả tiền nhà thì câu hỏi ấy giống như một cái tát vào hiện thực.

Tôi biết, những câu hỏi ấy, có khi vốn chẳng có ác ý gì, nhưng nó lại khiến người trẻ như tôi vô cùng khó xử, vô tình làm khoảng cách giữa mọi người trở nên rộng thênh thang.

Ôi Tết năm nay, nếu muốn dễ thương, muốn thân thiện, đừng ai nhìn vào mắt tôi và chào bằng câu hỏi: “Lương bao nhiêu, thưởng có nhiều không”.

Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Bị mẹ chồng nhiếc móc vì “món nợ” thách cưới 30 triệu đồng

Thứ 2, 23/12/2019 | 13:17
Ngày đầu tiên tôi về làm dâu câu đầu tiên tôi được nghe từ mẹ chồng không phải những lời quan tâm hỏi han mà là câu nói: “Hai vợ chồng mày nhanh lo làm ăn mà trả khoản nợ 30 triệu cho tao”.

Thưởng Tết bằng dầu gội, dùng không hết, bán hay cho?

Thứ 4, 25/12/2019 | 11:21
Mang theo đống dầu gội ấy về quê thì vất vả quá nên buổi tối vợ chồng tôi tranh thủ bày bán bên lề đường với giá rẻ, mong bán được đồng nào hay đồng ấy, xem như một cách nhận tiền thưởng Tết.

Cô giáo của con liên tục vẽ ra khoản thu, tôi phải làm sao?

Thứ 5, 26/12/2019 | 08:26
Cô giáo tự ý đăng ký cho cả lớp những thứ không bắt buộc ở trường, phụ huynh chúng tôi è cổ nộp tiền mà không được lựa chọn. Ngoài tiền học, hầu như tháng nào cô cũng “vẽ” ra một khoản nào đấy để thu tiền khiến ai nấy đều bức xúc.

Vợ hốt hoảng khi thấy chồng ngâm mấy chum rượu tiếp khách ngày Tết

Thứ 7, 28/12/2019 | 09:32
Kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện…) khi có nồng độ cồn trong người. Ấy thế mà, tôi lại thấy chồng mua về chum to, chum nhỏ ngâm rượu đãi khách ngày Tết.

Ngày Tết, mến khách xin đừng gắp đồ ăn!

Thứ 3, 31/12/2019 | 08:00
Một trong những tập tục xấu của người Việt trong ngày Tết là ăn uống ngập ngụa, lãng phí, chủ nhà liên tục gắp đồ ăn cho khách khiến ai nấy đều khó xử vì chán ngán và mất vệ sinh.