Chồng rượu bia tiếp khách: Vợ đay nghiến chỉ phản tác dụng

Đàn ông vốn không phải là kẻ ngang ngạnh, không biết nghe lời. Quan trọng, người phụ nữ nói có “lọt” tai hay không? Nhất là trong chuyện rượu chè tiếp khách.

Chẳng ai thích rượu bia cả! Tôi phải khẳng định chắc nịch điều đó, kể cả chính những người đàn ông. Sau mỗi cơn say, cảm thấy người mệt mỏi, nhìn thấy vợ con mắt thâm, tóc rối, các ông chồng hẳn cũng buốt ruột lắm. Nhưng vẫn là câu quen thuộc: “vì chuyện làm ăn, không tiếp không được” nên cũng đành nuốt nước mắt vào trong, đành để vợ con chịu thiệt thòi.

Nhưng khi lý do của các ông chỉ có một, thì các bà có hàng ngàn lý do để trách móc chồng. Và đa phần, những người phụ nữ trong gia đình đều tỏ ra khó chịu, càu nhàu khi chồng chỉ biết việc chồng, không lo cho sức khỏe; rằng chồng chẳng biết thương vợ con; rằng lúc uống rượu thì bạn bè, ốm đau bạn có đến thăm không?...

Thậm chí, tôi còn biết có những bà vợ khi thấy chồng gọi đến đón vì say rượu thì thẳng thừng từ chối. Khi chồng mò được về nhà thì không mở cửa cho vào. Dẫn đến việc chồng bị ốm, cảm, thậm chí là chết cứng ở ngoài.

Vẫn biết, các bà cũng có cái lý của mình. Dù gì, chồng có làm sao do rượu bia, thì vợ là người chăm nom, dọn dẹp và bên cạnh.

Các cụ từng nhắc: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Việc uống rượu gần như không thể tránh. Quan trọng là uống như thế nào để hạn chế một cách tốt nhất việc ảnh hưởng đến sức khỏe và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. “Anh uống xong đi taxi về hoặc em qua đón anh nhé…” là những câu nhắc nhẹ mà tôi tin rằng, ông chồng nào hiểu chuyện nghe xong cũng sẽ thực thi. Làm gì thì làm, cũng phải để chồng phục.

Các bạn nghĩ sao về việc ứng xử với chồng khi uống rượu? Có lẽ cũng không phải bàn nhiều vì kể từ 1/1, câu chuyện nồng độ cồn sẽ không còn được nhắc đến nữa, bởi người uống rượu bia, kể cả đi xe đạp cũng sẽ bị xử phạt.

Các bà vợ hẳn mừng cuống quýt vì chẳng phải ra rả rót vào tai chồng những lời lẽ khó nghe trước mỗi cuộc rượu. Còn các ông chồng đi uống rượu với tâm thế nhẹ nhàng. Vợ không đón thì cứ taxi mà gọi, đỡ một phần lo.

* Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Ăn Tết Tây: Cầm ly hay cầm lái?

Thứ 4, 01/01/2020 | 15:17
Có bao nhiêu người sẽ chọn tiệc tùng không bia rượu hôm nay? Bao nhiêu người chọn bia rượu và chấp nhận đi taxi về nhà? Một sự thử thách ngặt nghèo, nhưng không phải là không có giải pháp.

Ngày Tết, mến khách xin đừng gắp đồ ăn!

Thứ 3, 31/12/2019 | 08:00
Một trong những tập tục xấu của người Việt trong ngày Tết là ăn uống ngập ngụa, lãng phí, chủ nhà liên tục gắp đồ ăn cho khách khiến ai nấy đều khó xử vì chán ngán và mất vệ sinh.

Vợ hốt hoảng khi thấy chồng ngâm mấy chum rượu tiếp khách ngày Tết

Thứ 7, 28/12/2019 | 09:32
Kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi đi xe ra đường (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện…) khi có nồng độ cồn trong người. Ấy thế mà, tôi lại thấy chồng mua về chum to, chum nhỏ ngâm rượu đãi khách ngày Tết.

Vụ truy sát 6 người thương vong tại Thái Nguyên: Phải coi "ngáo đá" là thành phần nguy hiểm của xã hội

Thứ 5, 26/12/2019 | 14:31
Vụ người đàn ông "ngáo đá" truy sát 6 người thương vong ở Thái Nguyên một lần nữa là hồi chuông cảnh tỉnh xã hội, rằng kẻ "ngáo đá" phải được coi là thành phần nguy hiểm của xã hội, cần cách ly.

Giả thiết về nguyên lý chế tạo nỏ thần của An Dương Vương

Thứ 5, 19/12/2019 | 15:53
Tôi sử dụng các mũi tên mô phỏng từ các mũi tên đào được tại thành Cổ Loa, còn cấu trúc nỏ có một ống tre hệt như trong hình ảnh rước nỏ thần trước Cách mạng tháng Tám của người Cổ Loa xưa. Tôi cho rằng, đây chính là nguyên lý chế tạo nỏ thần của Cao Lỗ, rất mong bạn đọc gần xa cho ý kiến.