Đề xuất đánh thuế TTĐB điện thoại di động, nước hoa: Sai, ngược, vô lý, bất thường

Thời đại công nghệ 4.0, có tới 71% dân số Việt Nam đang dùng điện thoại thông minh, chai nước hoa là vật dụng quen thuộc có trong túi xách của hầu hết phụ nữ… Thế mà UBND TP.Hồ Chí Minh lại đòi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điện thoại di động và nước hoa thì là đánh thuế hay… làm khó người tiêu dùng?

Dư luận đang xôn xao vì trong một văn bản góp ý cho “Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn thuế” gửi Bộ Tài chính, UBND TP.Hồ Chí Minh vừa đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lên điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ… Nhiều người ngỡ ngàng vì tư duy tận thu trong đề xuất đánh thuế của đơn vị này.

Thứ nhất, việc đề xuất đánh thuế TTĐB lên nước hoa và điện thoại di động là đã hiểu sai về bản chất của sắc thuế này. Theo đó, thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, đánh vào những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, không thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (nhưng không thể cấm) hoặc tác động xấu đến môi trường.

Trong khi đó, ngày nay nước hoa đã không còn là vật dụng xa xỉ đối với đại bộ phận người dân, điện thoại di động không chỉ không còn xa xỉ mà đã trở nên quá thiết yếu trong cuộc sống ngày nay.

Việc sử dụng nước hoa và điện thoại di động cũng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người (ít ra là chưa có nghiên cứu nào chứng minh), không ảnh hưởng xấu đến môi trường để phải chịu thuế này.

Thứ hai, quan điểm đánh thuế TTĐB lên nước hoa, điện thoại di động của TP.HCM là tư duy lạc hậu, cản trở sản xuất và tiêu dùng theo xu thế phát triển chung.

Còn nhớ, luật Thuế TTĐB ban hành lần đầu tiên vào năm 1990 (có tiền thân là thuế Hàng hóa, ban hành năm 1951) ban đầu chỉ nhằm vào 6 mặt hàng: Thuốc lá, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã.

Sau nhiều lần bổ sung sửa đổi cho phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển, luật Thuế TTĐB hiện hành (được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ 10/4/2009) đang áp thuế đối với 11 loại hàng hóa (gồm rượu, bia, thuốc lá, ô tô dưới 24 chỗ, tàu bay, phi thuyền, điều hòa 90.000 BTU trở xuống… ) và 6 loại dịch vụ (kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, casino, xổ số...)

Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ là khâu quyết định phát triển sản xuất, kinh doanh chứ không phải là sản xuất, kinh doanh quyết định nhu cầu tiêu dùng như kinh tế bao cấp, nên không thể siết khâu tiêu thụ như đề xuất trên chỉ để tăng thu thuế.

Và, trong khi nhiều chuyên gia đang cho rằng cần phải “cởi trói” cho một số hàng hóa dịch vụ khỏi sắc thuế này như: Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, ô tô thông dụng, dịch vụ massage... vì nó cũng đã trở thành vật dụng thiết yếu, thì UBND TP.HCM lại đòi đánh thuế TTĐB đối với những mặt hàng thông dụng ngày nay như nước hoa, điện thoại di động.

Xã hội càng phát triển càng cần phải thu hẹp diện chịu thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ để kích thích sản xuất và tiêu dùng, chứ không phải mở rộng thêm đối tượng chịu thuế thiếu cơ sở như đề xuất nói trên.

Thứ ba, quan điểm đánh thuế vào mặt hàng điện thoại di động của UBND TP.HCM vì “tuy là mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc nhưng đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thu nhập thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới” là quan điểm sai lầm, chồng chéo với luật thuế khác.

Sinh ra thuế TTĐB để đánh vào loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ hoặc độc hại hay it nhất là vì lý do nào đó mà Nhà nước không khuyến khích. Nếu không phải thế thì nó đã là thuế Giá trị gia tăng (VAT).

Kể từ khi ra đời vào năm 1973 ở Mỹ và khoảng những năm 90 của thế kỷ trước thì xuất hiện ở Việt Nam, từ khi còn là một mặt hàng xa xỉ mà điện thoại di động còn không bị đánh thuế. Nay nó đã trở thành một vật dụng thiết yếu, thông dụng mà đánh thuế TTĐB thì có thể đánh thuế bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào như tivi, tủ lạnh, máy giặt....

Ngoài ra, “điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên" là chức năng của luật Thuế Thu nhập cá nhân chứ không phải chức năng của thuế TTĐB. Việc UBND TP.HCM “đòi” đánh thuế TTĐB đối với điện thoại di động nhằm điều tiết thu nhập của dân nghe cũng hài hước như dạo trước bộ Tài chính muốn đánh thuế TTĐB lên sữa và nước ngọt vì lo dân béo phì (!!)

Thứ tư, tư duy đánh thuế kiểu “giết nhầm hơn bỏ sót” như trên là tư duy tận thu bất thường. Ngân sách muốn thu được nhiều thuế thì phải nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, tăng tiêu thụ để tăng nguồn thu, siết chặt xử lý các hành vi trốn thuế, nợ thuế, chứ không phải là tăng thuế, bòn mót từng đồng thuế trên mọi thứ sản phẩm thiết yếu và đại trà.

Theo một nghiên cứu mới của công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, cứ 10 người sử dụng điện thoại thì có 8,4 người dùng điện thoại di động. Trong số 93% người sử dụng điện thoại di động thì có tới 71% người sử dụng điện thoại thông minh. Điều đó có nghĩa là hầu hết dân số đều sử dụng điện thoại di động, nhiều người sử dụng nhiều hơn 1 chiếc, đủ để xếp mặt hàng này vào diện thiết yếu.

Trong khi đó, Nhà nước cung cấp tần số, sóng cho các thuê bao di động sử dụng thì chắc chắn không phải loại hàng hóa không được khuyến khích.

Điều kiện thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện còn thấp, hơn 2.500 USD/năm. Muốn kích thích sản xuất thì phải kích thích tiêu dùng. Đánh thuế TTĐB lên điện thoại di động, nước hoa không phải là đánh thuế mà là… “đánh dân”. Tư duy đánh thuế trên cơ sở tận thu của dân này là đẩy lùi sản xuất, tiêu thụ và chỉ có hại cho sự phát triển.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Đề xuất thu thuế tiêu thụ đặc biệt điện thoại di động: Cần phân loại theo từng mức giá

Thứ 4, 08/05/2019 | 12:55
TS Bùi Quang Tín cho rằng, nếu lập dự thảo để thực hiện đề xuất thu thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động, TP.HCM phải phân loại mức thuế cụ thể đối với từng phân khúc, những dòng điện thoại bình dân, từ 1 – 5 triệu thì không nên thu thuế.

Kinh nghiệm xử lý “bom tiền điện” sinh hoạt của Hàn Quốc

Thứ 4, 08/05/2019 | 09:43
Vào mùa hè, cũng giống như ở Việt Nam , tiền điện sinh hoạt phải trả của dân Hàn Quốc cũng tăng vọt.Nhưng khác, là ở sự ứng xử của các bộ, ngành liên quan.

“Đề xuất làm sạch sông Tô Lịch của chuyên gia Nhật chỉ là biện pháp hỗ trợ"

Thứ 3, 07/05/2019 | 17:38
PGS.TS Trần Thanh Sơn - Trưởng khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị kiêm Trưởng bộ môn Thoát nước (trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã chia sẻ với báo Người Đưa Tin về thực trạng thoát nước của Hà Nội và đánh giá về đề xuất làm sạch sông Tô Lịch của chuyên gia Nhật Bản, TS Tadashi Yamamura.

Những đề xuất đánh thuế "lạ đời" gây hoang mang dư luận

Thứ 3, 07/05/2019 | 14:46
TP.HCM vừa đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước hoa, dịch vụ thẩm mỹ và điện thoại di động vì cho rằng đây là những xa xỉ phẩm, đồ của "nhà giàu". Tuy nhiên, nhìn lại thì thấy ngoài đề xuất trên cũng có một số đề xuất lạ khác gây tranh cãi.

Đi xế hộp, tiếc 10 ngàn?

Thứ 3, 07/05/2019 | 11:25
Thay vì sử dụng dịch vụ ở bãi biển, một gia đình thản nhiên đỗ ô tô, mang theo nước ngọt tắm tráng giữa đường sau khi tắm biển ở Đà Nẵng.

Nếu tăng giá điện sai, xin lỗi xong EVN có trả gần 1.700 tỷ cho dân?

Thứ 2, 06/05/2019 | 11:08
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, điều cốt yếu là phải công khai, minh bạch và sòng phẳng. Sòng phẳng tức là "tiền trao - cháo múc", EVN có quyền cắt điện nếu người dân đóng thiếu dù chỉ vài đồng bạc lẻ mỗi tháng, vậy nếu tăng giá điện sai (sau kiểm tra) thì hơn 90 triệu khách hàng của EVN có được trả lại tiền hay không?

Bị đánh vì bị nói chặt chém: Vị khách thiếu tinh tế và câu thanh minh kiểu... thị Mầu

Chủ nhật, 05/05/2019 | 06:55
Bị nhắc nhở nhưng vẫn hát to, ăn ngay vài dao! Mời uống rượu không uống, lĩnh ngay vài quả đấm! Xin thôi nhậu, bị chém tử vong. Mới đây, thêm cặp vợ chồng bị đánh toác đầu vì thắc mắc giá nước uống... cao. Nói không phải mê tín, giờ làm gì, nói gì mà không “nhìn trước nhìn sau”, nhẹ thì nhập viện mà nặng thì nhập... quan.

Họp lớp, rượu bia và những người đi mãi không về…

Thứ 6, 03/05/2019 | 08:33
Tàn cuộc họp lớp kiểu “nhậu xả láng, sáng về sớm”, một người đàn ông trẻ đang vợ đẹp con khôn, cuộc sống viên mãn, đã tự chấm dứt cuộc đời tự do sau 13 năm cầm vô lăng bình an vô sự, kéo theo đó là sự ra đi của hai người phụ nữ vô tội khác.

Chàng trai 17 tuổi nhảy cầu tự tử vì mẹ mắng: Mẹ không mắng nữa, con quay về được không?

Thứ 4, 01/05/2019 | 06:55
Bố mẹ thường đặt cho con cái rất nhiều kỳ vọng, hi vọng chúng có thể trở thành người lý tưởng như mình mong muốn, nhưng lại chưa từng hỏi qua cảm nhận của chúng, khiến áp lực tích tụ thời gian dài ngày càng lớn. Luôn hà khắc yêu cầu chúng làm bất cứ việc gì, và bắt đầu la mắng khi chúng trót phạm sai lầm. Khi con cái gặp uất ức ở bên ngoài, việc đầu tiên của các bậc làm cha mẹ là bỏ qua sự quan tâm cần có để mà đổ lỗi, trách phạt. Vậy nên những đứa trẻ vốn đã có tâm trạng lại thêm lần nữa bị công kích.

Xin lỗi vợ ông Nguyễn Hữu Linh, tôi xấu hổ thay cho bà!

Chủ nhật, 28/04/2019 | 11:57
Giống như bà trước khi viết đơn tố cáo cộng đồng mạng, tôi đã suy nghĩ rất nhiều để viết bức thư này. Là một người vợ, một người mẹ, tôi xấu hổ thay cho bà vì phải sống chung gần 60 năm với một người chồng - từng là Viện phó VKSND lại có thú vui bệnh hoạn, thô thiển và vi phạm pháp luật như vậy!