Lớp học tình thương, xoá mù chữ buộc phải đăng ký kinh doanh?

Khi nhìn nhận dạy thêm là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ thì cần xây dựng tiêu chí, điều kiện cụ thể, rõ ràng, cấp phép minh bạch, công khai.

img
img

Bộ GD&ĐT vừa có công văn kiến nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Đây là lần thứ 2 Bộ GD&ĐT gửi văn bản kiến nghị với Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua.

Văn bản của bộ này đề cập đến kết quả thực hiện tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm và cho rằng việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật, xuất phát từ nguyện vọng của học sinh, gia đình. Tuy nhiên, ở một số nơi, tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, xuất phát từ nguyện vọng của học sinh, gia đình, mà không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Việc đề xuất đưa dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hợp lý bởi xã hội có nhu cầu và giáo viên cũng như dược sĩ, bác sĩ… có quyền hành nghề như nhau. Quan trọng là tiêu chí cấp phép xây dựng thế nào để không xảy ra mâu thuẫn lợi ích.

Đối với các chủ thể thực hiện hoạt động dạy thêm là các tổ chức, pháp nhân và có tổ chức quy mô mức độ lớn thì cần thiết quản lý chặt chẽ thông qua các điều kiện kinh doanh quy định cụ thể hoặc đưa vào danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Việc đưa dạy thêm, học thêm vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ buộc các trung tâm phải đảm bảo các tiêu chí đưa ra mới được hoạt động.

Chẳng hạn về trình độ đào tạo của người dạy, bàn ghế, cơ sở vật chất, không gian sư phạm, sự an toàn cho người học và người dạy… từ việc đảm bảo an toàn cho học sinh đến số tiết, số giờ được dạy.

Ngoài ra, quy định này nếu được thông qua sẽ giúp các trung tâm đủ điều kiện hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng tránh được việc bắt học sinh học quá nhiều. Ngoài ra, tránh được trường hợp giáo viên “đì” những học sinh trong lớp không tham gia lớp dạy thêm của mình.

Tuy nhiên, đối với các chủ thể thực hiện hoạt động dạy thêm là các cá nhân giáo viên, với mục đích kết hợp hỗ trợ kiến thức cho học sinh với mức học phí nhỏ hay các các lớp học tình thương, lớp xoá mù chữ thì việc đưa hoạt động dạy thêm vào danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng sẽ chưa hoàn toàn quản lý được về mặt thực tiễn.

Khi đã đưa dạy thêm vào nhóm ngành này, giáo viên buộc phải đăng ký kinh doanh khi tổ chức dạy thêm bên ngoài trường?

Quy định này không phải là tiền kiểm mà là hậu kiểm. Tức là phải có những điều kiện trong quy định của chuyên ngành, để sau này đi kiểm tra thì có căn cứ, nơi nào làm sai với quy định của nhà nước sẽ bị xử lý.

Và quan trọng là làm thế nào để quản lý được, chứ không phải ban hành rồi để đấy. Quản lý thế nào, những ai tham gia quản lý và làm thế nào cho hiệu quả…, đó là những câu hỏi cần phải nghiên cứu.

Quy định này dành cho các trung tâm luyện thi, dạy thêm hay áp dụng cả với hoạt động dạy thêm của giáo viên?

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của tạp chí điện tử Người Đưa Tin Pháp Luật.

img