Du lịch Sapa: Chỉ làm được phần xác mà không có phần hồn

Chúng ta đang quen với tư duy phát triển du lịch theo kiểu một màu, nhàm chán. Xây quá nhiều khách sạn và làm cáp treo chỉ khiến Sapa trông giống như Đà Nẵng hay Hạ Long phiên bản 2 mà mất đi bản sắc thu hút khách du lịch.

Army Chung – blogger nổi tiếng người Australia đã gọi tên Sapa là một trong 10 điểm đến thất vọng nhất. Nơi đây anh mô tả chỉ có những “đại công trường” lộn xộn, lấn át hết vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính vốn có của một thị trấn vùng cao từng làm xao xuyến lòng người.

Bài đánh giá của blogger du lịch này về Sapa ngay lập tức được nhiều người đồng tình, với quan điểm cho rằng một Sapa thuần khiết nhất đã biến mất, nay chỉ còn là một khu du lịch mang tính chất công nghiệp, không có gì khác biệt, chẳng còn ai muốn quay lại.

Những phản ứng tiêu cực của cả khách du lịch nước ngoài lẫn trong nước là lời cảnh tỉnh đối với định hướng phát triển du lịch của Sapa nói riêng và Việt Nam nói chung.

Việt Nam nổi tiếng là có hàng trăm địa điểm du lịch hấp dẫn về mọi chủ đề từ biển, núi, nghỉ dưỡng, vui chơi, mạo hiểm cho đến hoài cổ. Nhưng dù là bất kỳ địa điểm đặc thù như thế nào, chúng ta vẫn đang quy hoạch phát triển du lịch theo mô típ cứ… na ná nhau.

Nơi đâu cũng đua nhau xây khách sạn quy mô lớn nhỏ và kiểu gì cũng có một cái cáp treo lên đỉnh ngắm cảnh. Và thế là hết. Cái concept đơn giản như vậy khiến cho khách du lịch cảm thấy đi đâu cũng thấy trải nghiệm một màu, giống nhau, từ Bà Nà, Hạ Long hay giờ đây là Sapa.

Mỗi khi một địa điểm du lịch tiềm năng bắt đầu đi vào quy hoạch, khai thác và phát triển, điều đầu tiên chúng ta làm vẫn cứ là khởi công xây dựng hàng loạt công trình mới chứ không phải là tìm cách phát huy, đào sâu nét độc đáo của địa phương đó.

Cần phải thừa nhận rằng, việc phát triển quy mô cơ sở hạ tầng du lịch là một trong những yếu tố quan trọng và thực tế nó đã chứng minh hiệu quả bằng cách thu hút và phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Nhưng đó mới là điều kiện kèm thêm chứ không phải yếu tố cốt lõi giúp cho một địa điểm du lịch thành công chói sáng.

Cách đây chục năm, Sapa không phải là một địa điểm du lịch dành cho số đông. Khoảng cách địa lý xa xôi, giao thông kết nối không thuận lợi. Khách sạn hạng sang là điều hiếm hoi. Nhà nghỉ, đồ ăn, tất cả đều bình dân, thậm chí là không đủ để phục vụ.

Thị trấn vùng cao này vốn là nơi chỉ phù hợp cho khách du lịch “bụi”, những người yêu văn hóa Tây Bắc, muốn chinh phục Fansipan, ngắm khung cảnh mờ sương, xuýt xoa với cái rét hiếm có.

Sa Pa khi đó hoang sơ cả về khung cảnh lẫn những yếu tố cần thiết cho hoạt động du lịch.

Sapa là một địa điểm thú vị, có rất nhiều nơi để khám phá nhưng lại thiếu một cơ sở hạ tầng phù hợp cho các đối tượng khách du lịch khác nhau – những người muốn đi du lịch một cách tiện nghi, nhẹ nhàng, chứ không phải mất sức hay phải trải qua những điều kiện nghỉ ngơi thiếu thốn.

Ngày nay, khi chúng ta giải được bài toán về cơ sở hạ tầng và tiếp cận được với đa dạng các đối tượng khách du lịch thì lại đánh mất đi bản sắc – thứ quan trọng nhất mà du khách muốn trải nghiệm ở Sapa, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Khi những khách sạn lớn mọc lên, hình bóng những con phố cổ kính sẽ bị che lấp. Khi địa giới hành chính Sapa mở rộng vì sự phát triển quá nóng, những bản làng đậm chất dân tộc, những thửa ruộng bậc thang, sườn núi xanh ngát cũng thu hẹp dần.

Người dân vốn trong sáng, mến khách nơi đây cũng trở nên thực dụng hơn và họ đã thay đổi cách cư xử vốn có của mình khi có cơ hội làm đầy túi tiền từ sự đông đúc của khách du lịch.

Chúng ta thường nói nhiều về định hướng phát triển du lịch nhưng chỉ làm được phần xác mà không có hồn.

Chúng ta làm rất tốt nơi nghỉ ngơi bằng những khách sạn đồ sộ, những nhà hàng ăn uống sang trọng nhưng khi khách thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi rồi thì lại không có gì để khám phá.

Một Sapa mờ sương với những con phố, ngôi nhà nhỏ cổ kính ẩn hiện, gợi lên hình ảnh vùng Tây Bắc đậm đà bản sắc nay đã vơi mòn. Thậm chí nếu để so sánh với Tam Đảo – một địa điểm du lịch thuần nghỉ dưỡng, Sapa dường như không có gì khác biệt hơn.

Chúng ta sẽ còn nói nhiều về định hướng du lịch làm sao để cân bằng giữa cơ sở hạ tầng và bản sắc. Không thiếu những địa điểm du lịch danh tiếng trên thế giới làm được điều này.

Như Phượng Hoàng cổ trấn ở Trung Quốc là một ví dụ. Không có hình ảnh những khối bê tông ken đặc giữa thị trấn nhỏ, nơi đây bảo tồn gần như hoàn toàn những ngôi nhà cổ kính hàng trăm năm tuổi. Tất cả các khách sạn được quy hoạch nằm xa khu trung tâm.

Hay thành phố “ngầm” Capadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có những khu vực địa chất độc đáo, mang tính lịch sử và văn hóa. Không được quy hoạch thành những tổ hợp khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng ồ ạt. Các khách sạn cao cấp nơi đây được xây dựng theo kiến trúc hang đá, hòa làm một với vẻ đẹp tự nhiên vốn có của thành phố.

Với tư duy làm du lịch một màu, áp đặt phong cách chung với tất cả địa điểm du lịch theo cách cực đoan, chúng ta đang tự tay làm mất đi những nơi chốn quý giá, được thiên nhiên ban tặng, được thêu dệt bởi văn hóa đặc trưng.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ biến Việt Nam trở thành đất nước du lịch nhạt nhòa và biến mất trên bản đồ thế giới, bởi cạnh tranh du lịch cũng gay gắt như bất kỳ lĩnh vực thương mại nào khác.

Nông sản thì có thể hô hào người tiêu dùng giải cứu nhưng hô hào du khách giải cứu một địa điểm du lịch thì không.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Quốc Khánh có vô duyên khi gọi tên Văn Lâm?

Thứ 2, 02/12/2019 | 14:31
Quốc Khánh không phải bình luận viên vỉa hè nên chắc hẳn mọi bình luận của anh đã có sự tính toán trước. Và chắc rằng, nếu Bùi Tiến Dũng cứ bắt như tối qua, sẽ không chỉ Quốc Khánh gọi điện cho Văn Lâm sang Manila mà HLV Park cũng sẽ có quyết định của mình.

Chê thủ môn Bùi Tiến Dũng bắt hỏng: Người hâm mộ chỉ giỏi phán xét cảm tính

Thứ 2, 02/12/2019 | 09:36
Khi không dùng đôi chân để đá, đôi tay để bắt bóng, người hâm mộ đừng chỉ dùng mắt để nhìn và dùng cái miệng để phán xét một cách thiếu văn minh về U22 Việt Nam nói chung và thủ môn Bùi Tiến Dũng nói riêng.

Vì sao chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong trốn nã tận 26 năm?

Thứ 2, 02/12/2019 | 07:30
Trước khi “sóng gió” vì xuất hiện một vị chánh văn phòng TAND huyện trốn nã 26 năm, Cao Phong vẫn yên ả sản xuất những vựa cam mới tươi ngon, chín ngọt và chuyển đi khắp các nơi trên cả nước...

Mẹ chồng lắp camera theo dõi nhất cử nhất động, tôi phải làm sao

Thứ 2, 02/12/2019 | 08:00
Có lẽ gây cho người khác cảm giác ức chế nhất là cảm giác bị theo dõi, bị kiểm soát và bị can thiệp vào đời sống riêng tư. Mẹ chồng tôi rảnh việc nên suốt ngày theo dõi nất cử nhất động của tôi, làm tôi luôn bị ức chế và khó chịu. Các bạn có bị như thế không?

Chiếc “bánh vẽ” condotel của những doanh nhân họ Hứa

Chủ nhật, 01/12/2019 | 07:30
Bỏ tiền tỉ đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới khi mà hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, chỉ dựa vào uy tín và danh tiếng của những đại gia, người nổi tiếng – đây chính xác là bài học cho những ai đang đứng trên bờ vực phá sản vì chiếc “bánh vẽ” condotel mang tên Cocobay Đà Nẵng.

Bé gái 11 tuổi tự tử vì bố mẹ cãi nhau: Lưỡi dao vô hình từ sự ích kỷ

Thứ 7, 30/11/2019 | 10:31
Ai đó đã từng nói, gia đình chính là “cái nôi” dưỡng dục một đứa trẻ từ ngoại hình đến tư tưởng. Gia đình hạnh phúc nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc! Nhưng có một thực tế đáng buồn hiện nay, nhiều bậc phụ huynh quá ích kỷ mà đẩy con mình vào vực thẳm.

Bức ảnh hớ hênh có ý nghĩa của ông hiệu phó

Thứ 6, 29/11/2019 | 07:00
Tính tung ảnh nude để hạ bệ đồng nghiệp, thế mà cuối cùng bà Hiệu trưởng đáng kính bị phanh phui tội trạng trên 92 trang kết luận của thanh tra.

Sành ăn thì không khen phở Bát Đàn ngon

Thứ 3, 26/11/2019 | 08:40
Hà Nội đêm gió thổi, sáng trời se lạnh, trước khi đi làm tạt vào quán quen “đánh” một bát phở nóng chuẩn hương vị Hà Nội với quẩy thơm giòn rụm. Cảm thấy hạnh phúc vì được sinh ra ở cái nơi có món thời trân ngon vào hàng thế giới phải nhắc tới này.

Cách người Việt tự cứu lấy áo dài trước sự sao chép văn hoá thô thiển

Thứ 2, 25/11/2019 | 11:12
Trong khi các bà các cô Việt Nam xúng xính với những kết hợp quái dị kiểu áo dài – quần legging hay áo dài – váy đụp thì ở nước láng giềng Trung Quốc, người ta duyên dáng đẹp đẽ trong bộ trang phục quốc hồn quốc tuý của chúng ta và tự hào gọi đó là áo dài “phong cách Trung Quốc”. Đã đến lúc Áo dài cần được định vị thương hiệu rõ nét là của Việt Nam, do người Việt Nam làm ra!

Cuộc họp chóng vánh của bộ Giáo dục & Đào tạo

Chủ nhật, 24/11/2019 | 13:06
Một cuộc họp không phải ít thời gian nhưng vẫn chóng vánh! Những thông tin đưa ra nhiều, chưa thuyết phục! Định hướng của người làm công tác tổ chức tưởng chừng “búa bổ” nhưng chẳng thỏa chờ mong!... Đáng tiếc, gần như tất cả lại có trong buổi họp báo công bố kết quả phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây.