CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

Người Đưa Tin (NĐT): Đang làm giảng viên chuyên ngành kỹ thuật điện của Trường Cao đẳng Cao Thắng tại thành phố Hồ Chí Minh, lý do gì khiến anh rời bỏ cuộc sống tấp nập đô thị, về quê khởi nghiệp?

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

CEO Phạm Đình Ngãi: Chuyện bắt đầu từ khi vợ của tôi - Chal Thi về quê để sinh đứa con đầu tiên. Trong thời gian đó, cô ấy đã thấy được một thực tế là giá dừa ở Trà Vinh quá thấp, 1.200 trái dừa chỉ thu về được 2 triệu đồng. Bởi vậy mà vợ tôi đã rất trăn trở. Từ trăn trở đó, cô ấy nảy ra suy nghĩ tìm cách thay đổi giá bán, tăng giá trị kinh tế của cây dừa.

Lúc đó, chúng tôi mong muốn tìm kiếm một nghề mới, phù hợp với xâm ngập mặn, đặc biệt cho những người nông dân trồng dừa có thêm sinh kế. Bởi khi bị ngập mặn thì trái dừa sẽ bị teo đi, không còn giá trị kinh tế. sutit-2

Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã phát hiện “coconut sugar” - một sản phẩm làm từ mật hoa dừa, khi đó sản phẩm này chưa có mặt tại thị trường Việt Nam. Tìm hiểu sâu về nhóm ngành, chúng tôi nhận ra đây là hướng đi mới, giải pháp phù hợp với xâm ngập mặn của miền Tây. Đồng thời có thêm kinh tế từ cây dừa, cũng là cơ hội giúp cho người nông dân quê mình không còn bị phụ thuộc vào vòng lặp được mùa mất giá - được giá mất mùa, sẽ có mức thu nhập ổn định hàng tháng để lo cho gia đình.

Nhưng về lý do về quê khởi nghiệp, tôi nghĩ, một phần cũng là mong mỏi của những đứa con của người nông dân, sinh ra từ làng quê, đi lên Sài Gòn với khát khao tìm kiếm kiến thức. Chúng tôi luôn đau đáu việc trở về quê hương, đem những gì mình được học tập bên ngoài về để giúp xây dựng quê hương mình.

Vậy nên tôi đã rất ủng hộ, quyết tâm về quê khởi nghiệp ngay khi vợ tôi có ý tưởng: Tìm hướng đi mới cho nông sản.

Về tên gọi Sokfarm, vì khởi nghiệp với cây dừa, nên khi đặt tên chúng tôi cũng mong muốn được đưa yếu tố bản địa vào trong thương hiệu, để khi nghe thấy sẽ gợi nhớ cho mọi người về quê hương của mình. Sok trong tiếng Khmer là hạnh phúc, Sokfarm là nông nghiệp hạnh phúc. Điều này ngụ ý cho việc chúng tôi mong muốn đem lại sự hạnh phúc cho nông dân.

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

NĐT: Xuất thân từ nông nghiệp, nay lại là người trẻ đồng hành cùng nông nghiệp. Sau quãng thời gian dài gắn bó, anh cảm thấy tư duy làm nông nghiệp hiện nay so với trước kia có những thay đổi như thế nào?

CEO Phạm Đình Ngãi: Là con của nông dân, sinh ra ở nông thôn, tôi vô cùng hiểu được sự khó khăn, vất vả của người nông dân. Bản thân của nông dân Việt Nam làm việc rất vất vả siêng năng, nhưng mức thu nhập của họ không xứng đáng với những gì họ bỏ ra bởi họ còn quá phụ thuộc vào giá thương mại.

Ngoài ra, người nông dân vẫn còn bị hạn chế về mặt thông tin, dẫn đến những quyết định đầu tư không chắc chắn lắm. Ví dụ như nhiều trường hợp trồng rồi chặt, chặt rồi trồng...

Tuy nhiên, điều đáng mừng là tư duy của người làm nông bây giờ đã khá hơn so với thời ông cha đi trước. Những năm trở lại đây, các dự án khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp như một làn sóng mới tạo ra thay đổi lớn cho nông nghiệp, dù rằng vẫn chưa thể bao trùm lên hết toàn ngành nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi, những người trẻ trở về khởi nghiệp cống hiến với quê hương, nâng cao giá trị nông sản nội địa.

Với sự góp sức đó, tôi tin rằng, người nông dân Việt Nam, nông nghiệp Việt Nam sẽ có những thay đổi chóng mặt trong thời gian tới. Người nông dân trong thời gian sắp tới khi lựa chọn cây gì, con gì để đầu tư, để xuống giống cũng sẽ có sự nghiên cứu rõ ràng, có nhiều thông tin hơn về thị trường để sản phẩm mình tạo có con đường đi tươi sáng hơn.

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

NĐT: Trong quá trình tạo lập thương hiệu của riêng mình, anh đã gặp phải những khó khăn gì?

CEO Phạm Đình Ngãi: Khó khăn thì vô vàn. Hầu như mỗi thời điểm của doanh nghiệp lại có những khó khăn riêng. Nhưng tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp.

Mỗi lần vượt qua khó khăn sẽ giúp bản thân tôi cũng như những người khởi nghiệp trở nên vững vàng hơn, rõ được con đường của mình đang đi. Hãy xem khó khăn như bài kiểm tra của thị trường, của thời thế. Vượt qua bài kiểm tra thì sẽ lên lớp, lớp càng cao chứng tỏ sức mạnh của doanh nghiệp càng lớn.

Ở Sokfarm, hành trình khó khăn đó liên tục. Những ngày đầu khởi nghiệp, chúng tôi không biết cách thu mật hoa dừa. Chúng tôi không biết mình đã đổ đi bao nhiêu lít mật để phục vụ cho việc tìm ra công thức chế biến sản phẩm. May mắn, sau 6 tháng loay hoay, vợ chồng tôi đã tìm ra phương pháp có kỹ thuật thu được mật hoa dừa.

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

Thời điểm đó, tôi cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người nông dân, bởi xưa nay đâu có ai thu mật dừa, chỉ trồng dừa để lấy trái. Nhưng chúng tôi vẫn giữ vững lập trường, đó là mong muốn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động địa phương, được gắn bó gần gũi với quê hương, xứ sở, với gia đình.

Một trong những khó khăn lớn nhất nữa chính là việc sản phẩm quá mới, khách hàng chưa biết đến mật hoa dừa là gì, thậm chí có người còn nói rằng thà họ chọn mật ong cho dễ sử dụng.

Chúng tôi đã bắt đầu từ những ấn phẩm truyền thông nhỏ nhất giới thiệu về công dụng của sản phẩm. Sau đó, hầu như chỗ nào có hội chợ, chỗ nào có sự kiện, hội thảo, kết nối cung cầu, chúng tôi đều có mặt. Có mặt là để tìm cơ hội, để quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, bán hàng bây giờ không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm, mà là bán câu chuyện đằng sau, người đứng đằng sau sản phẩm.

Nhưng, cái quan trọng nhất của hành trình khởi nghiệp về thực phẩm thì tôi cho rằng, chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thắng hay là thua. Vì dù cho mình có làm truyền thông có tốt đến mấy mà sản phẩm không chất lượng thì khách hàng cũng không quay lại và tin dùng.

NĐT: Sản phẩm mật hoa dừa của Sokfarm đã “xuất ngoại” đến nhiều thị trường lớn, trong đó có Nhật Bản, Hà Lan và mới đây là xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ. Anh đã chuẩn bị gì cho hành trình trên? Anh có dự báo như thế nào về tiềm năng của mật hoa dừa trong tương lai?

CEO Phạm Đình Ngãi: Ngay thời điểm đầu, khi định hình mô hình hoạt động của công ty, Sokfarm đã hướng tới việc tập trung cho thị trường xuất khẩu. Vợ chồng tôi đều xuất thân là “dân” kỹ thuật nên ngay từ đầu, chúng tôi đã chuẩn hóa hồ sơ, lấy được những chứng nhận xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Chính vì vậy nên hành trình đưa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế khá thuận lợi.

Một phần may mắn là nhóm ngành sản phẩm mà Sokfarm lựa chọn xuất khẩu thuộc nhóm xu hướng tiêu dùng, tìm sản phẩm tạo ngọt mới thay thế cho đường mía. Bản chất sản phẩm thuộc xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay là tìm ra những gia vị mới, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, mang được nhiều công dụng hơn.

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

Về cơ hội của sản phẩm trong tương lai, tôi nghĩ là rất lớn. Thứ nhất, Việt Nam đất nước có diện tích dừa lớn thứ năm trên thế giới, có thế mạnh về dừa hàng đầu trên thế giới. Thứ hai, sản phẩm từ cây dừa đang được mong chờ sự đột phá mới. Đồng thời, xu thế hiện nay đang chuyển sang ưu tiên dùng các sản phẩm hữu cơ, tìm kiếm chất tạo ngọt mới có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy cơ hội để phát triển cho ngành nghề mật hoa dừa còn rất lớn trên thị trường.

Với tiềm năng trên, thời gian tới, Sokfarm hướng tới tỉ trọng cung cấp tiêu thụ trong nước là 50-60%, và 30-40% sẽ dành cho thị trường xuất khẩu, dần dần nâng tỉ trọng, chuyển dần dần sang xuất khẩu. Để làm được vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ nâng quy mô hoạt động, đồng thời, đây cũng là một hướng giải cho bài toán liên kết với nông dân, tạo sinh kế bền vững, tác động xã hội cho quê hương.

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

NĐT: Có thể thấy, thay đổi tư duy trong nông nghiệp là tiền đề giúp cải thiện thu nhập của người nông dân. Vậy với mô hình khởi nghiệp của Sokfarm, câu chuyện sinh kế của người nông dân đã thay đổi như thế nào?

CEO Phạm Đình Ngãi: Để đảm bảo sinh kế bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người nông dân.

Tôi cho rằng, để có sinh kế bền vững, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy đổi mới của người nông dân. Người nông dân hiện đã có tư duy đổi mới, nhưng mỗi nơi, mỗi vùng nông nghiệp lại có một vấn đề khác nhau. Chính vì vậy mà người khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải hiểu được tính bản địa, vùng miền.

Ở Sokfarm cũng vậy, chủ yếu nông dân đều là người Khơ Me. Bản chất của người nông dân Khơ Me hăng hái, nhiệt tình, chịu thương chịu khó nhưng đôi lúc vẫn còn thiếu một số kỹ năng, họ bị bó buộc trong những tập quán canh tác lâu đời. Nhưng chúng tôi vẫn thuyết phục được.

Điều đáng mừng là tôi đã được thấy nhiều người nông dân thoát nghèo bền vững nhờ mật hoa dừa. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực của chúng tôi, bởi sau lưng chúng tôi là cả cộng đồng. Người nông dân đã có sinh kế bền vững rồi thì với vai trò là người sáng lập thì phải làm sao để duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình càng ngày càng lớn, để nhiều người nông dân được hưởng lợi, cùng tham gia vào chuỗi giá trị ngành.

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

NĐT: Hành trình khởi nghiệp của anh đi từ nông dân, với mong muốn tạo ra sinh kế bền vững, tăng giá trị cho cây dừa. Vậy anh quan niệm như thế nào về trách nhiệm của doanh nhân với cộng đồng, xã hội?

CEO Phạm Đình Ngãi: Ngay từ ngày đầu thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đã chọn làm theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế thể hiện mong muốn phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững. Như vậy thì khi sản xuất nông nghiệp sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường, vùng nguyên liệu cũng sẽ được phát triển, giữ gìn, bảo tồn một cách bền vững.

Ngoài ra, khi hoạt động theo hướng hữu cơ, sức khỏe của người nông dân cũng được cải thiện, ổn định. Người tiêu dùng cũng từ đó mà được sử dụng những sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe.

Với tôi, nông dân chính là người có ảnh hưởng nhất với Sokfarm, truyền động lực để chúng tôi cố gắng trong hành trình khởi nghiệp. Nông dân là lý do để chúng tôi bắt đầu cũng là lý do giúp chúng tôi vượt qua khó khăn.

NĐT: Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ có sự đam mê, cống hiến sức mình nhằm phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Dưới góc nhìn của nhà khởi nghiệp trẻ, theo anh, bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần trang bị cho mình những gì? Lời khuyên của anh cho những bạn trẻ đã, đang và sắp khởi nghiệp?

CEO Sokfarm: “Tôi xem khó khăn là một loại gia vị của khởi nghiệp”

CEO Phạm Đình Ngãi: Một tín hiệu rất mừng hiện nay có là rất nhiều mô hình, nhiều ý tưởng khởi nghiệp rất táo bạo với mục đích là làm sao nâng được giá trị nông sản bản địa của Việt Nam. Những bài toán khởi nghiệp cần rất nhiều kỹ năng, không đơn giản chỉ là có vốn, có ý tưởng là có thể làm được.

Trước khi đầu tư vào khởi nghiệp vào một dự án, tôi cho rằng các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ về mức độ rủi ro, xu hướng thị trường cũng như tư duy về dòng tiền. Do đó, các bạn trẻ trước khi bắt đầu cần chuẩn bị cho mình nhiều nhất có thể các kỹ năng.

Đã nói đến khởi nghiệp cần có đam mê, quyết tâm và phải chấp nhận rủi ro. Đối với tôi, khởi nghiệp phải có sự liều lĩnh, bởi không liều lĩnh sẽ không làm được điều lớn nhưng hãy liều có căn cứ, có lý do.

Một lời khuyên nữa của tôi dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp về sản xuất sản phẩm là hãy làm một rổ sản phẩm, đừng chỉ làm một sản phẩm, hãy hướng đến nhiều tệp khách hàng khác nhau. Lý do là bởi thị trường hiện nay có sự thay đổi rất nhanh, khi có bộ sản phẩm, chúng ta sẽ có nhiều kịch bản hơn, đem lại nhiều nguồn thu hơn.

NĐT: Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

NGUOIDUATIN.VN | Thứ 3, 13/02/2024 | 07:30