mạnh kiên

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ
Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Joji Obara sinh năm 1952, có cha mẹ là người gốc Hàn Quốc sinh sống ở Osaka. Sinh trưởng trong một gia đình giàu có, Obara theo học tại các trường tư thục danh giá ở Tokyo và về sau được thừa hưởng khối tài sản khổng lồ.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Keio với tấm bằng về chính trị và luật, Obara trở thành công dân Nhật Bản nhập tịch và được đổi tên một cách hợp pháp. Obara đầu tư rất nhiều vào thị trường bất động sản, thu được khối tài sản ước tính lên tới 38 triệu USD.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Tuy nhiên, gã là một doanh nhân với tâm địa xấu xa. Obara có xu hướng tình dục kỳ lạ khi hứng thú với việc thỏa mãn phụ nữ khi họ bất tỉnh. Các nạn nhân của hắn trải dài từ phụ nữ Nhật Bản cho đến phụ nữ phương Tây.

Để thỏa mãn thú tính bản thân, Obara đánh thuốc mê, sau đó bắt cóc và hãm hiếp họ. Ít nhất 400 băng ghi hình đã được cảnh sát thu hồi, khiến nhiều người tin rằng hắn có thể đã hãm hiếp từ 150 đến 400 phụ nữ.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ


Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Carita Simone Ridgway sinh ngày 3/3/1970, mất ngày 29/2/1992, là một người mẫu đến từ Claremont, Perth, Australia, làm tiếp viên cho một quán bar ở Tokyo để kiếm tiền theo học trường diễn xuất. Nghề “tiếp viên” ở Nhật Bản được coi như “geisha” thời hiện đại. Tiếp viên sẽ được trả tiền để trò chuyện với đàn ông, châm thuốc, hát karaoke và đôi khi nhảy cùng với họ.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Tuy nhiên, có các quy định nghiêm ngặt không cho phép đàn ông có cử chỉ sỗ sàng với nữ tiếp viên hoặc đưa ra những đề nghị về tình dục. Các nữ tiếp viên nổi tiếng thường nhận được đồ uống, quà và lời mời đi chơi từ khách hàng. Obara là khách quen tại những quán bar như vậy. Đây cũng là nơi hắn tìm con mồi.

Ridgway là nữ tiếp viên được Obara đề nghị phục vụ và bị đánh thuốc mê. Nhưng không may, do dùng chloroform quá liều, nữ tiếp viên này bị suy gan và rơi vào tình trạng chết não. Obara - khi đó sử dụng bí danh Nishita - đã đưa Ridgway trong tình trạng nguy kịch đến bệnh viện nhưng giả vờ rằng cô bị ngộ độc thực phẩm do ăn hàu.

Mặc dù được cấp cứu ngay sau đó, Ridgway không thể hồi phục và gia đình đã quyết định tắt máy thở. Thi thể của cô được hỏa táng và hồi hương về Australia. Nguyên nhân cái chết ban đầu được xác định là viêm gan E và đã không có cuộc điều tra nào từ phía đại sứ quán hoặc cảnh sát Nhật Bản được tiến hành.


Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Lucie Jane Blackman, sinh ngày 1/9/1978, mất ngày 1/7/2000 là một phụ nữ người Anh làm tiếp viên ở quận Roppongi, thành phố Minato, Tokyo. Blackman trước đây từng là tiếp viên cho hãng hàng không British Airways và đến Nhật Bản để kiếm tiền trả nợ.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Ở thời điểm mất tích, cô đang làm tiếp viên tại Casablanca, một hộp đêm ở Roppongi, sau này được gọi là Greengrass. Vào ngày 1/7/2000, cô ra ngoài hẹn hò với một vị khách của hộp đêm. Trong buổi hẹn hò, Blackman có gọi vài cuộc cho một người bạn rồi mất tích kể từ đó.

Gia đình của Blackman đã bay tới Tokyo để tìm kiếm cô và tiếp cận Ngoại trưởng Anh Robin Cook, người đang đến thăm Tokyo vào thời điểm đó để gây áp lực cho chính quyền sở tại.

Báo chí bắt đầu đăng tải về sự mất tích của Blackman vào ngày 13/7, khi Thủ tướng Anh Tony Blair đề cập đến vụ việc trong chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản, nơi ông có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori.


Một đường dây nóng được các quan chức ngoại giao Anh thiết lập và treo phần thưởng trị giá 100.000 bảng từ một doanh nhân giấu tên cho bất kỳ ai có thông tin về vụ việc. Khi vụ án trở nên công khai hơn, ba người phụ nữ nước ngoài đã đến để báo cáo về việc họ thức dậy trên giường của Obara và không có ký ức về đêm hôm trước (tất cả đều bị đánh thuốc mê và bị tấn công tình dục).

Hóa ra, hành vi kỳ quái của Obara đã từng được báo cáo với cảnh sát quận Roppongi nhưng đã bị phớt lờ. Chỉ đến khi sự việc cô gái người Anh mất tích bị đẩy đi xa, cảnh sát mới bắt đầu để ý mối liên hệ giữa các vụ án thông qua người đàn ông có bí danh Nishita, hay nói cách khác là Obara.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Vào ngày 9/2/2001, thi thể của Blackman được tìm thấy trong ngôi mộ tại hang động bên bờ biển ở Miura, Kanagawa, cách Tokyo khoảng 50 km về phía Nam, chỉ cách căn hộ của Obara vài trăm mét. Cơ thể của cô bị chia thành nhiều mảnh, bọc trong bê tông, đã bị phân hủy nên không tìm ra nguyên nhân cái chết.

Theo cáo trạng, Obara đã pha cho Blackman một loại đồ uống có chứa thuốc mê trước khi cưỡng hiếp cô tại một khu chung cư ở Zushi, sau đó ra tay giết hại. Về phần mình, Obara đã liên tục kêu oan, cho rằng loại thuốc khiến Blackman thiệt mạng là do cô tự nguyện uống.


Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Vào tháng 10/2000, Obara bị buộc tội đánh thuốc mê, cưỡng hiếp và giết Lucie Jane Blackman, ngộ sát Carita Simone Ridgway cũng như cưỡng hiếp tám phụ nữ khác. Một trong những công tố viên tại phiên tòa đã mô tả Obara là “ác thú trong hình hài con người”. Vào ngày 24/4/2007, Obara bị kết án tù chung thân vì tội danh hiếp dâm và ngộ sát, nhưng không bị buộc tội giết Blackman do thiếu bằng chứng trực tiếp.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Bằng chứng buộc tội hiếp dâm là 400 băng video Obara tự quay lại hành vi đồi bại với phụ nữ. Với tội danh ngộ sát, công tố viên đã đưa ra một báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy có chloroform trong gan Ridgway và một số giấy tờ cho thấy bị cáo đi cùng nạn nhân đến bệnh viện trước khi cô chết.

Tuy nhiên, đối với trường hợp của Blackman, công tố viên không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng pháp y nào cho thấy Obara là người ra tay. Ngay cả nguyên nhân cái chết của cô cũng không thể được xác định.

Joji Obara: Gã doanh nhân “ác thú” và những tranh cãi quanh bản án cho kẻ hãm hại hàng loạt phụ nữ

Cựu công tố viên Takeshi Tsuchimoto, hiện là giáo sư luật tố tụng hình sự tại Trường Luật thuộc Đại học Hakuoh, đã chỉ trích quyết định tha bổng Obara vì tội giết Blackman. Các phiên tòa xét xử Obara về trường hợp của nạn nhân Blackman tiếp tục được tiến hành vào năm 2008 nhưng đến năm 2010, Tòa án Tối cao Nhật Bản bác bỏ các cáo buộc mới, giữ nguyên bản án chung thân.

Hệ thống tư pháp Nhật Bản đã nhận một số lời chỉ trích trong cách xử lý vụ việc. Dư luận cho rằng, có hành vi phân biệt ở đây khi cảnh sát không coi trọng các trường hợp mất tích là nhân viên quán bar, vì những người này thường bỏ trốn mà không báo trước. Do đó, việc phát hiện ra thi thể đến quá muộn đã không thể xác định nguyên nhân cái chết, vô tình giúp Obara thoát tội.

M.K