Giáo viên tát học sinh bị buộc thôi việc: Chỉ là xã hội đang “tát” lại thôi mà

Một giáo viên đã không thể giữ lại sự tức giận và trút chúng lên những học sinh của mình thì việc chính quyền, xã hội “tát” lại cô có gì khó hiểu đâu.

Gửi cô N.H.H., giáo viên trường tiểu học Phan Chu Trinh (TP.HCM) – người vừa nhận quyết định buộc thôi việc từ UBND quận Tân Phú, TP.HCM vì đánh học sinh.

Nghe nói, cô đang rất sốc trước quyết định này và làm đơn cứu xét khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ và vẫn hy vọng rằng UBND quận sẽ xem xét ngọn nguồn câu chuyện.

Nghề giáo, nhiều khi bạc như phấn viết bảng. Có những ấm ức, có những nỗi lòng đằng sau những cái đánh, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu, nhất là thời buổi phụ huynh “xót con như xót vàng”. Chưa kể, tức lên thì con mình mình còn đánh, nói gì “con nhà người ta”. Nhưng dù thế nào, cô H. có phần quá tay khi không chỉ đánh học sinh mà đánh như đập mẹt, không chỉ đánh một học sinh mà còn đánh rất nhiều học sinh…

Bởi vậy, cùng là giáo viên, tôi chỉ khuyên cô, thôi đừng viết đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng, thậm chí gửi cả lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ làm gì. Bởi vài lý do sau:

Thứ nhất, cô đánh, véo tai học sinh là chuyện có thật, cả làng cả tổng, cả mạng xã hội đều biết thông qua 23 phút video đầy “sinh động” lan truyền trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Trong khi đó, người ta ghét nhất, lên án nhất ở cái ngành giáo dục của mình vài năm trở lại đây là gì? Là dâm ô, bạo hành học sinh. Ấy vậy mà cô không biết đường… tránh ra, lại còn góp tên vào danh sách tai tiếng dài dằng dặc mang tên bạo hành học sinh. Cơ quan chức năng làm sao mà “nhẹ chân, nhẹ tay” cho được.

Có lẽ, đến mơ cô cũng không nghĩ rằng đánh học sinh sẽ nhận mức án kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc. Nhưng nếu nhìn lại, thì trường hợp của cô không phải là đặc biệt hay duy nhất.

Mùa hè năm 2019, tầm tháng 5, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang (32 tuổi, giáo viên lớp 2A8 trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) cũng bị buộc thôi việc sau những cú liên hoàn tát và liên hoàn thước vào mặt, tay học sinh, đến mức phải nhập viện. Một giáo viên trẻ, nhiều năm là giáo viên dạy giỏi của quận như cô Trang cũng phải chịu mức kỷ luật đầy nghiêm khắc bởi những hành vi phi giáo dục như thế thì cô, một giáo viên đã có tuổi, sau bao năm giảng dạy vẫn không thể kiềm chế cảm xúc trước những đứa trẻ hà cớ gì lại được ngoại lệ?

Điều thứ hai, cô H. có lẽ không can tâm vì cho rằng, trong câu chuyện này có sự sắp đặt trả thù cô. Cô đã dám đứng lên tố cáo tiêu cực ở ngôi trường mình đang công tác, nhưng cái cô nhận lại không phải là những “tấm huy chương” mà là việc bị buộc thôi dạy học. Sự phẫn nộ ấy được nhân lên gấp bội, khi bà Đỗ Thị Sửu, Hiệu trưởng nhà trường vẫn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quý 3/2019 dù có kết luận số 188 về sai phạm của người này.

Cô H. ạ, nghe tức thì tức thật, bất công thật, nhưng 2 câu chuyện nó hoàn toàn khác nhau mà. Đã có gan làm thì có gan chịu. Cô đã không thể giữ lại sự tức giận và trút lên những đứa trẻ, thì việc chính quyền, xã hội “tát” lại cô có gì khó hiểu đâu. Còn chuyện bà Hiệu trưởng, chuyện người này người kia “khuất tất” mà vẫn… nhởn nhơ thì đã có luật pháp, xã hội soi xét. Đôi khi, trong xã hội nhiều toan tính, thiếu niềm tin, chúng ta vẫn cần bám víu vào một thứ niềm tin nào đó dù chúng “vô hình”.

Điều thứ ba là, trong môi trường giáo dục nếu thực sự phức tạp và nhiều dối trá như vậy thì có gì cô H. phải luyến tiếc. Nghề giáo là nghề phải có tình yêu thương mới làm được. Mấy chục năm đứng trên bục giảng, cống hiến hết tâm huyết, hít bụi phấn, mua muộn phiền và nhận đồng lương dù… còm nhưng cũng là những trải nghiệm nghề hết sức thú vị. Không dạy học sinh nữa, mình về nhà dạy con cháu trong nhà. Không đấu tranh nữa, tâm hồn thư thái, nhởn nha với đời có khi lại trẻ ra, cuộc sống cũng vì thế mà dễ thở hơn…

Tôi biết, cô H. đang đau đáu khi nghĩ tới tự trọng và lòng danh dự nghề nghiệp. Chẳng ai muốn sau bao năm cống hiến trong ngành giáo dục lại “hạ cánh” đầy tai tiếng như thế. Nhưng, tự trọng còn là biết sai và sửa sai nữa cô H. ạ.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Công ty nước sạch sông Đà xin đền 1 tháng tiền nước: Sức khỏe người dân đáng giá bao nhiêu?

Thứ 6, 25/10/2019 | 10:37
Xâm phạm sức khỏe con người là tội ác. Việc Công ty nước sạch sông Đà nhận lỗi, đền bù bằng 1 tháng cấp nước miễn phí thực sự không thỏa mãn công dân như tôi.

Bán nước nhiễm dầu cho dân vì… trình độ có hạn (?!)

Thứ 6, 25/10/2019 | 07:30
Trong vụ việc nhóm đối tượng xả dầu thải ở Hòa Bình “đầu độc” nguồn nước, sau đó Công ty Nước sạch Sông Đà xử lý qua loa rồi cứ thế bán nước “sạch” nhiễm dầu cho dân, dư luận bức xúc hơn cả vì những phát ngôn loanh quanh, vô trách nhiệm đến mức hài hước của các bên liên quan.

Đàm Vĩnh Hưng đại diện cho thế lực nào?

Thứ 7, 19/10/2019 | 15:59
Dùng sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng và tiền để công khai kêu gọi fan hâm hộ truy lùng, tát vào mặt người cha tát liên tiếp vào mặt con, Đàm Vĩnh Hưng đang đứng trên pháp luật.

Tát vào mặt và bắt cô giáo quỳ xin lỗi, phụ huynh côn đồ bị khởi tố

Thứ 5, 17/10/2019 | 19:40
Cho rằng con mình bị các cô giáo bạo hành, Toàn đã đến trường chửi bới, hành hung và xúc phạm danh dự 3 giáo viên.

Nước sạch Hà Nội nhiễm dầu thải: Những kẻ tua ngược lịch sử

Thứ 5, 17/10/2019 | 14:15
Người dân xếp hàng đi xin nước như hình ảnh thời bao cấp của thế kỷ trước. Ai đó đã làm nên điều thần kỳ như vậy?

Nước sạch sông Đà sặc mùi lạ: Đầu độc bằng câm lặng

Thứ 3, 15/10/2019 | 13:19
Sau khi phát hiện váng dầu thải trên đầu nguồn dẫn nước vào nhà máy, công ty Nước sạch sông Đà đã báo cáo chính quyền địa phương và công an tỉnh Hòa Bình, thuê người dân địa phương vớt dầu, nâng hàm lượng clo, nhưng… hàng nghìn người dân Thủ đô cách Hòa Bình chưa đầy 100km chỉ biết hoang mang lo lắng khi dùng nước sặc mùi lạ.

Vì sao giáo viên “sợ” camera trong lớp học?

Thứ 7, 12/10/2019 | 12:22
Không soi gương không làm chúng ta đẹp lên. Bỏ camera lớp học không làm giáo viên yêu thương học sinh một cách tự nhiên hơn nếu như bản thân giáo viên đó không có lòng bao dung, độ lượng…

Vụ cô giáo liên tục đánh học sinh lớp 2: Cần nghĩ đến thân phận, danh dự của nhà giáo

Thứ 4, 09/10/2019 | 11:46
Nếu không có cái nhìn khách quan, toàn diện về vụ cô giáo “đánh, tát, véo tai học sinh” thì xã hội và ngành giáo dục đang vùi dập một thân phận đáng thương nhiệt huyết với nghề.