Kẻ bất lương trục lợi và cái giá của tiếng gáy bản năng

Những người mạnh mẽ thường không thỏa hiệp và trước luật pháp mọi thứ đều phải được đối xử công bằng. Tiếng gáy bản năng không được chào đón vào buổi sáng, kẻ vô đạo đức trục lợi trên khốn khó hay bất cứ ai làm trái pháp luật đều sẽ phải trả giá…

Không ít chú gà trống đã khiến chủ nhân bị phạt vì tiếng gáy. Ảnh: Oditycentral.

Ông Angelo Boletti, một thợ nề đã nghỉ hưu ở thị trấn Castiraga Vidardo, Lombardy, Italia vừa bị phạt 166 euro (4,5 triệu đồng) khi chú gà trống tên Carlino luôn gáy vang từ 4h30 đến tận 6h. Bà Emma Perfetti, thị trưởng của thị trấn cho biết, chính quyền "buộc phải hành động theo cách này" vì hàng xóm của ông Boletti phàn nàn rất nhiều. "Thật không đúng khi để một nửa khu phố thức dậy lúc 4h30 sáng", bà nói. Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra. Năm ngoái, chú gà trống Maurice ở Pháp cũng bị kiện vì tiếng gáy báo bình minh.

Tiếng gáy báo bình minh là bản năng của những chú gà trống, nhưng vì gây phiền cho giấc ngủ của những người xung quanh mà bị phạt. Điều đó chẳng sai! Nguyên tắc dù là những quy định khô cứng, nhưng lại không thể thiếu khi thiết lập một xã hội trật tự. Thiếu nguyên tắc, cảm xúc sẽ đi hoang, khi ấy loạn và lạc sẽ ập đến. Đó chính là lý do luật pháp được coi là nền móng giúp xã hội loài người có được sự phát triển vượt bậc trong chuỗi tiến hóa.

Tiếng gáy bản năng của những chú gà trống khiến chủ của chúng đối diện với pháp luật, vậy những kẻ trục lợi trên đại dịch chết chóc sẽ phải nhận điều gì? Đương nhiên, cái giá mà họ phải trả sẽ không hề rẻ. Nhưng, cái giá ấy dù có đắt thế nào cũng là đáng cho cách sống bất chấp tất cả để mưu cầu lợi ích vị kỉ. 

Mới đây, cục Quản lý thị trường Bình Dương phối hợp Công an tỉnh Bình Dương và sở Y tế tiến hành kiểm tra đột xuất công ty TNHH Aim Laxmi tại số 54, đường Truông Bồng Bông, KP 8, phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện có 1.410kg găng tay y tế đã qua sử dụng được phân loại chuẩn bị tái chế và 1.174kg găng tay y tế đã qua sử dụng đang chờ phân loại; 2.105.000 đơn vị sản phẩm găng tay y tế đã tái chế, chứa trong 2.105 kiện đã bao gói và ghi nhãn hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, có dấu hiệu chuẩn bị xuất bán.

Đồng tiền đã làm mờ mắt những kẻ hám lợi bất lương. Giữa đại dịch, giữa cái chết vô hình mang tên Covid-19, những kẻ bất lương ấy đã tìm cho mình lối đi lạc loài đáng lên án.

Điều thực sự quan trọng không phải là sống, mà là sống tốt. Sống tốt nghĩa là bên cạnh những thứ hưởng thụ, ta phải sống có trách nhiệm với chính mình cũng như cộng đồng.

Một đứa trẻ bị bỏ rơi ngay sau khi sinh là câu chuyện lấy đi nước mắt của nhiều người những ngày qua. Đạo đức bị bỏ lại, tình thân vị hắt hủi… Đau… Buồn. Nhưng, điều đó đã xảy ra ở Thái Bình. Sau 18 ngày điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Thái bình, bé gái xấu số đã tử vong do nhiễm trùng nặng. Trước đó, vào trưa 26/7 vợ chồng ông Nguyễn Văn Cừ (trú xã Đông Vinh) đi ra ruộng trồng khoai nước của gia đình thì nhìn thấy một bé gái sơ sinh bị bỏ lại đây. Khi được phát hiện, thân thể bé gái để trần, không được quấn tã, da đỏ lựng vì bỏng nhiệt, dây rốn còn nguyên. Vợ chồng ông Cừ lập tức đưa bé đến trạm y tế xã Đông Vinh.

“Không điều gì vĩ đại hơn tình mẹ”, đó là điều ta đã nghe và bao đời nay nó là chân lý. Ấy thế nhưng, ở đâu đó vẫn còn những người mẹ vô cảm và những đứa trẻ bị lạc mẹ khi vừa chào đời. Cái chết của “bé gái sơ sinh ruộng khoai” là chuyện khiến người ta đau thấu tâm can khi nghĩ về thứ gọi là tình mẹ.

Tại trời Tây, câu chuyện của một đứa bé bị bỏ rơi lại may mắn với cái kết có hậu. Thật vui, khi câu chuyện bắt đầu bằng bi kịch nhưng đã kết thúc với nụ cười hạnh phúc.

Năm 1985, bà Marijani, khi đó là một thiếu nữ 14 tuổi sinh một bé gái trong túp lều ngập bùn ở Congo, Trung Phi. Người mẹ trẻ đã giao đứa bé cho một trại trẻ mồ côi vì không thể nuôi. Chỉ hai giờ sau, cô bé được một cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi và có cuộc sống đủ đầy. Sau 30 năm, số phận đã mỉm cười với cô bé bị bỏ rơi năm nào khi được gặp lại mẹ đẻ. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong đời Graci. Chứng kiến cuộc sống khốn khó của mẹ và các em, cô hiểu lý do tại sao mẹ phải bỏ cô lại trại trẻ mồ côi. Graci yêu mẹ và đã tích góp tiền để xây cho bà Marijani một ngôi nhà bê tông thay cho túp lều đầy bùn lầy, mục nát.

Nghĩa vụ của con người là cảm nhận điều lớn lao, trân trọng cái đẹp và không chấp nhận những quy ước xấu xí được che đậy bằng cụm từ, số phận. Không có số phận từ trên trời rơi xuống, tất cả nằm ở việc lựa chọn của chính bản thân ta.

Lê Anh

Chống ngập ở TPHCM: Tiền đổ vào “phần ngọn”, nước ngập vẫn dâng cao

Thứ 2, 17/08/2020 | 10:37
Dù liên tục được rót vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng để chống ngập nhưng cho tới thời điểm này, nhiều nơi ở TP.HCM cứ mưa xuống là người dân lại phải khốn khổ vì ngập lụt. Các chuyên gia cho rằng, chống ngập lụt tại TP.HCM sẽ là bài toán rất nan giải nếu không có chiến lược rõ ràng và đồng bộ trong quy hoạch đô thị.

Cuộc chạy đua sản xuất vaccine ngừa Covid-19, nhà hát 48 tỷ đồng

Thứ 2, 17/08/2020 | 09:00
Tình thế khó khăn là thước đo tuyệt vời khả năng ứng biến và sự mưu trí của mỗi người. Người dại khờ hồn nhiên, bị đẩy đến đường cùng mới cuống cuồng lo tìm lối thoát. Trong khi đó, người khôn ngoan chủ động tận dụng chính khó khăn làm bàn đạp tiến lên để khai mở những chân trời mới.