Suất cơm bán trú 22.000 đồng: Đừng so với cơm bình dân bán vỉa hè

Điều quan trọng nhất đối với những đứa trẻ là dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn chứ không phải cứ nhiều, no là tốt.

Những ngày qua, nhiều phụ huỵnh học sinh trường tiểu học Thạch Linh (Hà Tĩnh) bức xúc khi cho rằng suất cơm trưa giá 22.000 đồng gồm: Cơm, 5 con tôm kho bóc vỏ, thịt bò xào bắp cải, canh bí nấu thịt, là quá ít, con ăn không đủ no.

Bản thân tôi cũng có con học tiểu học, và tôi hiểu tâm lý chung này của các mẹ, nhưng với nhu cầu của con trai tôi đang học lớp 1 thì tôi thấy như vậy là hợp lý. Và suất ăn như vậy là đầy đủ dinh dưỡng chứ không phải quá đắt hay quá ít. Vì thực tế, tôm và thịt bò đều có giá thành đắt hơn hẳn thịt lợn hoặc cá.

Hiện giá 1 lạng tôm vị chi rẻ cũng từ 15-18.000đ (5 con tôm đã bóc như suất ăn trên nếu tươi sống cũng phải ngót nghét gần 1 lạng ~ 10.000đ/suất) và 1 lạng thịt bò từ 200-250.000đ/kg (1 lạng thịt bò được tầm 5 suất cơm~5.000đ/suất) + cơm và rau (~2.000đ).

Như vậy, giá thành tôm, thịt bò đắt gấp 2-3 lần so với thịt lợn hay cá thì vị chi 17.000đ/suất (đã trừ 5.000 đồng vào chi phí phục vụ) thì tôi nghĩ không phải quá đắt. Nếu suất ăn chỉ đơn giản "bao no, bao xơ" gồm cá và thịt lợn, hay đậu phụ, nhiều rau thì rõ ràng sẽ được nhiều hơn.

Nhiều người còn thắc mắc về mức phụ thu 5.000đ phí/suất ăn. Bản thân tôi nghĩ, nếu không phải cha mẹ tự nấu cho con mình ăn thì việc thuê người khác nấu phải mất chi phí là điều đương nhiên, không nên bàn cãi.

Thiết nghĩ, ở một môi trường chung, và việc phục vụ một lúc mấy trăm học sinh thì các chị, các mẹ nên hiểu là nhà trường không thể cân đo đong đếm và định lượng theo nhu cầu và cân nặng của từng học sinh được. Và nếu có thì giá thành cho một suất ăn như vậy tôi tin nó sẽ đắt hơn gấp nhiều lần. Ví dụ như hiện tại nhiều trường quốc tế thu 1 bữa ăn xấp xỉ 40-50.000đ/suất.

Cha mẹ là người hiểu nhu cầu thể chất và có khả năng điều chỉnh giúp con mình tốt nhất, do đó đừng cầu toàn vào một môi trường chung nào đó. Và điều quan trọng nhất đối với những đứa trẻ là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm đảm bảo chất lượng để đảm bảo các con khỏe mạnh học tập.

Còn bậc cha mẹ nào cảm thấy con mình cần nạp nhiều năng lượng hơn có thể đưa con thêm hộp sữa, cái bánh ngọt phòng khi con đói bụng. Đặc biệt, đừng so sánh suất cơm được kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em với suất cơm bình dân bán ở quán vỉa hè mà đến nguồn gốc miếng thịt, mớ rau họ bán cũng không rõ được nuôi dưỡng như thế nào.

Vội vàng phán xét rồi "ném đá" nhà trường có phải là quyết định khôn ngoan?

Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Để Mị nói cho mà nghe: Phải học kỹ năng sinh tồn trước khi lấy chồng

Thứ 6, 20/09/2019 | 07:45
Mị trầm ngâm nhớ đến show truyền hình sinh tồn của Mỹ mà Mị xem trên Discovery Channel rồi gật gù: “Lấy chồng giờ cũng cần kỹ năng sinh tồn như đi vào rừng ý”.

Anh em ông Nguyễn Thái Luyện bị bắt, có nên thanh lý hợp đồng với Địa ốc Alibaba?

Thứ 6, 20/09/2019 | 07:45
Vợ chồng tôi đang đứng ngồi không yên, lòng như lửa đốt vì đã trót đầu tư tới 500 triệu đồng vào các dự án của Địa ốc Alibaba.

Hotgirl bán khỏa thân ở phố cổ gây phẫn nộ: Body đẹp phải khoe đúng chỗ

Thứ 5, 19/09/2019 | 14:56
Nếu cô gái tham gia lễ hội tắm biển khỏa thân Sydney ở Úc để làm từ thiện hoặc làm một bộ ảnh nude ở 10 bãi tắm khỏa thân được du khách yêu thích nhất thế giới thay vì nude trên nóc nhà phố cổ, ai còn dám chửi?

Ăn thịt chó là quyền của mỗi người

Thứ 4, 18/09/2019 | 14:46
Cuộc tranh luận về việc nên hay không nên ăn thịt chó giống như câu hỏi “con gà có trước hay quả trứng có trước”. Lòng vòng và không có hồi kết.

Hiền tài đâu chỉ đến từ Đường lên đỉnh Olympia?

Thứ 4, 18/09/2019 | 10:42
Chuyện có tới 15/17 quán quân Đường lên đỉnh Olympia chọn định cư ở Australia thay vì trở về cống hiến cho Tổ quốc không phải mới nhưng đến hẹn lại lên, trên hành trang du học của người đeo vòng nguyệt quế vẫn văng vẳng lời trách cứ của dư luận.

Bị chồng hành hung, dìm dưới nước: Tha thứ cho một kẻ không ra gì là tột đỉnh của sự ngu dốt

Thứ 3, 17/09/2019 | 13:09
Tôi đã từng nghe đâu đó câu nói, vợ chồng không sinh ra đã hợp nhau chỉ là vì nhau mà thay đổi mới sống được với nhau cả đời, nhưng nếu đã không thể vì nhau mà thay đổi được nữa thì nên… dứt bỏ!

Tự tử vì vay 8 triệu qua app: Hãy là “con nợ” thông minh

Thứ 2, 16/09/2019 | 11:20
Có câu ngạn ngữ “Miếng pho mát miễn phí chỉ có trong bẫy chuột”. Thật đáng tiếc cho đến giờ vẫn còn nhiều người tiêu dùng ngây thơ tin vào luận điệu quảng cáo rằng có thể vay tiền online không cần thế chấp, giải ngân nhanh chóng, an toàn, kín đáo và không mất lãi suất.

Vụ truy sát gia đình em gái ở Thái Nguyên: Có 3 tỷ dưỡng già, đem tiền đưa cháu có đòi được không?

Thứ 2, 16/09/2019 | 10:37
Cả một đời lao động vất vả, ai cũng mong muốn có chút tiền để dưỡng già. Nhưng bỗng một ngày, số tiền ấy tan như bọt biển bởi cho anh em, người thân trong gia đình vay mà chỉ giao kèo bằng giấy viết tay.

Từ vụ “Con anh đó anh Hưng”: Người phụ bạc đáng trách một, mẹ bỏ rơi con đáng trách mười

Thứ 3, 03/09/2019 | 14:20
Ai cũng có những lý do để biện minh cho hành động của mình là đúng, nhưng một người mẹ bỏ rơi đứa con mình dứt ruột đẻ ra muôn phần là sai.