Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Nhân việc đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh nêu lại vấn đề "thi trắc nghiệm" tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, thời gian gần đây câu chuyện thi trắc nghiệm môn Toán lại được mang ra "mổ xẻ".

Là một giáo viên dạy môn Toán, rất yêu nghề, tâm huyết với nghề, hiện tôi vẫn đang rất bối rối không biết phải dạy như thế nào để các em đạt kết quả thi cao.

Mục tiêu lớn nhất của môn Toán là rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic, trình bày có quy trình, làm việc có đầu có đuôi, chính xác thì việc thi trắc nghiệm lại chỉ đề cao kết quả cuối cùng.

Trong khi trước đó, ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, các thầy cô đã dày công luyện cho các em các phẩm chất quan trọng và đáng quý từ môn Toán thì lên cấp trung học phổ thông lại bị phủ định, đổ hết xuống sông xuống biển.

Thi trắc nghiệm chỉ là sàng thô. Nhiều người vẫn nói rằng tại sao ở bậc phổ thông học sinh phải học tích phân, vi phân. Nhưng nếu không học như vậy thì khi học đại học về ngành kỹ thuật, kinh tế sẽ không thể học được.

Nhất là khối ngành kinh tế, cần học về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi môn, hay xác suất thống kê... Nếu luyện thi theo kiểu nhận dạng, các thầy cô cũng sẽ biết cách đối phó để luyện thi để ra kết quả đúng hay không, nhưng lại không hiểu được bản chất.

Học sinh học Toán một cách ngây ngô, làm ngược, nhìn từ ngọn xuống để chọn được đáp án nhanh nhất, không đi từ gốc lên.

Còn đối với các thầy cô giáo những cụm từ “lời giải hay, độc đáo, thông minh…”; “Đề ra hay, độc đáo”… không bao giờ được nhắc tới nữa.

Những bài tập hay, đòi hỏi tính suy luận cao không ai đưa vào dạy nữa vì học sinh không có hứng học. Học sinh chỉ học cách đi đến kết quả nhanh nhất dù bằng bất kỳ mánh khóe.

Theo tôi, không nên vì sự tiện lợi của hình thức thi trắc nghiệm mà làm hỏng cả quá trình học về lâu về dài. Còn bạn thấy thế nào với hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán?

Bạn đang quan tâm đến vấn đề nóng? Bạn muốn bày tỏ quan điểm riêng về mọi vấn đề trong xã hội? Hãy gửi quan điểm/câu chuyện của mình vào hòm thư toasoan@nguoiduatin.vn để được bàn luận và chia sẻ cùng hàng triệu độc giả của báo Người Đưa Tin.

Cán bộ “nói vui” rồi phải xin lỗi vì dân… không thấy vui (!!)

Thứ 2, 04/11/2019 | 20:49
Vì sao một câu “nói vui” của cán bộ Nhà nước lại khiến công dân phải làm đơn thư phản ánh lên cấp trên? Khái niệm “nói vui” của vị này có lẽ nên được xem lại.

Hôn người dưới 16 tuổi là Dâm ô trẻ em: Dạy con yêu sao để không phạm luật?

Thứ 3, 05/11/2019 | 07:00
Từ hôm nay (5/11), hôn người dưới 16 tuổi bị coi là Dâm ô trẻ em. Có con trai yêu một cô bé 15 tuổi, tôi cảm thấy “như đứng đống lửa, ngồi đống rơm” vì chưa biết dạy con yêu sao để không phạm luật.

Nguy cơ mất mạng vì làm đẹp, tôi chấp nhận vợ xấu còn hơn

Thứ 2, 04/11/2019 | 14:29
Nhà nhà, người người rầm rộ đi làm đẹp, liệu nét đẹp “bắt trend” bằng dao kéo có đẹp mãi? Hay đẹp đâu chưa thấy đã thấy mất mạng rồi.

Đi làm muộn lúc 8h30, hạnh phúc ở đâu?

Thứ 2, 04/11/2019 | 10:37
Các quốc gia trên thế giới đi làm từ 9h sáng liệu họ có hạnh phúc? Vì sao có nhiều người muốn đi làm sớm hơn từ lúc 7h?

Từ Mã Pì Lèng đến Lũng Cú, người Việt đang đối xử thế nào với Hà Giang?

Thứ 6, 01/11/2019 | 08:40
Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta luôn phải đối mặt với bài toán lựa chọn: Tăng trưởng hay bảo tồn? Không thể bắt Hà Giang cứ mãi trồng ngô trên đá và ăn bánh tam giác mạch. Nhưng nếu can thiệp mạnh tay quá, Hà Giang sẽ giống như cô gái Mông ngơ ngác bị lôi tuột ra phố thị một cách khiên cưỡng.

Đánh chết kẻ trộm chó: Hành xử thế nào mới tử tế?

Thứ 4, 30/10/2019 | 11:57
Những kẻ trộm chó, họ cũng là con người. Vì mưu sinh mà phải làm công việc nhọc nhằn, tủi nhục và nguy hiểm cao như vậy. Mất đi một con chó, bạn có thể nuôi thêm con khác. Nhưng mạng người thì không...

Sau 30 năm lưu lạc, tôi vẫn quyết trở về quê hương dù không ai ngóng đợi

Thứ 3, 29/10/2019 | 07:30
Bố mẹ già đã khuất bóng. Chồng đã có vợ mới. Con cái cũng đi Tây. Họ hàng nhìn tôi như một bà già lạc hậu 30 năm về trước. Tiền cũng không có nhiều sau những biến cố nơi xứ người.