Từ Mã Pì Lèng đến Lũng Cú, người Việt đang đối xử thế nào với Hà Giang?

Xã hội ngày càng phát triển, chúng ta luôn phải đối mặt với bài toán lựa chọn: Tăng trưởng hay bảo tồn? Không thể bắt Hà Giang cứ mãi trồng ngô trên đá và ăn bánh tam giác mạch. Nhưng nếu can thiệp mạnh tay quá, Hà Giang sẽ giống như cô gái Mông ngơ ngác bị lôi tuột ra phố thị một cách khiên cưỡng.

Khoảng mười năm trước, báo chí phản ánh nhiều về việc thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) – một điểm du lịch nổi tiếng của miền Bắc đã không còn mờ sương mà trở nên mờ bụi vì bị bê tông hoá.

Người ta xót Sa Pa như xót một thứ di sản văn hoá đang phải trầm mình đau đớn vì những khoan, cắt, đẽo, gọt nơi đại công trường xây dựng ngày đêm máy xúc, máy ủi gầm gào.

Để rồi hôm nay, du khách đến Sa Pa đã không còn phải ngủ lều trên núi Hàm Rồng, không còn phải leo dốc Cầu Mây trơn trượt vì bùn đất nhão nhoẹt. Thay vào đó, đường sá phong quang sạch sẽ hơn, khách sạn nhà hàng mọc lên như nấm sẵn sàng phục vụ bất cứ nhu cầu nào của khách phương xa.

Thế nhưng cũng vì thế mà Sa Pa đã mất dần đi những thi vị đặc trưng của nó. Chợ bê tông mọc lên, tiếng máy khâu may thổ cẩm lạch xạch xen lẫn tiếng Anh bồi chào mời khách Tây… Không còn những em gái Mông má rám đỏ vì rét, ngồi bán xôi ngũ sắc trên dốc Cầu Mây trơn trượt bùn nhão. Người ta hụt hẫng vì Sa Pa đã đánh rơi mất cái lãng đãng, mơ màng kiểu bản sắc văn hoá Tây Bắc đang dụi mắt ngái ngủ ngày nào.

Và bây giờ, câu chuyện tương tự đang xảy ra ở Hà Giang.

Tôi nhớ những năm trước, Hà Giang vẫn là cung đường quen thuộc chủ yếu của dân du lịch bụi, dân nhiếp ảnh, hội hoạ... Khách du lịch ít đi không phải vì nó không có gì hấp dẫn mà vì đường sá xa xôi, hiểm trở. Từ khi đường sá tốt lên, kinh tế phát triển, đặc biệt mạng xã hội được sử dụng phổ biến, du lịch Hà Giang cũng vì thế mà khởi sắc hơn. Điều này là tốt cho địa phương, và cho sự phát triển chung.

Nhưng vẫn còn Hà Giang ở một góc khuất khác. Mới có mấy năm, hãy xem người ta đang làm gì với mảnh đất vùng cao xinh đẹp và giàu bản sắc này?

Tháng trước, công trình tổ hợp nhà nghỉ, cà phê Panorama bị lên án vì nó – khối bê tông lẫn khung sắt xấu xí - như “nhát chém” vào đỉnh đèo Mã Pì Lèng của Hà Giang, một trong tứ đại đỉnh đèo nổi tiếng Việt Nam (cùng với đèo Pha Đin ở Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai và đèo Khau Phạ của Yên Bái).

Điều tra xác minh ra thì công trình Panorama thiếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dự án đầu tư chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Công trình chưa được cấp phép xây dựng.

Mới đây, lại thêm 2 công trình “khủng” dính sai phạm nữa bị phanh phui. Đó là khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú và thang máy ngắm cảnh, tham quan di tích Đồn Cao. Cả hai dự án đều ở huyện Đồng Văn.

Khu du lịch văn hóa tâm linh Lũng Cú do Tập đoàn Phúc Lộc đầu tư xây dựng từ năm 2016 (hiện đang gấp rút hoàn thiện) tại thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú với tổng diện tích quy hoạch hơn 56ha, tổng mức đầu tư khoảng 889 tỷ đồng, bao gồm các công trình tâm linh, khu nhà khách, khu dịch vụ.

Dự án này đã khiến người Hà Giang bức xúc vì phá núi làm ảnh hưởng đến cảnh quan, lấy đất canh tác của dân và đặc biệt là phải dịch chuyển mồ mả, điều với người dân tộc Mông là "chưa thấy bao giờ". Người dân cũng bất bình vì không có di tích tâm linh gì ở đó, không hiểu họ định làm công trình tâm linh gì (!)

Dự án thứ hai là công trình xây dựng nhà hàng khách sạn (trong đó có hạng mục thang máy cao 102m lên núi) ở khu di tích Đồn Cao (huyện Đồng Văn). Để xây dựng công trình này, vách núi đá vôi của Đồng Văn đã bị khoan đục làm mất đi vẻ đẹp vốn có của cảnh quan. Đứng từ lưng chừng núi nhìn xuống trung tâm thị trấn Đồng Văn sẽ thấy những căn nhà này chắn ngang tầm mắt, vô cùng lộn xộn, xấu xí.

Hiện các công trình nói trên đang bị đình chỉ và yêu cầu đình chỉ để xác minh, làm rõ. Trong đó, dự án thang máy tham quan, ngắm cảnh Đồn Cao và dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú được xác định là chưa tuân thủ các quy hoạch của Thủ tướng về Cao nguyên đá Đồng Văn và bị Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đề nghị phải xử lý nghiêm.

Chúng ta nói nhiều về phát triển du lịch phải đi đôi với gìn giữ, bảo tồn di sản, nhưng đâu đó ở nhiều địa phương, tình trạng xây dựng hạ tầng du lịch vẫn đang diễn ra ồ ạt, vi phạm quy hoạch, can thiệp thô bạo vào di sản văn hoá và gây hậu quả nặng nề cho môi trường.

Đành rằng không thể bắt Hà Giang cứ mãi kém phát triển để người dân thành thị đến tham quan, giải trí trên sự nghèo khổ của họ. Những đôi chân trần rớm máu trên đá tai mèo vì trỉa bắp, hái hoa tam giác mạch hay những bóng phụ nữ gùi hàng kiên cường như cây sa mộc trong thung – đẹp trong thi ca nhạc hoạ nhưng gợi nhiều trắc ẩn giữa đời thường.

Nhưng, đâu nhất thiết phải mang mọi thứ dịch vụ tốt nhất, tiện nghi nhất đến những nơi khách du lịch chưa hẳn đã cần, người dân bản địa thì phải đánh đổi sự bình yên còn di sản và môi trường thì bị bào mòn, xâm hại?

Tăng trưởng “nóng”, phát triển “nóng” chưa bao giờ là thuật ngữ mang ý nghĩa tích cực trong một nền kinh tế, huống hồ “nóng” ở nơi chưa kịp thích ứng như Hà Giang. Giống như hoa Tam giác mạch có thể khoe sắc ở trên những phiến đá tai mèo khô cằn lạnh lẽo nhất, nhưng đem về nơi ấm áp tiện nghi thì chúng chỉ có thể cố vươn lên một cách èo uột cho đẹp lòng người.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tôi cho con nghỉ học vì trường tổ chức Halloween

Thứ 5, 31/10/2019 | 10:51
Tết nhất đến nơi, nhà bao việc thì trường con theo học thông báo tổ chức lễ hội Halloween. Tôi chẳng ngần ngại xin phép cô cho con nghỉ học luôn.

Tranh cãi linh vật SEA Games 31 tại Việt Nam: Vì sao Trâu vàng thất sủng

Thứ 4, 30/10/2019 | 21:15
Mẫu vẽ 3 linh vật cho SEA Games 31 là “Nghê cười”, Sao la và Hổ đang bị chỉ trích dữ dội. Theo bạn con vật nào xứng đáng đại diện cho hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tại SEA Games 31?

Đánh chết kẻ trộm chó: Hành xử thế nào mới tử tế?

Thứ 4, 30/10/2019 | 11:57
Những kẻ trộm chó, họ cũng là con người. Vì mưu sinh mà phải làm công việc nhọc nhằn, tủi nhục và nguy hiểm cao như vậy. Mất đi một con chó, bạn có thể nuôi thêm con khác. Nhưng mạng người thì không...

Nguyên ĐBQH Bùi Thị An: Cần làm rõ xây cái gì và tâm linh như thế nào khi khu du lịch ở gần cột cờ Lũng Cú

Thứ 3, 29/10/2019 | 09:41
Nguyên ĐBQH Bùi Thị An đặt nhiều dấu hỏi về trách nhiệm của người phê duyệt để xây dựng khu du lịch tâm linh ngay sát cột cờ Lũng Cú (Hà Giang). Bởi, việc xẻ núi xây dựng một khu du lịch tâm linh là vấn đề rất lớn.

Cán bộ không có tài, ít nhất cần có liêm sỉ

Thứ 3, 29/10/2019 | 07:00
Nếu cán bộ công chức nào cũng cảm thấy "buồn và sốc" vì phát biểu của ĐBQH Dương Trung Quốc "người tài chỉ cần đánh máy giỏi để tránh ảnh hưởng đến thủ trưởng" thì đó là điều đáng mừng.

Bộ VH,TT&DL báo cáo Thủ tướng và đề nghị Hà Giang xử lý nghiêm sai phạm ở khu du lịch văn hóa tâm linh Lũng Cú

Thứ 7, 26/10/2019 | 11:02
Mới đây, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra toàn diện việc triển khai 2 Dự án gây xôn xao thời gian qua là khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú và Thang máy ở Đồng Văn.

Bán nước nhiễm dầu cho dân vì… trình độ có hạn (?!)

Thứ 6, 25/10/2019 | 07:30
Trong vụ việc nhóm đối tượng xả dầu thải ở Hòa Bình “đầu độc” nguồn nước, sau đó Công ty Nước sạch Sông Đà xử lý qua loa rồi cứ thế bán nước “sạch” nhiễm dầu cho dân, dư luận bức xúc hơn cả vì những phát ngôn loanh quanh, vô trách nhiệm đến mức hài hước của các bên liên quan.

Mất tiền tỷ vì chơi hụi: Sự ngây thơ của những “con gà” lắm tiền

Thứ 5, 24/10/2019 | 16:24
Mới đây, vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng rúng động cả một vùng quê ở tỉnh Thanh Hóa khiến hàng trăm hộ dân đứng trước nguy cơ mất hết tiền.

Cận cảnh Panorama trên đỉnh Mã Pì Lèng giữa lệnh đình chỉ hoạt động

Thứ 2, 21/10/2019 | 10:34
Tổ hợp nhà hàng Panorama trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang) dù đang trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động vì xây dựng trái phép nhưng vẫn tấp nập du khách đến tham quan, checkin.

Tồng ngồng vì Panorama Mã Pì Lèng

Thứ 6, 11/10/2019 | 07:15
Cả cộng đồng đang dậy sóng phản đối công trình Panorama Mã Pì Lèng (Hà Giang) vì vừa xấu xí vừa xây dựng trái phép thì hôm 8/10, Hiếu Orion – một hot Facebooker – cùng với 3 người bạn khác bỗng mặc trang phục kiểu “Đến Thượng đế cũng phải cười” rồi chạy xe máy lên Panorama để ủng hộ công trình này