3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Nguyễn Thị Minh Đức
Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
0
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương – mặc dù có thể sẽ đóng góp tới 2/3 mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay – đang bước vào một thời kỳ mà tình trạng bất ổn về an ninh, bất bình đẳng gia tăng và tình hình dân chủ suy giảm khiến nhiều mong muốn hoài bão khó thành hiện thực. 

Sự leo thang căng thẳng trên toàn cầu, sự xuất hiện của các công nghệ mới, sự gia tăng của tình trạng phân cực và những hiểm họa đối với sự sinh tồn liên quan đến biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân trong khu vực trong những thập kỷ qua.

Những nhận xét trên được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo mới nhất của mình.

Báo cáo Phát triển Con Người châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 công bố hôm 7/11 cho thấy một triển vọng tích cực về phát triển con người trong dài hạn, nhưng vẫn phải đối mặt với sự chênh lệch, thậm chí có thể bị gián đoạn trong công cuộc phát triển con người trong bối cảnh nhiều biến động, đòi hỏi những hướng đi mới. 

Với tựa đề “Xây dựng Tương lai của Chúng ta: Hướng đi mới cho Phát triển Con Người tại Châu Á-Thái Bình Dương”, báo cáo cảnh báo rằng khu vực này đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời.

Thứ nhất là các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người do tình trạng biến đổi khí hậu và các đại dịch trong tương lai. Thứ hai là những “cơn gió ngược” trong phát triển kinh tế xuất phát từ sự thay đổi của xu hướng toàn cầu hóa và tự động hóa. Và thứ ba là tốc độ cải cách chậm lại do việc thực hiện dân chủ suy yếu, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cùng với sự gia tăng của tình trạng phân cực.

Thế giới - 3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Nepal tiếp tục nằm trong số các quốc gia có trình độ phát triển con người thấp nhất ở Nam Á mặc dù quốc gia này đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, theo báo cáo mới nhất của UNDP công bố ngày 7/11/2023. Ảnh: Kathmandu Post

Nam Á là khu vực chứng kiến sự chênh lệch về thu nhập và tài sản đang ngày càng trầm trọng, với 10% số người giàu nhất chiếm hơn một nửa tổng thu nhập toàn khu vực. Hơn 185 triệu người vẫn tiếp tục sống trong cảnh nghèo cùng cực – chỉ kiếm được chưa đến 2,15 USD/ngày, và số người nghèo dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên sau những cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19.

“Báo cáo nhấn mạnh để vượt qua những thách thức hiện tại, chúng ta phải ưu tiên việc đầu tư vào phát triển con người. Nhưng tất nhiên, mỗi quốc gia sẽ định hình con đường riêng của mình để thực hiện điều đó”, bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng thư ký LHQ và Giám đốc UNDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết.

“Bằng cách thúc đẩy một chính sách đặt con người lên hàng đầu và các chiến lược tăng trưởng thông minh ưu tiên các tài sản tự nhiên, chúng ta có thể mở ra một tương lai không chỉ an toàn hơn, hòa bình hơn mà còn bền vững và thịnh vượng hơn cho hàng triệu người nữa”.

Để mang lại sự thay đổi trên, báo cáo của UNDP khuyến nghị 3 hướng đi mới trong phát triển con người: Đặt con người vào trọng tâm của sự phát triển; điều chỉnh lại các chiến lược tăng trưởng để tạo thêm việc làm và tôn trọng môi trường; và tập trung không ngừng vào cải cách chính trị và cách tiếp cận khoa học để biến ý tưởng thành hiện thực.

Báo cáo cũng đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về việc các quốc gia có thể tái cơ cấu các chiến lược phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng hiện tại và tình trạng suy giảm an sinh của con người. 

Trong bối cảnh điều kiện thị trường bên ngoài trở nên cạnh tranh hơn, việc tập trung một cách tuyệt đối vào nâng cao tính cạnh tranh và đa dạng hóa là điều cần thiết. Báo cáo nhấn mạnh các lĩnh vực mới về cơ hội kinh tế trong “nền kinh tế xanh” và công nghệ ít carbon, cũng như nguồn tài nguyên biển phong phú của khu vực có thể được tối ưu hóa và bảo tồn thông qua công nghệ và đầu tư mới trong khuôn khổ nền kinh tế xanh, điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS). 

Thế giới - 3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (Hình 2).

Một cậu bé người địa phương lội qua vùng ngập nước do thủy triều ở làng Serua, Fiji, tháng 7/2022. Nước biển dâng do biến đổi khí hậu có thể khiến các đảo quốc nhỏ hơn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương gần như bị nhấn chìm hoặc bị nhấn chìm hoàn toàn vào năm 2100. Ảnh: East Asia Forum

“Lời kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải mạnh mẽ chứ không thể yếu ớt, bởi tăng trưởng vẫn là yếu tố cần thiết cho sự phát triển con người”, ông Philip Schellekens, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại UNDP, người đồng thời là tác giả chính của báo cáo, cho biết.

“Đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng đối với tăng trưởng và tạo việc làm cũng như khả năng bị gián đoạn phát triển, đã đến lúc chúng ta cần phải hiệu chỉnh lại cả chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và chiến lược tăng trưởng hướng vào thị trường nội địa”, vị chuyên gia bổ sung.

Lực lượng lao động không chính thức lớn của khu vực – khoảng 1,3 tỷ người – đang bị bỏ lại phía sau, với nhiều người lao động gặp bế tắc khi phải làm các công việc có chất lượng thấp vì khu vực chính thức không cung cấp được cơ hội việc làm bền vững cho họ. Báo cáo cũng ghi nhận khu vực này đã chứng kiến sự suy giảm liên tục trong việc thực hiện các quyền dân chủ, điều này chưa từng xảy ra kể từ những năm 1970 khi đại dịch buộc các chính phủ thắt chặt, thậm chí hạn chế về quyền tự do dân sự. 

Để đưa ra một lộ trình mới, các chính phủ cần phải có sự chuẩn bị phù hợp cho tương lai để đối phó với những thách thức phía trước. Báo cáo phân tích để tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ cần ưu tiên tăng cường vai trò lãnh đạo và quản trị linh hoạt hơn và hiệu quả hơn.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.

Thế giới có 2 lựa chọn: Cải tổ Liên Hợp Quốc hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác

Thứ 2, 18/09/2023 | 18:54
Sự chia rẽ trong trật tự thế giới, không chỉ theo hướng Đông - Tây mà cả hướng Bắc - Nam, đã ngăn cản Liên Hợp Quốc hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài.

Hơn 30% dân số châu Á - Thái Bình Dương sắp đối mặt nguy cơ nghèo đói

Thứ 5, 24/08/2023 | 11:26
Đại dịch Covid-19 và lạm phát đã đẩy hàng chục triệu người dân châu Á – Thái Bình Dương vào cảnh nghèo cùng cực trong mấy năm vừa qua.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.