8 kiểu lừa đảo sau đợt nghỉ Tết nguyên đán, biết kẻo mất sạch tiền

8 kiểu lừa đảo sau đợt nghỉ Tết nguyên đán, biết kẻo mất sạch tiền

Chủ nhật, 25/02/2024 | 18:24
0
Sau nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình lừa đảo trực tuyến tiếp tục diễn biến phức tạp, do đó người dân cần cảnh giác để tránh bị “sập bẫy” của các đối tượng lừa đảo.

Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã điểm ra những hình thức lừa đảo trực tuyến nổi bật để người dân biết, đồng thời đưa ra cảnh báo và các biện pháp nhận diện, phòng tránh những hình thức lừa đảo này, nhằm bảo vệ người dân khỏi những rủi ro không đáng có trên không gian mạng.

Quảng cáo lừa đảo xây nhà trên mạng xã hội

Đối tượng Đ.V.C (Hà Nam) vừa bị bắt giữ vì hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thông qua hình thức quảng cáo lừa đảo xây nhà trên mạng xã hội.

Sử dụng các trang mạng xã hội Facebook có tài khoản "Nhà gỗ Bảo Lâm" và "Nét đẹp Cổ truyền", đối tượng liên tục chạy quảng cáo giới thiệu khả năng thi công, xây dựng nhà gỗ. Khi có khách hàng liên hệ, đối tượng yêu cầu họ chuyển tiền đặt cọc và sau đó hủy kết bạn, chặn liên lạc để chiếm đoạt tài sản.

Bằng thủ đoạn này, từ năm 2023 đến đầu năm nay, đối tượng Đ.V.C đã lừa chiếm đoạt lên tới 2,5 tỷ đồng.

Để phòng tránh hình thức lừa đảo nêu trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội. Người dân cần tìm hiểu, kiểm tra và xác minh kỹ thông tin của người cung cấp, chất lượng sản phẩm trước khi giao dịch qua mạng xã hội hay bất kỳ trang web nào. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định.

Lừa đảo khi mua vé xem phim

Mới đây, Trung tâm Chiếu phim quốc gia ghi nhận có tình trạng khán giả bị lừa khi mua lại vé phim "Đào, Phở và Piano" tại các hội, nhóm trên mạng xã hội.

Cụ thể, nhiều người dùng vì không thể mua vé tại quầy cũng như trên trang web chính thống, đã nhẹ dạ cả tin mua lại của những đối tượng “giao bán lại vé” để rồi bị chiếm đoạt tài sản.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo khán giả không mua vé xem phim do người khác bán lại trên Internet để tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo. Người dân nên lựa chọn những địa chỉ, website uy tín và được xác minh rõ ràng; hoặc giao dịch trực tiếp để tránh tình trạng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sử dụng AI giả mạo hình ảnh và giọng nói

Gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo tài chính sử dụng Deepfake và có sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI). 

Theo các chuyên gia của Bkav, trong các trường hợp đối tượng xấu đã kiểm soát được tài khoản Facebook của bạn nhưng không lập tức chiếm đoạt hoàn toàn mà âm thầm theo dõi, chờ cơ hội giả làm nạn nhân để hỏi vay tiền bạn bè, người thân của họ.

Các đối tượng sử dụng AI để tạo sẵn một đoạn video giả mạo gương mặt và giọng nói của chủ tài khoản Facebook (Deepfake). Khi được yêu cầu gọi điện video call để chứng thực, đối tượng đồng ý nhận cuộc gọi nhưng sau đó nhanh chóng ngắt kết nối để tránh bị phát hiện.

Lợi dụng mê tín dị đoan để lừa đảo

Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok hay các website, hàng loạt các cá nhân giả mạo sư thầy, thầy bói,... xuất hiện tạo một "thị trường tâm linh" phủ đầy trên không gian mạng. Mỗi hội nhóm có thể lên tới hàng trăm nghìn thành viên tham gia.

Mê tín dị đoan là khái niệm chỉ việc đặt niềm tin vào những điều mơ hồ, không phù hợp với lẽ tự nhiên, không có cơ sở khoa học, như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, thỉnh bùa cầu may…

Khi nhiều người dân tin tưởng một cách mù quáng vào vận may rủi, tạo ra nhiều cơ hội cho những đối tượng lợi dụng hình thức tâm linh online trục lợi, lừa đảo, khiến giá trị của tâm linh cũng bị biến tướng theo.

Lừa đảo cộng tác viên online

Thời gian gần đây, nhiều người dân bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với hình thức lừa đảo tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử.

Theo Cục An toàn thông tin, khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

Người dân không cung cấp thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, mã OTP, số thẻ ngân hàng,... cho bất kỳ ai hoặc trên bất kỳ trang web lạ nào. Khi phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm.

Giả danh công an, quân nhân, kiểm sát viên gọi điện lừa đảo

Lực lượng công an mới đây đã phát hiện, bắt giữ 32 nghi can thuộc đường dây giả danh công an, kiểm sát viên gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng của nhiều nạn nhân.

Trong khi đó, Cục Chính trị Quân khu 7, tính từ tháng 7/2023 đến nay, trên địa bàn đã phát hiện 75 vụ việc mạo danh, giả danh cán bộ, nhân viên quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên thực tế, các cơ quan, đơn vị không làm việc qua điện thoại, vì vậy người dân cần bình tĩnh, cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu, đồng thời cần kịp thời thông báo với cơ quan chức năng để có hướng giải quyết.

Để phòng tránh "sập bẫy" lừa đảo, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân đề cao cảnh giác trước tất cả các cuộc gọi lạ có dấu hiệu đáng ngờ; không làm theo yêu cầu và hướng dẫn của đối tượng; đặc biệt là không cung cấp thông tin cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng...

Lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng xã hội

Thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng những mô hình kinh doanh trực tuyến qua ứng dụng hay website, quảng cáo lãi suất cao, an toàn và linh hoạt để thu hút nạn nhân.

Ban đầu, đối tượng tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, đầu tư số tiền nhỏ, người đầu tư dễ dàng rút về số tiền thưởng. Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu người chơi muốn rút tiền thì phải đóng các khoản tiền để xác minh. Với tâm lý muốn lấy lại số tiền đã đóng, nhiều bị hại đã chuyển cho đối tượng hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng.

Để phòng việc tái diễn tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia đầu tư vào các trang web, ứng dụng không rõ ràng, không được cấp phép bởi Nhà nước Việt Nam.

Người dân cần cảnh giác với các lời mời chào đầu tư có lãi suất cao bất thường; tìm hiểu kỹ về phía chủ quản, công ty quản trị trước khi đầu tư. Đồng thời, tự trang bị kiến thức về tài chính, đầu tư để không bị dẫn dụ bởi các lời hứa hẹn không thực tế.

Lừa đảo chiếm đoạt trùng tên tài khoản ngân hàng

Không ít người dùng đã bị lừa đến hàng trăm triệu đồng chỉ vì nhìn thấy tên tài khoản ngân hàng nhận trùng với tên người quen của mình.

Đời sống - 8 kiểu lừa đảo sau đợt nghỉ Tết nguyên đán, biết kẻo mất sạch tiền

 Ảnh minh họa: VGP/TH

Cách thức lừa đảo của đối tượng được tiến hành ngược lại với suy đoán của nhiều người bị hại. Đầu tiên, đối tượng sẽ tìm cách sở hữu các tài khoản ngân hàng với người đứng tên bất kỳ thông qua đi thuê lại các tài khoản ngân hàng của sinh viên hoặc của người ở quê. Hoặc, đối tượng sử dụng căn cước công dân của người khác để đăng ký mở tài khoản ngân hàng online từ xa. Nguồn căn cước công dân có thể thu thập từ giấy tờ bị mất, đánh cắp hoặc mua bán thông tin cá nhân trên mạng.

Tiếp đó, đối tượng sẽ đi tìm người có tên trùng với tài khoản trên mạng xã hội, thực hiện hành vi hack thẳng tài khoản Facebook, gửi link vào tin nhắn để cài cắm mã độc, gửi email chứa link dẫn đến web cướp tài khoản… Khi nạn nhân sập bẫy, đối tượng sẽ nhanh chóng cướp tài khoản Facebook và nhắn tin mượn tiền hoặc tung tiếp các đường dẫn dụ dỗ thêm các nạn nhân khác bằng Facebook của người bị hại.

Với hình thức lừa đảo này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên cẩn trọng trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào thông qua mạng xã hội. Người dùng nên thực hiện xác minh danh tính chính xác của đối tượng trước khi thực hiện giao dịch…

Minh Hoa (t/h theo Lao Động, BĐT Chính phủ)

Các tình huống lừa đảo trực tuyến người lớn tuổi thường "sập bẫy"

Thứ 5, 08/02/2024 | 22:05
Theo thống kê Cục An toàn thông tin, xu hướng lừa đảo trực tuyến hướng vào nhóm đối tượng người cao tuổi vẫn tiếp tục tăng.

Các đường dây lừa đảo trực tuyến thu hàng tỉ USD gây nhức nhối ở Campuchia

Thứ 5, 25/08/2022 | 09:55
Trên khắp Campuchia, các đường dây lừa đảo trực tuyến xuất hiện ở casino, khách sạn, resort... với đặc điểm nhận biết là các tòa nhà có các thanh chắn trên cửa sổ, ban công và hàng rào thép gai kiên cố xung quanh.

Thủ đoạn của nhóm lừa đảo đầu tư trực tuyến, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Thứ 6, 08/07/2022 | 14:16
Bằng hình thức lập ra hàng nghìn tài khoản Telegram để kêu gọi đầu tư trực tuyến, nhóm Đạt đã chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Trong đó, có người phụ nữ ở Vũng Tàu.

Truy bắt nhanh đối tượng lừa đảo lấy tiền đánh bạc trực tuyến

Thứ 2, 13/06/2022 | 07:00
Do không có tiền để đánh bạc trực tuyến nên Bùi Văn Vũ Linh nảy sinh ý định đi lừa đảo để có tiền thỏa nhu cầu.
Cùng chuyên mục

Anh nông dân "trúng lớn" tiền tỷ nhờ trồng cây theo kiểu "ăn kham khổ"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:30
Một mình chọn trồng cây theo cách "ăn kham khổ", anh Bùi Văn Đông ở Kon Tum nhẹ nhàng mang về nguồn thu nhập cho gia đình lên tới hàng tỷ đồng.

Bình Phước: Hơn 1,5 tỷ đồng cho hoạt động tháng công nhân năm 2024

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:00
Bình Phước đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi – Lao động sáng tạo”, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần cho người lao động.

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:00
Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu chính thức mở cửa phục vụ du khách.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm
     
Nổi bật trong ngày

Loại đặc sản dân thành phố thích mê, cứ thuyền về là tranh nhau mua

Thứ 7, 27/04/2024 | 19:30
Đây là một món đặc sản của Nghệ An. Khi mới bắt lên bờ, loài hải sản này còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh.

Anh nông dân "trúng lớn" tiền tỷ nhờ trồng cây theo kiểu "ăn kham khổ"

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:30
Một mình chọn trồng cây theo cách "ăn kham khổ", anh Bùi Văn Đông ở Kon Tum nhẹ nhàng mang về nguồn thu nhập cho gia đình lên tới hàng tỷ đồng.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.