Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, ở quê rẻ bèo lại được ví là "thuốc bổ máu" ít người biết

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, ở quê rẻ bèo lại được ví là "thuốc bổ máu" ít người biết

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 27/05/2024 15:30

Từ xa xưa, cải cúc được coi là "rau hoàng đế", là dược liệu tự nhiên, giàu dinh dưỡng. Trong 20 axit amin cần thiết cho cơ thể con người, cải cúc chứa 8 loại.

Công dụng tuyệt vời của rau cải cúc

Cải cúc được trồng ở khắp nơi chủ yếu để lấy rau ăn. Một số ít dùng làm thuốc. Khi dùng làm thuốc thì dùng tươi hay phơi khô trong mát. Cải cúc còn gọi là rau cúc, cúc tần ô, đồng hao… Tên khoa học Chrysanthemum coronarium L. thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Đây là loại rau phổ biến ở nước ta, giá rẻ bèo nhưng lại giàu dinh dưỡng. Đặc biệt trong cải cúc cho tinh dầu mùi thơm đặc biệt. Ngoài ra còn có 5,57% hydrat carbon, 1,85% protein, 0,43% chất béo, nhiều vitamin B, một lượng trung bình vitamin C và ít vitamin A.

Thông thường loại rau này được các bà nội trợ ưa thích vì vị non mềm, dễ chế biến. Tuy nhiên, loại rau này lại có mùi hắc không phải ai cũng thích.

Loại rau này chứa vitamin, các loại axit amin, chất xơ, cà rốt và các chất dinh dưỡng khác. Ăn nhiều cải cúc vào mùa thu có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt và khô phổi, loại bỏ nhiệt bên trong và tăng cường sức khỏe của lá lách.

Cải cúc có tác dụng rất tốt đối với những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng vì loại rau này rất giàu vitamin, carotenoid và các axit amin. Ăn cải cúc hàng ngày có tác dụng ổn định cảm xúc và ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Ngoài ra, rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, từ đó thúc đẩy sự thèm ăn và cải thiện cảm giác thèm ăn nhanh chóng.

Đời sống - Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, ở quê rẻ bèo lại được ví là 'thuốc bổ máu' ít người biết

Rau cải cúc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Một số bài thuốc dân gian từ rau cải cúc

- Trị ho: Nên chuẩn bị 100 - 150g rau cải cúc rửa sạch, phổi lợn 200g thái miếng vừa ăn, dùng nấu canh ăn hàng ngày. Ăn cả cái lẫn nước và duy trì ăn trong 3 - 4 ngày là đủ 1 liệu trình.

- Những người mới ốm dậy, ăn uống không tiêu: Rau cải cúc 500g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 3 lát. Thịt rửa sạch, thái vừa ăn, rau rửa sạch thái nhỏ, nấu cùng thịt lợn, nêm nếm gia vị vừa ăn, gần chín cho thêm chút gừng đập dập. Ăn khi còn nóng.

- Trị tiêu chảy: Nguyên liệu cần có 200g rau cải cúc tươi nấu canh ăn hàng ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày có tác dụng làm ấm tỳ vị. Rất hiệu quả trong điều trị đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy liên tục.

- Trị hoa mắt: Bạn cần chuẩn bị cá diếc 0,5 kg rửa sạch, đánh vảy, bóp rượu cho đỡ tanh sau đó rán vàng. Thêm gừng, nước nấu nhỏ lửa cho chín rồi cho 200g cải cúc tươi rửa sạch vào nấu đến khi sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Thực hiện liệu trình này trong 10 ngày liên tiếp, theo Dân Việt.

- Hạ huyết áp: Có thể bạn chưa biết các acid amin và tinh dầu của cây cải cúc có tác dụng hạ huyết áp. Ngoài việc nấu canh hay trộn gỏi rau cải cúc, bạn có thể ép cải cúc lấy nước cốt, mỗi ngày uống 50 ml, chia làm 2 lần sáng chiều.

- Trị đau đầu kinh niên: Để trị đau đầu kinh nên bạn nên lấy cả cây cải cúc từ thân, hoa cho đến rễ, lá đem nấu chín. Mỗi ngày uống chừng 30g nước đã nấu này. Kết hợp với việc dùng lá cải cúc khô hơ nóng trên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ hay bất cứ khi nào bạn thấy nhức đầu.

- Giải cảm hiệu quả: Dùng 150g cải cúc tươi, rửa sạch để ráo nước, sau đó cho vào tô lớn đổ trực tiếp cháo đang sôi lên trên để 5 - 10 phút cho rau tái và đỡ nóng rồi trộn đều lên và thưởng thức, ngày ăn 2 -3 lần.

Đời sống - Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, ở quê rẻ bèo lại được ví là 'thuốc bổ máu' ít người biết (Hình 2).

Những lưu ý khi ăn rau cải cúc tốt cho sức khỏe

Theo VTC News lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ, dù cải cúc có nhiều tác dụng nhưng khi chế biến và sử dụng cũng cần lưu ý. Người bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên ăn loại rau này do cải cúc có tính mát, chứa nhiều nước có thể khiến tình trạng nặng thêm.

- Người bị huyết áp thấp không nên dùng cải cúc: Rau có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao, vì thế những người bị huyết áp thấp không nên dùng cải cúc, ăn vào có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.

- Tránh vò nát rau: Trước khi chế biến, nên rửa sạch nhưng tránh vò nát cải cúc, có thể khiến lượng vitamin hòa tan trong nước.

- Không nên ăn quá nhiều rau cải cúc: Mặc dù loại rau này tốt cho sức khỏe tuy nhiên, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều rau cải cúc, chỉ nên ăn khoảng 100 -150g mỗi lần và không quá 3 - 4 lần/tuần. Bởi dù bất kể thực phẩm nào, nếu lạm dụng quá mức cũng gây hại cho sức khỏe.

Gợi ý món ngon cải cúc xào tép khô

Đời sống - Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, ở quê rẻ bèo lại được ví là 'thuốc bổ máu' ít người biết (Hình 3).

Rau cải cúc chế biến được nhiều món ngon.

Nguyên liệu: Nửa cân cải cúc, 1 nắm tép khô, đường, dầu hào, bột nêm, ớt cay, tỏi.

Cách làm:

- Đầu tiên loại bỏ những lá cải cúc hỏng, sau đó nhặt bỏ phần gốc già. Rửa sạch.

- Đổ nước lạnh vào nồi, cho thêm vài giọt dầu rồi đun lửa lớn cho đến khi nước sôi thì cho cải cúc vào chần nhanh trong 10 giây.

Nhớ chỉ chần nhanh để đảm bảo cải cúc không bị chín nhũn. Việc cho thêm vài giọt dầu ăn vào nước chần để rau giữ được màu xanh và khóa ẩm.

- Đổ nửa thìa dầu ăn vào nồi, cho tỏi và ớt cắt nhỏ vào xào cho đến khi bốc mùi thơm, cho tép khô vào xào một lúc rồi cho 1 chút đường, 1 thìa dầu hào, 1 thìa bột nêm vào theo khẩu vị của bản thân, xào cho đến khi tôm khô chuyển màu.

- Cho cải cúc đã chần vào nồi, nhớ xào trên lửa lớn, không đảo rau tránh rau bị nát, cho 1 chút nước dọc theo mép nồi để nước từ từ nóng dần, rồi đun trên lửa lớn 3 phút.

- Sau 3 phút lật rau cải cúc và tiếp tục đun cho đến khi rau chín tới và nước súp ngấm đều vào rau.

Tắt bếp và đổ rau ra đĩa thưởng thức.

Hương vị của món ăn thanh mát, giòn ngọt, mềm ngon, rau xanh ngọc không ngả vàng, ít dầu lại tốt cho sức khỏe.

Món cải cúc xào tôm khô đơn giản mà ngon miệng đã sẵn sàng. Hương vị của món ăn thanh mát, giòn ngọt, mềm ngon, rau xanh ngọc không ngả vàng, ít dầu lại tốt cho sức khỏe.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.