Điều khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khó chịu

Điều khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khó chịu

Thứ 7, 02/03/2024 | 17:37
0
Số liệu củng cố quan điểm của các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) rằng còn quá sớm để bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tại khu vực đồng Euro (Eurozone) giảm ít hơn dự kiến trong tháng 2, làm tăng khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ đợi đến mùa hè trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Eurozone vừa tránh được suy thoái vào cuối năm ngoái, nhưng các quý liên tiếp có mức tăng trưởng thấp hoặc không tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng chi phí đi vay cao sẽ cản trở bất kỳ sự phục hồi non nớt nào của khu vực gồm 20 nền kinh tế sử dụng đồng Euro.

Lạm phát dai dẳng

Dữ liệu sơ bộ do Eurostat công bố hôm 1/3 cho thấy lạm phát ở Eurozone đã giảm xuống 2,6% trong tháng 2, từ mức 2,8% trong tháng 1. Trước đó, các nhà phân tích đã dự đoán nó sẽ giảm xuống 2,5%.

Bức tranh cơ bản cũng cho thấy áp lực giá vẫn còn dai dẳng, bất chấp những dấu hiệu về sự cải thiện. Lạm phát lõi – loại trừ các yếu tố dễ biến động hơn như thực phẩm, rượu, thuốc lá và năng lượng – đã giảm xuống 3,1% từ mức 3,3% trong tháng 1. Con số này cũng cao hơn mức dự báo đồng thuận là 2,9%.

Cơ quan thống kê của EU cho biết thực phẩm, rượu và thuốc lá có tỉ lệ lạm phát cao nhất trong tháng 2, ở mức 4%. Giá năng lượng, vốn đã tăng vọt vào năm ngoái khi xung đột Nga-Ukraine tiếp diễn, vẫn tiếp tục giảm với tỉ lệ giảm phát từ -6,1% xuống -3,7%.

“Đây chủ yếu vẫn là câu chuyện về giá năng lượng”, ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ING của Hà Lan, cho biết, đề cập đến sự sụt giảm giá so với năm ngoái. “Những gì chúng ta đang thấy về lạm phát hàng năm là giá dầu, khí đốt và điện giảm”.

Thế giới - Điều khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khó chịu

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục chậm lại do giá năng lượng đã giảm rất nhiều so với mức vào năm 2022. Ảnh: PBS News

Các nhà đầu tư đang săn lùng manh mối về thời điểm ECB sẽ bắt đầu giảm lãi suất. Tuy nhiên, số liệu sẽ củng cố quan điểm của các quan chức ECB rằng còn quá sớm để bắt đầu thảo luận về vấn đề này.

Nhiều quan chức ECB vẫn nhấn mạnh rằng họ cần kết thúc các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa xuân trước khi có được bức tranh rõ ràng hơn về áp lực lạm phát trong khối. Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Áo Robert Holzmann nói với Politico EU trong tuần này rằng sẽ không có cuộc thảo luận nào về hạ lãi suất trước tháng 6.

Tăng trưởng giá dịch vụ, nơi áp lực tiền lương dễ dàng được nhận thấy, giảm nhẹ xuống còn 3,9%, chứng thực dữ liệu trước đó từ một số quốc gia thành viên lớn nhất trong khu vực.

“Giá dịch vụ đứng im không thay đổi, hiện chịu trách nhiệm cho một nửa lạm phát toàn phần, điều này sẽ khiến ECB khó chịu”, ông Pepijn Bergsen, nhà phân tích chính sách vĩ mô EU tại Medley Advisors, cho biết trên X/Twitter.

Chi phí đi vay đắt đỏ

Lạm phát toàn phần dự kiến sẽ dai dẳng trong suốt năm 2024. Các cuộc đàm phán về lương và tác động của chúng lên giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, khi người lao động đang tìm cách phục hồi sức mua đã mất sau 2 năm mà tiền lương không theo kịp giá cả.

Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu châu Âu đã nhấn mạnh vào sự phát triển của tiền lương, hy vọng mức tăng lương sẽ ở mức vừa phải và có bằng chứng cho thấy các công ty đang gánh chịu chi phí lao động cao hơn trong biên lợi nhuận của họ, thay vì chuyển chúng sang người tiêu dùng.

ECB dự kiến lạm phát sẽ dao động quanh mức 2,7% vào năm 2024 và chỉ trở về mức mục tiêu trong nửa cuối năm 2025. Tuy nhiên, họ cho biết có khả năng sẽ điều chỉnh lại những dự báo này tại cuộc họp chính sách vào tuần tới. Ngoài ra, các nhà kinh tế cấp cao của ECB đã xuất bản một bài nghiên cứu vào đầu tuần này cho thấy rằng họ có thể đạt được mục tiêu sớm nhất là vào giữa năm nay.

Thế giới - Điều khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khó chịu (Hình 2).

Khách mua sắm tại cửa hàng bánh kẹo Sicilia Mazzone ở Catania, Italy, ngày 2/2/2024. Lạm phát ở Italy đã giảm xuống dưới 1% trong tháng 2/2024. Ảnh: Getty Images

Dữ liệu việc làm của khu vực đồng Euro được công bố đồng thời cho thấy thị trường lao động vẫn khá lành mạnh. Tỉ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa đã giảm trở lại mức thấp kỷ lục 6,4% trong tháng 1, từ mức 6,5% trong tháng 12 năm ngoái và 6,6% cùng kỳ năm trước.

Trong khi thị trường việc làm cho thấy khả năng phục hồi khi chi phí đi vay tăng nhanh kỷ lục, nền kinh tế vẫn trì trệ kể từ khi ECB bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 7/2022.

Eurozone vừa tránh được suy thoái vào cuối năm ngoái, nhưng các quý liên tiếp có mức tăng trưởng thấp hoặc không tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng chi phí đi vay đắt đỏ sẽ cản trở bất kỳ sự phục hồi non nớt nào.

Dữ liệu khảo sát từ S&P Global hôm 1/3 cho thấy lĩnh vực sản xuất của Eurozone vẫn đang suy giảm trong tháng 2, mặc dù chỉ số toàn phần cho thấy lĩnh vực này đã chạm đáy vào cuối năm ngoái.

Minh Đức (Theo Politico EU, CNBC)

[E] Sau khi trả giá đắt, kinh tế châu Âu có thể “lạc quan vừa phải”

Thứ 6, 09/02/2024 | 07:00
Người dân châu Âu vừa trải qua một năm “đắt đỏ”, với việc giá của những mặt hàng thực phẩm quen thuộc nhất như chuối, nấm hay cà chua đều ít nhiều tăng 30%.

"Liều thuốc” chữa bệnh trì trệ cho nền kinh tế lớn thứ 3 Eurozone

Thứ 3, 23/01/2024 | 14:06
Tăng trưởng GDP của Italy sẽ giảm tốc hơn nữa vào năm 2024. Để vượt qua các thách thức và tránh rơi vào tình trạng trì trệ, quốc gia Nam Âu còn nhiều việc phải làm.

Nền kinh tế đầu tàu châu Âu chìm sâu hơn vào suy thoái

Thứ 5, 12/10/2023 | 14:16
Những khó khăn hiện tại của Đức là do hậu quả của cuộc khủng hoảng giá năng lượng, chi phí vay tăng cao và sự suy thoái ở các đối tác thương mại quan trọng.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.