Lạ lùng bỏ“đầu cơ nghiệp” phó mặc cho núi rừng

Lạ lùng bỏ“đầu cơ nghiệp” phó mặc cho núi rừng

Ngô Thị Huyền
Thứ 7, 02/09/2023 | 16:00
0
Sau vụ mùa tháng Mười hàng năm, người dân lại “gửi” trâu , bò vào rừng. Trong khoảng thời gian này, đàn trâu bò sẽ lang thang qua các dãy núi sâu, sống đời hoang dã.

“Gửi” trâu, bò lên rừng

Tục “gửi” trâu, bò lên dãy Hoành Sơn của người dân ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp, Quảng Châu, Quảng Đông, thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, không biết có từ bao giờ. Nhưng theo người dân ở đây cho biết, hàng năm, cứ bắt đầu vào cuối tháng Ba âm lịch - khi vụ mùa tạm thời kết thúc, đến tháng Tám thì đàn trâu mới rời rừng già về với chủ để cày cấy. Sau vụ mùa tháng Mười, người dân lại “gửi” trâu vào rừng. Trong suốt khoảng thời gian này, đàn trâu sẽ lang thang qua các dãy núi sâu, sống đời hoang dã đúng nghĩa.

Tò mò về lí do người dân gửi “đầu cơ nghiệp”, phó thác cho núi rừng, thì ông Chu Đức Thanh, 55 tuổi, trú xã Quảng Kim, giải thích: “Đó là tập quán lâu đời, hơn nữa trong rừng có nhiều cỏ tranh. Trong khi đó, mùa hè đồng khô, cỏ chết nên nguồn thức ăn hạn hẹp, phải "gửi" trâu, bò vào rừng đỡ tốn công chăm sóc. Khi đến mùa vụ, mùa rét lại tìm về chăm bẵm”.

Dân sinh - Lạ lùng bỏ“đầu cơ nghiệp” phó mặc cho núi rừng

Người dân dắt đàn trâu, bò “gửi” lên dãy núi Hoành Sơn.

Buổi chiều oi ả của ngày hè nóng bức sau mùa gặt,trên các ngả đường quê ở xã Quảng Kim đã thấy hàng chục người dân mang trên mình đủ thứ đồ dùng, dẫn đàn gia súc men theo các con đường quê tiến vào dãy Hoành Sơn để "gửi" nhờ trông hộ. Cách làm này của người dân như cá cược với trời, do đàn trâu, bò được "gửi" tháng này qua tháng khác trong rừng sâu ngút ngàn.

Ông Chu Đức Thanh có đàn bò 5 con, chia thành một tốp nhỏ trong số những đàn gia súc được dẫn vào rừng. Là người có kinh nghiệm nhưng cũng phải rất khó khăn ông Thanh mới “điều khiển” được đàn bò của mình đi đúng hướng. Đôi chân thoăn thoắt, thi thoảng, miệng ông Thanh lại hô to: "ùi ùi" (nghĩa là đi), "hò hò" (nghĩa là dừng lại). Những câu này là khẩu lệnh mà bà con nơi đây vẫn dùng để chỉnh đường đi, nước bước của đàn gia súc nhà mình.

Vượt chừng hơn 5km đường rừng đến chân đèo Ngang (ranh giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) của dãy Hoành Sơn, ông Thanh cho đàn bò dừng lại uống nước. "Trâu, bò thả trên rừng này như kiểu cá cược vậy. Có nhiều trường hợp đàn gia súc vừa mới lên đến rừng 2 tháng thì chết cả đàn. Chúng chết vì rét, bệnh tật... Cũng có những đàn sinh ra đã ở rừng, quen với khí hậu trên này nên béo tròn quanh năm", ông Thanh nói.

Đoàn người phải cuốc bộ hơn 7km đường rừng mới đến địa điểm mà họ chọn làm nơi gửi "cả cơ nghiệp". Đó là một vùng núi mênh mông, dường như lâu lắm không có dấu chân người lui tới. Thi thoảng nghe tiếng động loạt xoạt. Đấy là khi những con trâu, bò luồn rừng đi tìm nguồn thức ăn, nước uống.

Dân sinh - Lạ lùng bỏ“đầu cơ nghiệp” phó mặc cho núi rừng (Hình 2).

Sau vụ mùa tháng Mười, người dân lại “gửi” trâu vào rừng.

Cách đó chừng 2km đường núi, men theo con đường lởm chởm đá tai mèo, sẽ đến đỉnh Hoành Sơn. Đứng trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra các triền núi đầy cỏ tranh xung quanh, thấy trâu, bò chắc phải cả trăm con của người dân từ các xã “gửi” lên đây. Thi thoảng 1-2 tháng, người dân lại lên rừng thăm dò để nắm bắt tình hình của chúng. Việc "gửi" đàn gia súc của người dân thoáng nghe có phần đơn giản, bởi nó giúp bà con nông dân bớt vất vả vì phải bỏ công chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhưng vì phương pháp chăn thả tự nhiên này đã khiến đàn gia súc bị "rừng hóa" và trải qua vô số biến cố may rủi và "đầu cơ nghiệp" có thể không quay về được với chủ nữa.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Đến tận bây giờ, ông Từ Văn Nghị, 48 tuổi, trú xã Quảng Kim, vẫn không thể quên được câu chuyện “buồn” năm nào. Theo ông Nghị, cách đây khoảng 5 năm, trong một đợt dịch bệnh, trâu, bò thả trên rừng nối nhau chết từng đàn. Khi bà con lên rừng tìm, ai cũng ngồi sụp xuống đất khóc ròng vì trâu, bò chết hàng loạt. Nhìn xác trâu, bò chết, lòng quặn thắt. Nhiều người vì thế lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn.“Đàn trâu nhà tôi có 7 con, cũng bằng phương pháp "gửi" cho rừng mà chết dần, nay chỉ còn 3 con.Năm đó, tui phải đi gánh thịt trâu, bò thường xuyên. Cứ sáng ra là có người đến kêu nhìn thấy trâu chết. Có nhiều đàn chết đến 3 năm sau mới tìm thấy, chỉ còn lại từng đống xương”, ông Nghị nhớ lại.

Thực tế, việc "gửi" trâu, bò vào rừng cũng có nhiều chuyện đau lòng. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Thanh giải thích lí do bằng chất giọng trầm buồn: “Có khi trâu, bò được đưa vào rừng, bản tính hoang dã của chúng sẽ được đánh thức, nên nhiều khi chúng trở thành mối hiểm họa cho chính người chủ. Có người sau mấy tháng đi tìm lại đàn trâu, đã bị chúng lao vào húc bị thương, nhiều người thấy trâu của mình mà phải bỏ chạy thục mạng. Thậm chí, có người phải bỏ mạng giữa rừng vì bị trâu húc”.

Dân sinh - Lạ lùng bỏ“đầu cơ nghiệp” phó mặc cho núi rừng (Hình 3).

Trâu, bò thả lâu trong rừng, dần trở lại với tập tính hoang dã nên phải nhờ đến thợ bẫy.

Ông Thanh kể, lo đàn trâu, bò bị rừng hóa là một chuyện; còn lo nữa là nhiều kẻ xấu đã lợi dụng việc này để vào bẫy, bắt trâu giết thịt. Ngày trước, chuyện mất trâu, bò xảy ra như "cơm bữa", nay mọi người thường xuyên vào rừng trông nom hơn nên việc mất trộm đã ít xảy ra.Nhưng ngoài rủi ro thì cũng có cái may, vì sau khi "gửi" trâu, bò cho núi rừng vài tháng, khi lùa về lại thấy có thêm vài con nghé. Có gia đình nhờ vậy mà dần dần xây được nhà, sắm xe máy.

Có một điều đặc biệt, dù không hề làm dấu nhưng những người chủ nơi đây không bao giờ nhận nhầm trâu, bò của nhau, giữa hàng trăm con hao hao gặm cỏ giữa núi rừng. Từ xa, họ đã chỉ ra đàn trâu, bò của mình, rất chính xác. Một câu chuyện dở khóc dở cười nữa đó là, những đàn trâu, bò sống lâu năm trên rừng, dần sinh đàn đẻ lứa. Không ít người chủ dù biết đó là trâu, bò nhà mình nhưng không làm cách nào để lùa chúng trở về lại nhà, phải thuê thợ bẫy.Thợ bẫy lấy tiền công mỗi con trâu có khi lên tới 1 triệu đồng.

Anh Phan Văn Bình, ngụ xã Quảng Hợp, kể do chăn thả ở rừng cả năm trời nên anh bất lực trước 4 con bò của nhà mình đã bị "rừng hóa". Dù đã thử qua nhiều cách nhưng không tài nào bắt về được, đành phải thuê thợ bẫy. Khi bẫy được thì chúng đều bị thương nặng, buộc phải gọi họ hàng, người quen lên rừng sâu để thịt bò, mang về bán.

Ông Đàm Văn Đô, 63 tuổi, trú xã Quảng Châu, có 10 năm kinh nghiệm trong nghề bẫy trâu, bò. Theo ông Đô, hiện trên vùng rừng này còn khoảng trên 100 con trâu, bò thuộc dạng "rừng hóa". Những con này sống lâu năm trên rừng nên cứ thấy người là lao như tên lửa, không kể bụi rậm, nên rất khó để đưa chúng về được. Nghề bẫy trâu, bò thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng những người thợ săn nói nếu không nhanh trí, quyết liệt và gan lì thì sẽ dễ bị trâu húc hoặc giẫm lên chân, rất nguy hiểm.

Ông Đàm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND xã Quảng Châu, cho hay, những năm gần đây, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con làm chuồng trại chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ để phát triển đàn trâu, bò một cách bền vững. Bởi trâu, bò được thả rông trong rừng đa số là loại chất lượng thấp và giá trị không cao, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Cùng với đó, việc chăn thả hoang dã có lúc gây nguy hiểm cho chính người chủ.

Chiến công thầm lặng và hành trình truy vết tội phạm “phi truyền thống"

Thứ 7, 02/09/2023 | 07:00
Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, Phòng PA05, Công an tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp cơ quan điều tra các cấp khởi tố 20 vụ, 46 đối tượng liên quan đến tội phạm "phi truyền thống".

Quảng Bình: 6 tháng đi biển, ngư dân một xã thu về hàng trăm tỷ đồng

Thứ 4, 23/08/2023 | 14:40
Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngư dân xã Cảnh Dương, vươn khơi đánh bắt hải sản được khoảng 3.000 tấn cá, tổng thu đạt gần 300 tỷ đồng.

Quảng Bình: Lý do nông dân chọn thợ hồ, bỏ hoang hơn 6000 ha đất lúa

Thứ 2, 14/08/2023 | 11:09
Toàn tỉnh Quảng Bình có 6.886ha diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang, không sản xuất vụ hè-thu, gây nên tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên đất hiện nay.
Cùng tác giả

Quảng Bình đón trên 318.000 lượt khách du lịch, thu 365 tỷ đồng

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:50
Tổng số du khách đến Quảng Bình trong 5 ngày lễ ước đạt 318.000 lượt. Thời tiết nắng nóng, các điểm tham quan du lịch sinh thái thu hút số lượng lớn du khách.

Một xã tại Quảng Bình có 30 hộ dân tự nguyện hiến đất làm đường

Thứ 4, 01/05/2024 | 20:01
Tại xã Vạn Ninh có 30 hộ dân tự nguyện hiến hơn 1.300 m2 đất, tháo dỡ gần 1.000m hàng rào kiên cố, 32 trụ cổng cùng nhiều tài sản trên đất khác... để mở rộng đường.

Quảng Bình: Đi tắm suối giữa trưa, 3 học sinh đuối nước tử vong

Thứ 4, 01/05/2024 | 17:30
Một vụ đuối nước thương tâm khiến 3 học sinh tử vong vừa xảy ra tại Quảng Bình trưa nay.

Cận cảnh rèm thạch nhũ khổng lồ đẹp "mê hồn" trong hang động mới phát hiện ở Quảng Bình

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:00
Qua quá trình tích tụ, bên trong hang động đã hình thành những lớp thạch nhũ như những tấm rèm khổng lồ nối nhau, có vẻ đẹp "mê hồn".

Quảng Bình liệu có cán đích bàn giao mặt bằng cao tốc đúng hạn?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:19
Sau nhiều lần gia hạn, tỉnh Quảng Bình quyết tâm hoàn thành dứt điểm công tác bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc – Nam trước ngày 30/4.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Xót xa đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết trong đêm

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:00
Đàn lợn sắp xuất chuồng của một hộ chăn nuôi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị điện giật ngay trong đêm.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Công ty cho công nhân nghỉ đến hết tháng 5

Thứ 6, 03/05/2024 | 21:05
Công ty gỗ Bình Minh, nơi xảy ra vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong, đã ra thông báo cho công nhân nghỉ việc đến hết ngày 31/5 để khắc phục sự cố.

Nghệ An: Chìm thuyền câu mực, hai thuyền viên mất tích trên biển

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Một thuyền câu mực của ngư dân ở Nghệ An bị gió lốc và sóng lớn đánh chìm trên biển, hiện tại 2 ngư dân trên tàu này đang mất tích.

Độc đáo những ngôi nhà sàn vách đất mùa hè mát, mùa đông ấm

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Không phải bởi gia cảnh khó khăn, mà những ngôi nhà sàn vách đất phù hợp với thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Và, gia chủ muốn bảo tồn nét văn hoá đặc sắc này.

Người “chữa lành”, kẻ “rách” thêm sau cơn mưa “vàng” ở Huế

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:52
Hai trạng thái cảm xúc, người vui kẻ khóc sau cơn mưa bất chợt kéo dài từ chiều tối qua (2/5) ở Thừa Thiên-Huế.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bình Phước: Người dân vùng biên phải trầy trật tìm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt hàng ngày

Thứ 6, 03/05/2024 | 13:00
Người dân tại huyện biên giới tỉnh Bình Phước phải trầy trật tìm nguồn nước để phục vụ sinh hoạt hàng ngày, cũng như tưới tiêu cho cây trồng.

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH thăm người bị thương vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 15:02
Đoàn công tác của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Bộ Công an đã đến thăm, động viên những người bị thương trong vụ nổ lò hơi tại tỉnh Đồng Nai.

Độc đáo những ngôi nhà sàn vách đất mùa hè mát, mùa đông ấm

Thứ 6, 03/05/2024 | 16:00
Không phải bởi gia cảnh khó khăn, mà những ngôi nhà sàn vách đất phù hợp với thời tiết khắc nghiệt nơi đây. Và, gia chủ muốn bảo tồn nét văn hoá đặc sắc này.

Nghệ An: Xót xa đàn lợn sắp xuất chuồng bị điện giật chết trong đêm

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:00
Đàn lợn sắp xuất chuồng của một hộ chăn nuôi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An bị điện giật ngay trong đêm.