Tại các cháu lớn nhanh quá

Tại các cháu lớn nhanh quá

Văn Công Hùng
Thứ 6, 06/10/2023 | 07:00
50
Sáng qua tôi uống cà phê với mấy bạn già, bàn bên mấy ông bố đang kể chuyện họp phụ huynh đầu năm cho con.

Giữa những mù mịt thông tin về... đóng tiền đầu năm học, một ông kể, ngồi họp đúng chỗ con ngồi học, chỉ một lúc mà mỏi, cả chân và lưng, vì bàn ghế quá thấp, nhỏ, không vừa khổ người. Mà con ông thì cao hơn ông cả cái đầu. Một ông khác: đúng đúng, mà lạ sao năm ngoái năm kia đã góp ý mà không thấy sửa.

Lại nhớ tôi cũng từng là phụ huynh và đi họp phụ huynh cho con, cũng từng thấy những cái bộ bàn ghế như thế, chả vừa khổ người tí nào, đùi chạm cạnh bàn và muốn viết thì phải gù gập người xuống.

Mà học sinh bây giờ, thể trạng cao lớn hơn bố mẹ là điều chắc chắn, và đấy là điều mừng cho dân tộc.

Con gái tôi thì mới khoe mua bộ ghế bàn chống gù cho con nó ngồi học ở nhà. Té ra bây giờ ngành thiết bị trường học rất phát triển, xã hội cần gì là họ đáp ứng. Đón trước “trào lưu” học sinh sẽ bị gù, họ sáng chế ra những bộ ghế chống gù, rất bổ ích và tiện lợi.

Thế mà ở trường học chính thống thì bàn ghế học sinh mấy chục năm vẫn y nguyên dù thể trạng trẻ em ngày càng khác, nhờ dinh dưỡng, nhờ cách nuôi dạy vân vân.

Té ra là thế này, cỡ kích bàn ghế cho học sinh đã được quy định lần gần nhất là cách đây... 12 năm. 12 năm ấy, biết bao đổi thay, từ ngoài xã hội cho tới trong trường học, riêng bàn ghế vẫn giữ nguyên.

Nhớ hồi ngay sau năm 1975, lứa học sinh tốt nghiệp phổ thông ở miền Bắc chúng tôi về Huế học đại học. Nhiều cái lạ lẫm, nhưng lạ nhất là cái ghế ngồi. Ghế kiêm bàn luôn, mỗi anh một cái, và vừa chằn chặn vì có khấc điều chỉnh. Ngoài Bắc, chiến tranh, ghế là 2 cây luồng ghép lại, bàn là nứa chẻ kết lại với nhau. Là hồi cấp hai, lên cấp ba có bàn ghế bằng gỗ, đứa nào đứa nấy bé loắt choắt nên cái sự gù nó ít.

Giờ, đứa nào đứa nấy lồng ngồng mà vẫn ngồi học trên những bộ bàn ghế được quy định kích thước từ mười hai năm trước thì đúng là khó hiểu.

Và té ra nữa là, muốn thay đổi, một mình nhà trường không thể làm được, nó phải qua nhiều nấc nhiều tầng, nhiều ngành nhiều cấp.

Đa chiều - Tại các cháu lớn nhanh quá

Kích thước bàn ghế trong trường học hiện nay được đánh giá là chưa phù hợp với thể trạng học sinh. Ảnh minh họa

Và té ra, search trên mạng, thì từ năm 2014, một số báo chí đã đề cập tới vấn đề này, ví dụ bài “Khổ vì bàn ghế... chuẩn” trên báo TN. Từ năm 2014 báo đã dẫn lời Giám đốc một sở GD&ĐT như thế này: “Thông tư 26 ngày 16.6.2011 của Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn quy định về tiêu chuẩn bàn ghế HS các cấp và đây là bộ chuẩn để các sở GD-ĐT tổ chức đóng. “Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện thì còn có những bất cập cần phải xem xét cho phù hợp”. Và theo Giám đốc này quy định của bộ bàn ghế hiện nay (2014) đối với bậc THPT là mặt bàn rộng 50 cm, bàn cao 69 cm. Mặt bàn rộng 50 cm sẽ làm cho phòng học chật, vì phòng học hiện tại nhỏ so với tiêu chuẩn mới ban hành. Còn chiều cao của bàn chỉ 69 cm nên thấp, gây khó khăn cho các em khi viết, đặc biệt là những em cao”- hết trích.

Nó có cái khó nữa là các lớp học phải học chung, có thể buổi sáng khối khác buổi chiều khối khác, nên bàn ghế hợp với lớp buổi sáng thì không hợp với buổi chiều và ngược lại. Mà lớp 1, hai chẳng hạn, thể trạng khác nhiều với lớp 4, 5...

Mang câu hỏi về bàn ghế đi hỏi một số chuyên gia giáo  dục, họ bảo cách tốt nhất là nghiên cứu làm bàn ghế thông minh, tự điều chỉnh được. Dễ thôi, nếu có chủ trương. Các em học sinh sẽ tự điều khiển độ cao thấp của bàn ghế để thích hợp với chiều cao của mình. Ngay cái hộc bàn cũng phải thay đổi vì cái ba lô bây giờ khác hẳn cái cặp sách ngày xưa. Sẵn ba lô nên học sinh bỏ vào đấy tất cả những gì có thể chứ cặp sách thì đúng nghĩa nó chỉ đựng sách vở thôi, nhỏ hơn cái ba lô rất nhiều. Tôi lại nhớ hồi học cấp ba hệ 10 ở miền Bắc, có đứa suốt năm học có mỗi một cuốn vở, ghi tất cả các môn vào đấy. Cuốn vở được cuộn tròn đút vào túi quần, không cần cặp kiếc gì hết.

Nhưng, vâng, cái chữ nhưng luôn đi kèm với những điều tưởng dễ ợt chúng ta nghĩ ra trong đầu, là vấn đề kinh phí. Thay toàn bộ bàn ghế cho cả nước ở tất cả các cấp học là ngốn một khoản kinh phí khá lớn nếu không muốn nói là khổng lồ. Chưa kể phải nghiên cứu cho thật sát, bởi những đứa học trò vùng cao ấy, nó có thể trạng khác xa học trò thành phố, ví dụ thế.

Vấn đề là nghiên cứu tới bao giờ, và kinh phí như thế nào?

Chứ lâu lâu chúng ta lại báo động sự gù, sự lệch xương vẹo cột sống, rồi sự cận, các bệnh về mắt... nó liên quan tới bàn ghế và cơ sở vật chất trường học. Từng có bảng chống lóa, có phấn không bụi, có giẻ lau không bằng vải vân vân, hy vọng sắp tới sẽ có những bộ bàn ghế thông minh, để con em chúng ta, những người sẽ làm rạng danh non sông đất nước nay mai, không bị gù, không bị cận, đủ để có thể sánh vai các cường quốc năm châu.

Nhớ ngày xưa đi học, chúng tôi được phân công mỗi tổ một tháng một lần, đi sơn lại bảng. Gọi là sơn cho oai, thực chất là lá khoai giã với nhọ nồi, bồ hóng, than pin cũ... chà lên bảng gỗ. Nhưng hồi ấy ít bị cận hơn giờ. Bàn ghế bằng luồng với nứa thì phụ huynh làm cho. Cứ ang áng mà làm, và cũng ít thấy người bị vẹo cột sống.

Phải chăng tội của các cháu học sinh hôm nay là... lớn nhanh quá, còn người lớn, cụ thể là các cơ quan có trách nhiệm thì sửa quy định lâu quá.

Thì chờ vậy.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Quảng Bình thống nhất không thu học phí học kỳ 1, năm học 2023-2024

Thứ 6, 29/09/2023 | 12:07
Nhằm chia sẻ khó khăn của người dân do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tỉnh Quảng Bình thống nhất chủ trương không thu học phí học kỳ I, năm học 2023-2024.

Địa phương nào miễn học phí năm học 2023 - 2024?

Thứ 7, 23/09/2023 | 08:18
Năm học 2023 - 2024 nhiều địa chi hàng trăm tỷ đồng, miễn giảm học phí cho học sinh các cấp.

Nhiều địa phương miễn, giảm học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024

Thứ 5, 21/09/2023 | 10:20
Năm học mới 2023-2024, nhiều tỉnh thành đã lên kế hoạch miễn, giảm học phí cho học sinh các cấp học.
Cùng tác giả

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Sông miền Tây ký ức và hiện tại...

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:00
Tôi đang được đi một chuyến dọc sông Tiền trên con tàu du lịch 5 sao nổi tiếng La Marguerite, và nghe và ngẫm và thấy nhiều chuyện hay.
Cùng chuyên mục

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.

Ta có nên định hướng 5 năm?...

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Năm năm, là một chặng đường đủ để một người nhìn nhận lại quá trình phát triển đã qua, và định hướng cho một lộ trình sắp tới.

Tản mạn về người miền Tây

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:00
Về miền Tây hàng trăm lần, tôi ngộ ra nhiều thứ chỉ có ở miền Tây. Chợ nổi và Nhà bè miền Tây mới có, dù Nhà Bè là địa danh ở Sài Gòn.

Hiểu như thế nào là tự do?

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Cứ mỗi chiều chiều, tầm hơn 5 giờ, là tôi cùng chú đi bộ ở Công Viên. Hai chú cháu trò chuyện với nhau đủ chuyện trên đời, nhưng nhiều nhất vẫn là câu chuyện về nhân tình thế thái. Cái lẽ sống ở đời. Sao cho mình được tự do?...

Nhà văn và Nhân vật

Thứ 2, 29/04/2024 | 07:00
Lịch sử văn chương Việt Nam đã chứng kiến một hiện tượng rất lạ, ấy là một nhân vật văn học đã tồn tại cùng với tác phẩm mà mình là nhân vật chính hàng hơn nửa thế kỷ, một tác phẩm nổi tiếng và nhân vật cũng nổi tiếng.
     
Nổi bật trong ngày

Ta có nên định hướng 5 năm?...

Thứ 5, 02/05/2024 | 07:00
Năm năm, là một chặng đường đủ để một người nhìn nhận lại quá trình phát triển đã qua, và định hướng cho một lộ trình sắp tới.

“Chữa lành” và vé tăng

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Chả hiểu sao gần đây cái câu “chữa lành” lại được nhiều người nhắc đến thế, dẫu nhiều người được hỏi là chữa lành cái gì, bèn... bẽn lẽn lắc đầu.