Tin tức Đời sống 28/2: Bộ phận bẩn nhất của lợn tuyệt đối không được ăn

Tin tức Đời sống 28/2: Bộ phận bẩn nhất của lợn tuyệt đối không được ăn

Thứ 4, 28/02/2024 | 12:28
0
Cập nhật tin tức đời sống ngày 28/2: Bộ phận bẩn nhất của lợn tuyệt đối không nên ăn; Phát hiện "ngược đời" về tác dụng của thói quen uống trà...

Bộ phận bẩn nhất của lợn tuyệt đối không nên ăn

Theo Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), phổi là một bộ phận hô hấp của lợn. Phổi lợn hay của bất kỳ loài động vật nào cũng là cơ quan nội tạng “bẩn” nhất. Phổi chứa vi khuẩn, bụi bẩn, các tạp chất mà cơ quan hô hấp đưa vào. Đây cũng là cơ quan dễ viêm nhiễm nhất. Đặc biệt, các chuyên gia thống kê động vật cũng có thể bị viêm phổi.

Theo kết quả kiểm nghiệm, 60% thành phần độc tố trong thức ăn chăn nuôi, các chất tạo nạc trong quá trình nuôi nhốt tồn tại trong phổi lợn. Ngoài ra, phổi còn nhiều đường khí quản để không khí lưu thông nên rất khó làm sạch. Vì vậy, khi chế biến các loài động vật từ gà, lợn, bò, dê… người dân thường bỏ bộ phận này đi.

Tuy nhiên, một số người vẫn thích món này nên bạn có thể ăn khoảng 1 tuần/lần, không ăn nhiều quá và chế biến thật sạch. Cụ thể, rửa phổi dưới vòi nước để nước có thể chảy vào các khí quản sau đó dốc sạch máu đọng, giảm mùi hôi. Bạn nên mua phổi tươi, sạch, có màu hồng, không ăn phổi thâm đen, tanh, hôi.

Lưu ý, quan niệm "ăn gì bổ nấy" không đúng. Tôi từng gặp bệnh nhân lao phổi hay viêm phổi mua phổi lợn về tẩm bổ. Đây là hành động sai lầm. Ngoài ra, trẻ nhỏ, người già không nên ăn phổi và các loại nội tạng khác của lợn.

Phát hiện "ngược đời" về tác dụng của thói quen uống trà

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra một tin vui bất ngờ khi xác minh mối lo ngại về "tác dụng phụ" của việc uống trà.

Có một quan niệm khá phổ biến rằng "uống trà dễ gây loãng xương", được ủng hộ bởi một số bằng chứng khoa học. Nhưng cũng có các bằng chứng phản bác lại.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Quân y số 3 và Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đi tìm câu trả lời bằng một nghiên cứu quy mô lớn.

Đời sống - Tin tức Đời sống 28/2: Bộ phận bẩn nhất của lợn tuyệt đối không được ăn

Theo bài công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, họ đã phân tích dữ liệu của hơn 56.000 người để đánh giá tác động nhân quả giữa lượng trà tiêu thụ và mật độ khoáng xương tổng thể.

Các tác giả cho biết quyết định nghiên cứu này dựa trên mối lo ngại đã được đưa ra thông qua một số bằng chứng khoa học trước đó, cho rằng tiêu thụ nhiều caffeine sẽ cản trở sự hấp thụ canxi trong đường tiêu hóa, tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.

Trong đồ uống caffeine, trà bị "kết tội" nhiều nhất vì còn chứa cả oxalat, được cho là có thể liên kết với các ion canxi, dẫn đến mất canxi từ xương.

Tuy nhiên, kết quả từ nghiên cứu mới cho thấy điều ngược lại: Mật độ khoáng xương đối với người thường xuyên uống trà còn cao hơn so với những người khác, đặc biệt là nhóm tuổi 45-60.

Từ các dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu kết luận rằng mọi người có thể sử dụng trà như một phương pháp phòng ngừa bệnh loãng xương, với liều khuyến nghị là khoảng 7 chén trà nhỏ trở lên mỗi ngày.

Một nghiên cứu khác từ Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) thậm chí chứng minh thói quen uống trà lâu dài không chỉ không gây loãng xương mà còn là phương pháp góp phần làm tăng mật độ xương.

Tác dụng ngoài mong đợi của trà được quy cho chất chất chống oxy hóa, chống viêm rất tốt trong trà, hỗ trợ tạo xương và ức chế tiêu xương, điều chỉnh quá trình trao đổi chất từ xương. Trong đó, tác dụng mạnh nhất ghi nhận ở catechin, thành phần cực dồi dào trong trà.

Một nghiên cứu khác từ Hàn Quốc thì khuyến nghị mức độ uống trà để phòng loãng xương là 1-3 tách lớn mỗi ngày, trong khi một nghiên cứu từ Úc chỉ ra mật độ xương hông sẽ cao hơn 2,8% ở người uống trà.

WHO cảnh báo hơn một nửa thế giới có nguy cơ mắc bệnh sởi vào năm 2024

Bà Natasha Crowcroft - Cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em, bởi sởi là một loại vi-rút lây lan qua không khí rất cao, chủ yếu ảnh hưởng đến các bé dưới 5 tuổi.

Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát bệnh sởi cao hoặc rất cao vào cuối năm 2024, trừ khi các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp được thực hiện, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm 20/2.

Các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực, chủ yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 khi hệ thống y tế bị quá tải và tụt hậu trong việc tiêm chủng định kỳ cho các bệnh có thể phòng ngừa được.

Theo bà Natasha Crowcroft - Cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO: “Điều chúng tôi lo lắng là năm nay, 2024, chúng ta có những khoảng trống lớn trong các chương trình tiêm chủng và nếu chúng ta không nhanh chóng lấp đầy chúng bằng vắc xin, bệnh sởi sẽ nhảy vào khoảng trống đó”.

“Từ dữ liệu được CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) đưa ra dựa trên dữ liệu của WHO, cho thấy hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát cao hoặc rất cao bởi đại dịch vào cuối năm nay", cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO cho biết.

Bà Natasha Crowcroft kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em, bởi sởi là một loại vi-rút lây lan qua không khí rất cao, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Theo WHO, bệnh này có thể được ngăn ngừa bằng hai liều vắc xin và hơn 50 triệu ca tử vong đã được ngăn chặn kể từ năm 2000.

Bà Crowcroft kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em, nhận xét rằng các chính phủ "thiếu cam kết" trước những vấn đề như khủng hoảng kinh tế và xung đột.

Theo dữ liệu của WHO, số ca mắc bệnh trong năm 2023 đã tăng 79%, lên hơn 300.000 trường hợp, và con số này được cho là chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số người nhiễm thực tế.

Các đợt bùng phát đã được báo cáo ở tất cả các khu vực mà WHO quản lý, ngoại trừ châu Mỹ, mặc dù bà Crowcroft cảnh báo rằng những đợt bùng phát này có thể xảy ra.

Bà Crowcroft nhận định tỷ lệ tử vong do bệnh sởi cao hơn ở các nước nghèo là do hệ thống y tế yếu kém, đồng thời cho biết thêm rằng dịch bệnh và tử vong đồng thời là rủi ro đối với các nước thu nhập trung bình và cao. "Chúng ta đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát bệnh sởi trên khắp thế giới và các nước có thu nhập trung bình thực sự bị ảnh hưởng. Và chúng tôi lo ngại rằng diễn tiến dịch bệnh sởi trong năm nay có thể sẽ tương tự như năm 2019", bà Crowcroft.

T.M (tổng hợp)

Tin tức Đời sống 27/2: Đột quỵ ở người trẻ tăng nhanh, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Thứ 3, 27/02/2024 | 11:51
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/2: Cách xử lý nhanh khi trẻ bị hóc; Món ăn khiến bé gái phải chạy thận suốt đời...

Đồng bằng sông Cửu Long: Tiếp tục đổi mới, sáng tạo sản phẩm du lịch

Thứ 2, 26/02/2024 | 20:11
Năm 2023, ĐBSCL đã đón 44.952.080 lượt du khách, tăng 20,4% so với năm 2022; đạt tổng doanh thu khoảng 45.743 tỷ đồng, tăng 42,59% so với cùng kỳ năm 2022.

Người đồng đội giàu hơn cả Messi, gia thế thuộc hàng siêu khủng, có cuộc sống như mơ

Thứ 2, 26/02/2024 | 19:10
Người đồng đội này của Messi có xuất thân không hề tầm thường.

Khởi tố đối tượng ngáo đá ném bé trai 3 tuổi xuống sông

Thứ 2, 26/02/2024 | 14:19
Sau khi sử dụng ma túy, Hải đi đến chỗ bé trai 3 tuổi đang ngồi, rồi bất ngờ ôm bé ném xuống sông Cái Nứa. Gây án xong, đối tượng bỏ đi khỏi hiện trường.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Loại quả “chua chát” xưa không ai ngó nay thành đặc sản 100.000 đồng/kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:25
Có vị chát, lại có cả vị chua vậy mà cả ngàn người vẫn đổ xô tìm mua thứ quả rừng Tây Bắc này về thưởng thức cho thỏa cơn thèm.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Loại quả dại "nhỏ xíu" trước rụng đầy gốc không ai nhặt nay "đắt như tôm tươi"

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:30
Từ loại quả dại ít người để ý nhưng với hương vị độc đáo nó bỗng trở thành thứ quà đặc biệt khiến nhiều người săn lùng dù đắt đỏ, có khi lên đến 120.000 đồng.

Người đàn ông bán con chim nặng 1,1kg với giá với giá 4,3 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Một người đàn ông đã bán một con chim ưng với giá gần 4,3 tỷ đồng trong một cuộc đấu giá.

Anh nông dân bỏ túi 7 tỷ đồng nhờ trồng cây quen thuộc theo cách "chẳng giống ai"

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:30
Khởi nghiệp tại quê hương, nông dân Nguyễn Hữu Tấn đã trồng loại cây quen thuộc "nhiều người mê", không ngờ mỗi năm sản lượng trên 200 tấn, tổng thu gần 7 tỷ đồng.